Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Tài sản vô giá, thiêng liêng và bền vững của hai dân tộc (*)

http://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/tai-san-vo-gia-thieng-lieng-va-ben-vung-cua-hai-dan-toc-510744

Việt Tân và chiêu trò lừa bịp của “bạch tuộc nhiều vòi”

http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Viet-Tan-va-chieu-tro-lua-bip-cua-bach-tuoc-nhieu-voi-439168/

Chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là giải pháp có tính chất sống còn

http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-la-giai-phap-co-tinh-chat-song-con-438937/

Đấu tranh chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" phải đồng bộ, rộng khắp

http://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/dau-tranh-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-phai-dong-bo-rong-khap-510514

Nhận diện một số "nhà dân chủ" dính bẫy tiền, làm con rối cho Việt Tân


http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Nhan-dien-mot-so-nha-dan-chu-dinh-bay-tien-lam-con-roi-cho-Viet-Tan-443093/

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Về một “giải thưởng” khó hiểu

http://www.tuyengiao.vn/Home/Bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-Dang/99449/Ve-mot-giai-thuong-kho-hieu

Không thể xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam

http://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/khong-the-xuyen-tac-duong-loi-doi-ngoai-cua-viet-nam-509728

Cảnh giác với những lời sáo rỗng, mị dân, xuyên tạc sự thật

http://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/canh-giac-voi-nhung-loi-sao-rong-mi-dan-xuyen-tac-su-that-510291

Đấu tranh với những hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước


http://tapchiqptd.vn/vi/lam-that-bai-chien-luoc-dbhb/dau-tranh-voi-nhung-hoat-dong-loi-dung-quyen-tu-do-tin-nguong-ton-giao-de-chong-pha-dang-nha-nuoc/10219.html

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

LINH MỤC NGUYỄN ĐÌNH THỤC HÃY LẮNG NGHE TIẾNG KHẨN NÀI CỦA CON CHIÊN

Hồng Thủy
Thời gian vừa qua, những hành vi, hành động “trái cả việc đạo và cũng trái cả việc đời” của linh mục Nguyễn Đình Thục xảy ra ở các địa phương của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã gây nên những sự nghi hoặc về bổn phận của một vị linh mục cũng như việc thực hiện đường hướng của Giáo hội Công giáo Việt Nam, làm cho cộng đồng giáo dân chính trực ở Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng và phần lớn nhân dân Việt Nam nói chung không một chút hài lòng và hết sức bất bình, phẫn nộ.
Xâu chuỗi tất cả những hành vi, việc làm từ năm 2012 đến nay của linh mục Nguyễn Đình Thục cho thấy, linh mục Nguyễn Đình Thục đã thực hiện một mưu đồ riêng hoàn toàn trái với giáo luật, đường hướng của Giáo hội công giáo và Luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Nhận rõ những điều này, không ít những người Việt Nam yêu nước, cả những cựu chiến binh, những người dân Lương - Giáo ở Nghệ An, Hà Tĩnh rất phẫn nộ và đã kịch liệt phản đối. Ngay trong cộng đồng Ki tô hữu Giáo phận Vinh đã có nhiều người Công giáo đã suy ngẫm, lo lắng, nhận thấy hành động của chính chủ chăn của mình có điều gì đó không ổn, không có một chút nào đúng với lời dạy của Thiên Chúa.
Một giáo dân giáo xứ Song Ngọc đi biểu tình, khiếu kiện Formosa theo ý chỉ của linh mục Nguyễn Đình Thục nhận thấy những hành vi, việc làm cố chấp, bất khoan dung, có cả những vi phạm pháp luật, những việc làm trái với đạo lý Kitô giáo của linh mục, đã viết Tâm thư gửi cho linh mục Nguyễn Đình Thục:
“Thưa Cha Thục chúng con chính là người đội mũ, cầm cờ, bịt khẩu trang tháp tùng đứng cạnh cha lúc cha cầm loa lên nói lần đầu, chúng con đã rưng rưng lệ, nhưng rồi dần dần những giọt nước mắt đó khô cứng trên gò má của con và rồi con tự nhủ, hãy can đảm lên xem cha của chúng ta là ai? Đến bây giờ việc của cha làm đã cho chúng con một câu trả lời thật phũ phàng thưa cha: “Cha không phải là một vị linh mục theo đúng nghĩa được Thiên chúa mời gọi!”. Chúng con thật sự thất vọng và thật sự xấu hổ khi đi cùng cha. Chúng con đầu tiên cũng nhầm tưởng cha vì lẽ sống, vì lẽ công bằng mà tập hợp chúng con đi khiếu kiện, nhưng càng đi càng nghe nhiều cuộc điện đàm bàn công chuyện của cha với một nhóm người nào đó thì chúng con thấy thật là trớ trêu. Chúng con nhận ra một điều rằng Giáo Hội chỉ đặt mình trong dòng chảy tự nhiên của truyền thống Kitô giáo và là đòi hỏi nội tại trong chính sứ mạng loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, khi cha can thiệp vào các vấn đề xã hội, đâu là tương quan giữa Giáo Hội và chính quyền?. Điều này cha có lý giải được không?.
Thưa cha, việc tập đoàn Formosa vào Việt Nam, gây thảm họa môi trường đã rõ như ban ngày, chính phủ đã nỗ lực vào cuộc để khôi phục lại tình hình, chính tập đoàn Fomosa - kẻ trực tiếp gây ra thảm họa đã nhận trách nhiệm, nhận tội trước nhân dân, bây giờ cha lại kêu gọi chúng con đi khiếu kiện, giờ đây chúng con không biết kiện về cái gì, chúng con có thiệt hại gì đâu?
Cha hãy dừng lại đi, trả lại thời gian cho chúng con đi làm ăn, trả lại sự yên bình vốn dĩ đã có từ trước khi cha về với Song Ngọc đi.
Theo đoàn mà lòng quặn đau, đau không phải vì đói mệt, không phải vì chân đạp đá, đau không phải vì đường xa mà đau ở đây chính là nỗi đau vì một vị linh mục là chủ chăn dẫn con chiên như đi đòi công lý mà giáo hội cũng phải lên tiếng vì xấu hổ, công lý chúng con có bị ai lấy mất đâu? Chúng con vẫn đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, cơ sở vật chất nhà thờ nhà nguyện được chính quyền các cấp quan tâm cho xây dựng, tu sửa, thiếu đói giáp hạt có chính phủ quan tâm, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cứu trợ, khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế, người già được trợ cấp... Thật sai lầm khi chúng con đồng hành cùng cha đi khiếu kiện.
Chúng con tin rằng trong đoàn con chiên đi theo cha cả ngày hôm nay, chính chúng con là những người sinh ra và lớn lên trên miền quê Song Ngọc này trước cha, cha chỉ mới đáng tuổi con của chúng con thôi, nhưng vì cha được phong chức Linh mục, chúng con làm con chiên nên phục tùng, nhưng chúng con cũng chịu khó đọc Huấn thị Bộ Truyền giáo gửi cho các Ðấng Bản Quyền tại Việt Nam năm 1659 có đoạn “...Hãy giảng cho tín hữu bổn phận trung thành với Nhà Nước, dù các vị cầm quyền là những người khó khăn. Ở chỗ riêng tư cũng như ở nơi công cộng, đừng chỉ trích việc làm các nhà cầm quyền, ngay cả những vị đang bắt bớ anh em....” (Số 11/III). Đọc và suy ngẫm những điều này tự chúng con cũng nhận thấy cha đang ở đâu?. Và hành động như thế nào trong thời gian vừa qua?
Việc làm của cha đã đi đúng với đường hướng của giáo hội chưa?. Chính cha chứ không ai khác đang làm cho giáo hội công giáo bị mai một giữa cuộc sống trần tục. Nếu không mau tỉnh ngộ thì chính cha là tác nhân làm mất đi những Huấn từ của Chúa, mất đi hình ảnh, khiêm nhường, bác ái mà Đức Kitô đã truyền dạy cho hậu thế hôm nay.
Trên Facebook của một giáo dân đã khẩn cầu linh mục Nguyễn Đình Thục: “Xin Cha nên dừng lại tất cả, bởi nếu xung đột tiếp tục xảy ra thì hậu quả sẽ là khôn lường và khi đó tin chắc không một đấng bề trên nào có thể cứu cha khỏi những điều xấu sắp sửa đến! A Men. Nhân danh Thiên chúa toàn năng, xin Ngài hãy chỉ cho tôi tớ của Ngài là Cha JB Nguyễn Đình Thục thấy được điều hay, nẻo thiện. Điều đó cần cho sự phát triển ôn hòa, đúng hướng của hội thánh!”.

Theo ý kiến của một người công giáo về những hành động của linh mục Nguyễn Đình Thục trong thời gian vừa qua đã gửi về tòa soạn Báo Nghệ An với thông điệp: “Chúng con cầu nguyện cho cha Thục nhận ra mình đang làm trái với đạo Chúa”, trong đó có bày tỏ rõ: “Cha Thục ơi! Chúng con đang theo dõi sát tình hình, cha đi đâu, làm gì, nhận tiền của ai để về làm hại đất nước, làm hại dân chúa chúng con đều biết. Cha hãy tỉnh ngộ để chúng con không phải vào chốn lao tù thăm một vị chủ chăn. Những việc cha đang làm đáng phải nghiêm trị, đối với người Công giáo đó là hỏa ngục của những người phản lại Thiên Chúa Tình Yêu”.
Tất cả những hành vi, việc làm của linh mục Nguyễn Đình Thục trong thời gian vừa qua đã phá hoại truyền thống đoàn kết Lương - Giáo của dân tộc Việt Nam, làm cho diện mạo tôn giáo tại Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng trở nên xấu đi, làm cho dư luận rất bất bình. Trong cộng đồng công giáo, còn có rất nhiều người phản đối linh mục Thục với nhiều hình thức khác nhau, có cả tâm thư, thơ, vè..., đặc biệt có không ít giáo dân nhận biết được việc làm của linh mục Thục là sai lẩm, nhưng vẫn ủng hộ, “nịnh cha” làm đẹp lòng cha “vâng ý cha” để biểu tình, khiếu kiện, bởi vì một mặt là họ sợ bị cô lập bởi chính vị chủ chăn của mình. Mặt khác để tránh mang tiếng chống lại Giáo hội nên họ a dua làm theo. Mặc dù trong lòng họ không khâm phục, không muốn đi biểu tình, khiếu kiện, nhưng họ đã không đủ can đảm để thốt nên lời. Thiết nghĩ vị chủ chăn Nguyễn Đình Thục hãy lắng nghe tiếng khẩn cầu từ trái tim của con chiên./.

LẠI MỘT CHIÊU TRÒ KHÁC NHƯNG MỤC ĐÍCH THÌ KHÔNG THAY ĐỔI!


                                                             Nam
          Hiện nay, trên mạng internet các thế lực thù địch phát tán phần mềm trò chơi bạo lực cấp độ 12+ mang tên “Lấy lại quê hương” được điều hành bởi nhà cung cấp dịch vụ Google. Tác giả của phần mềm trò chơi là Phạm Quốc Thiều, hiện đang sinh sống tại Canifornia, Hoa Kỳ. Trò chơi được thiết kế theo kiểu bạo lực đối kháng giữa hai bên, một bên đại diện cho người dân, một bên được cho là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta với những biệt danh chúng lấy từ thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch.
          Từ trước đến nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước móc nối với nhau sử dụng các chiêu trò như: dùng truyền thông, phát tán tài liệu, lợi dụng truyền đạo của các tôn giáo, lợi dụng du lịch, lợi dụng tự do báo chí…thì nay chúng lại “làm trò ảo thuật mới” là móc nối với nhau, thuê thiết kế các phần mềm trò chơi rồi tung lên mạng internet. Trong phần mềm đó “không chỉ là trò chơi” mà chúng cố tình để thực hiện mục đích chống phá, đưa nội dung bạo lực, phản động hòng đưa người chơi vào các trò chơi này rồi từ đó chúng đưa những thông tin sai lệch, chống phá Đảng, Nhà nước, bôi xấu sai sự thật đối với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước… chúng tập trung vào những người còn trẻ (đối tượng người chơi, người truy cập), không quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội của đất nước, chưa có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm hòng để lung lạc, dần dần làm biến chất của một bộ phận những người trẻ trong xã hội.

          Thực chất, các thế lực thù địch ngày càng sử dụng đa dạng các phương tiện, thiết bị với những chiêu trò khác nhau nhưng mục đích chính trị của chúng thì không thay đổi là: chống phá nhằm làm giảm uy tín của Đảng, giảm uy tín của các đồng chí lãnh đạo cao cấp, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc đi đến xóa bỏ chế độ chính trị ở Việt Nam. Hiện tại, phần mềm này còn thô sơ, đơn điệu nhưng không loại trừ khả năng trở thành trào lưu thiết kế thiết kế phần mềm trò chơi mang xu hướng “chính trị hóa”. Hãy “cảnh giác”, “thông minh”, có bản lĩnh khi truy cập các trang mạng hoặc tham gia các trò chơi online kẻo bị lừa!

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Xa dân - một biểu hiện của suy thoái đạo đức và giải pháp khắc phục

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XI/2013/21478/Xa-dan-mot-bieu-hien-cua-suy-thoai-dao-duc-va.aspx

NHẬN DIỆN MỘT SỐ THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ PHỔ BIẾN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY


Cương Trực
Trong kỷ nguyên số, bên cạnh những tiện ích, mạng xã hội được xem là “mảnh đất vàng” để chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam. Chúng triệt để lợi dụng môi trường mở của mạng xã hội để tiến hành hoạt động chống phá một cách điên cuồng, không từ thủ đoạn xuyên tạc, bôi đen, bịa đặt hòng gây chia rẽ nội bộ, kích động, đả phá vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta… Chúng thường tiến hành một số thủ đoạn phổ biến như sau:
Một là, lập các trang web, blog, facebook cùng tên, giả mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những người có uy tín… để thông qua đó tung tin bịa đặt, gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội, nhất là trước những sự kiện lớn, những vấn đề nhạy cảm. Để chiếm lòng tin, chúng thường đan cài một vài chi tiết, thông tin xuyên tạc sự thật vào những bài viết, những thông tin chính xác hoặc không đề cập trực diện vấn đề mà tung hỏa mù, đánh lộn sòng đen trắng… nếu người đọc không tỉnh táo sẽ suy nghĩ lệch lạc và dễ dẫn đến hành vi sai trái.
Hai là, mở một blog, facebook ảo, ẩn danh rồi chia sẻ bài viết từ nhiều blog, facebook khác, sao chép, dẫn đường link từ các trang mạng, báo đài, bài viết, bình luận, quan điểm, tư tưởng thù địch… Lợi dụng tốc độ lan truyền khủng khiếp của mạng xã hội, các thế lực thù địch tán phát rộng rãi các thông tin sai lệch tới người đọc. Blog, facebook trở thành hàng ngàn tờ báo phát hành một cách tự phát, gần như không ai thể ngăn chặn hay kiểm duyệt.
Ba là, lập các diễn đàn, website, blog, facebook trên mạng để tổ chức các cuộc hội thảo, xúi giục một số người viết “thư góp ý”, “hồi ký”; lợi dụng phản biện xã hội để xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước, gây chia rẽ nội bộ, kích động tư tưởng chống đối, phá hoại mối đại đoàn kết toàn dân tộc...
Bốn là, lợi dụng mạng xã hội để đưa tin, kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ tài chính từ một số tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài. Đặc biệt, để khuếch trương thanh thế, các thế lực phản động ở hải ngoại móc ngoặc với đài: BBC, VOA, RFA, RFI… và các phần tử chống đối trong nước sẵn sàng ghi hình, tung các nội dung cắt ghép sai sự thật lên mạng xã hội để tập hợp lực lượng hòng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm hại an ninh và chủ quyền quốc gia, dân tộc.
Năm là, các thế lực thù địch, phản động lập ra các tổ, nhóm biệt kích mạng nhằm đánh sập tất cả các tài khoản facebook, zalo, blog đưa tin chính thống, các diễn đàn, hội nhóm được điều hành bởi những admin yêu nước Chúng phát động chiến dịch phá hoại các facebooker, bloger có avatar treo cờ đỏ sao vàng, ảnh Bác Hồ, ủng hộ thể chế chính trị, nhà nước Việt Nam, hoặc có những comment vạch trần bản chất của những nhà “dân chủ yêu nước”, “Việt Tân”...
Như vậy, có thể thấy, những chiêu trò các thế lực thù địch tiến hành rất đa dạng, phong phú, được tính toán tinh vi, phối hợp trong - ngoài nhịp nhàng, tổ chức bài bản và có mục tiêu cụ thể. Do đó, cần nghiên cứu, vạch rõ chân diện thủ đoạn của chúng để cộng đồng mạng và toàn xã hội nhận thức một cách minh bạch, cắt đứt cơ sở tồn tại, khiến chúng không còn “đất sống” và tiếp tục cam chịu sự thất bại như đã từng thất bại.


SỰ LÚ LẪN TỆ HẠI CỦA BÙI QUANG VƠM


.
Khuê Minh
Vừa qua, lợi dụng vụ việc xảy ra tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), Đồng Tâm, Mỹ Đức (Hà Nội) các đối tượng phản động trong và ngoài nước tán phát nhiều tài liệu, clip, hình ảnh có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta; đồng thời, cổ suý cho những hành vi vi phạm pháp luật, điển hình như bài viết “Đồng Tâm, Lộc Hà, tổng biểu tình và Xô viết Nghệ - Tĩnh” của đối tượng Bùi Quang Vơm.
Chắc có lẽ những người quan tâm đến vấn đề chính trị ở nước ta đã không lạ lẫm gì với gương mặt quen thuộc Bùi Quang Vơm, một kẻ có học thức nhưng lại có cái nhìn lệch lạc trong các vấn đề đất nước, mảnh đất đã chôn nhau, cắt rốn cho hắn lúc chào đời. Bởi lẽ, tất cả người dân Việt Nam yêu nước chân chính đều hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc, trong đó có phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng có ý nghĩa hết sức to lớn. Cao trào cách mạng cùng sự ra đời của chính quyền Xô viết là kết tinh sức mạnh to lớn của khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này, đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam.
Vậy mà một kẻ mang danh “tiến sĩ” như Bùi Quang Vơm lại lú lẫn một cách tệ hại khi so sánh Xô viết Nghệ - Tĩnh với các vụ việc vi phạm pháp luật vừa qua ở một số địa phương. Tựu chung, Bùi Quang Vơm vẫn theo lối “bình cũ, rượu mới”, mục đích không ngoài khuếch trương thanh thế, kiếm chút đôla và để không bị “lạc lõng” giữa “bầy đàn” dân chủ phản động. Là những người dân Việt Nam yêu nước, chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn hoạt động thâm độc của bè lũ phản động lợi dụng dân chủ, tuyên truyền chống Đảng, chống Nhà nước như Bùi Quang Vơm.




HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ


Tây Nam Bộ còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 13 tỉnh, thành phố là: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.
Tây Nam Bộ có khoảng 1,3 triệu người dân tộc Khơme sống tập trung ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang. Tây Nam Bộ có vùng biển rộng tiếp giáp với các nước trong khối ASEAN, với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ (trong đó 40 đảo có dân sinh sống); có 17 huyện chạy ven Biển Đông bao bọc cả vùng Tây Nam Bộ với 700km bờ biển; có 339,6km biên giới trên bộ tiếp giáp với Cămpuchia ở phía Tây Nam, gồm 7 huyện là: Đức Huệ, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Tân Hồng, Hồng Ngự, An Phú, Tân Châu; có ba cửa khẩu quốc tế và bốn cửa khẩu quốc gia. Tây Nam Bộ còn có hải phận giáp với Thái Lan, Cămpuchia thuộc hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Do vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, nên đây là vùng đất mà trong quá khứ kẻ thù đã nhiều lần xâm nhập để thực hiện mưu đồ chống phá nước ta. Hiện nay, Tây Nam Bộ vẫn còn nhiều bất cập trước yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, nhất là khu vực nông thôn vùng lũ. Sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp xã hội có xu hướng ngày càng gia tăng cũng là nguyên nhân sâu xa của những khác biệt, mâu thuẫn và khả năng bất ổn chính trị ở khu vực Tây Nam Bộ.
          Năm 2006 và sáu tháng đầu năm 2007, một số tổ chức phản động Khơme Crôm trong nước Cămpuchia và ở nước ngoài đã hoạt động ráo riết, tác động mạnh đến các tỉnh Tây Nam Bộ. Bọn chúng đã vu cáo về cái gọi là “Việt Nam lạm dụng nhân quyền đối với người Khơme ở các địa phương Tây Nam Bộ”. Chúng bịa đặt rằng, "Chính phủ Việt Nam đang thực thi chính sách phân biệt đối xử với người Khơme", rằng "đồng bào Khơme không được tự do thực hiện các quyền tự do tôn giáo" và "là đối tượng dễ bị bắt giữ"… Với những luận điệu vu cáo này, các thế lực chống đối đã cố tình xuyên tạc cuộc sống hiện nay của đông đảo đồng bào Khơme Nam Bộ, nhằm phá hoại sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời, chúng còn kích động, lôi kéo người dân Khơme ở Nam Bộ tham gia vào các hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam với ý đồ là: ''giải phóng đất nước Khơme Crôm, thoát khỏi ách thống trị của Việt Nam; xây dựng một nhà nước độc lập có chủ quyền cho người Khơme Nam Bộ". Chúng còn tuyên bố, lãnh thổ Khơme Crôm bao gồm toàn bộ khu vực Nam Bộ của Việt Nam với diện tích 67.700km2, phía Bắc giáp Vương quốc Chămpa, phía Tây giáp Vương quốc Cămpuchia, phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, với dân số 12 triệu người...
          Trên thực tế, từ nhiều năm nay, cuộc sống của người Khơme Tây Nam Bộ, cũng như các vấn đề dân tộc, tôn giáo, luôn là đề tài bị các thế lực phản động sử dụng, gây mâu thuẫn và phá vỡ khối đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam, tạo bất ổn ở các địa phương vùng Tây Nam Bộ. Các thế lực thù địch hy vọng rằng, với những hành động sai trái này, chúng sẽ nhanh chóng thực hiện được mưu đồ chia cắt lãnh thổ của Việt Nam. Các thế lực chống đối còn toan tính dựng lên những câu chuyện bịa đặt về các vấn đề nhân quyền liên quan đến đồng bào Khơme, nhằm phá hoại sự đoàn kết các dân tộc ở khu vực Tây Nam Bộ; kích động người dân đòi cái gọi là "tự do, độc lập cho người Khơme Crôm"; đòi ly khai thành lập nhà nước riêng lấy tên là "Nhà nước Khơme Crôm"...
          Thực tiễn cho thấy, với chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã giúp đồng bào Khơme đang ngày càng gắn kết với các dân tộc anh em khác và đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Các quyền của các dân tộc, trong đó có dân tộc Khơme, như: quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình… đều được tôn trọng và bảo vệ.
          Sự tôn trọng này được ghi rõ trong Hiến pháp Việt Nam và thực hiện trong thực tế. Đây chính là động lực, tạo sinh khí phấn khởi, giúp hơn 1,2 triệu đồng bào Khơme vùng Tây Nam Bộ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, với Chỉ thị 68/CT-TW của Ban Bí thư về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơme, Nhà nước đã đầu tư trên 1.000 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng cho hơn 200 xã vùng đồng bào Khơme, tạo điều kiện cho đồng bào và sư sãi trùng tu xây dựng 108 chùa, hỗ trợ nhà ở ổn định cho trên 60 nghìn hộ Khơme nghèo, hơn 100 nghìn lượt hộ được hỗ trợ đời sống và vốn sản xuất trên 150 tỷ đồng. Hơn 80% số hộ có phương tiện nghe nhìn, được học chữ Khơme. Hàng năm, các lễ hội của người Khơme đều được tổ chức trọng thể theo đúng truyền thống của dân tộc Khơme...
Hiện nay, các thế lực thù địch và bọn phản động, cực đoan trong tôn giáo, dân tộc vẫn tiếp tục hoạt động chống phá, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, kích động “tự diễn biến” trong nội bộ, lợi dụng những vấn đề nhạy cảm trong xã hội để kích động ly khai, gây mâu thuẫn nội bộ, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước... Do đó, mỗi chúng ta cần cảnh giác, tỉnh táo, kịp thời vạch trần bộ mặt phản động, không để mắc mưu lừa dụ, lôi kéo của chúng.


Đằng sau những “thư ngỏ”, “tâm thư” đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng

http://www.tuyengiao.vn/Home/Bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-Dang/98215/Dang-sau-nhung-thu-ngo-tam-thu-doi-xoa-bo-vai-tro-lanh-dao-cua-Dang

Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”


http://www.tuyengiao.vn/Home/Bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-Dang/100749/Tang-cuong-dau-tranh-ngan-chan-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa

Điểm qua một số tổ chức phản động tại nước ngoài có các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam


                                  TM
Để tiếp tay cho các hoạt động chống phá chính quyền, kích động ly khai dân tộc trong nước, các tổ chức phản động trong nước đều có sự tiếp tay của các thế lực thù địch ở nước ngoài, luôn tìm mọi cách để chống phá thành quả cách mạng nước ta. Điển hình là một số tổ chức phản động sau:
1. Đảng Việt Tân
Tiền thân là "Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam" do Hoàng Cơ Minh cầm đầu. Tổ chức này được thành lập ngày 10.9.1982, tại một vùng rừng núi hẻo lánh ở biên giới Thái Lan - Lào, để từ đó làm bàn đạp đưa các nhóm vũ trang xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam xây dựng địa bàn, hoạt động phá hoại, kích động ly khai... Việt Tân là một tổ chức có thực lực nhất trong số các tổ chức phản động đã tiến hành nhiều hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia nước ta, đã bị quốc tế và Việt Nam liệt kê vào danh sách những tổ chức khủng bố. Cầm đầu tổ chức này hiện nay là Lý Thái Hùng.
2. Đảng Vì dân
Từ đầu năm 2006, trên các phương tiện thông tin đại chúng của các tổ chức phản động người Việt lưu vong đã tuyên truyền về sự xuất hiện của cái gọi là "đảng Vì dân" ở Mỹ do Nguyễn Công Bằng và Trịnh Ngọc Anh cầm đầu. Thực chất, "đảng Vì dân" là tập hợp một số tên phản động người Việt lợi dụng chiêu bài "tự do, dân chủ, nhân quyền" để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
3. Uỷ ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam
Tổ chức này thành lập năm 1976; có trụ sở tại Paris (Pháp); đối tượng cầm đầu hiện nay là Võ Văn Ái. Được sự hỗ trợ của Pháp và nhất là của ''Qũy quốc gia hỗ trợ dân chủ'' của Mỹ (NED), Võ Văn Ái đã sử dụng tờ báo ''Quê Mẹ'' làm cơ quan ngôn luận để truyền truyền nói xấu Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tự do tôn giáo; đòi đa nguyên, đa đảng. Tổ chức này đã phát triển được nhiều chi hội ở các nước như: Ba Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Úc...
Tổ chức Thông luận. Thành lập năm 1983; đối tượng cầm đầu là Nguyễn Gia Kiểng; có trụ sở tại Lognes (Pháp) và các chi nhánh ở Đức, Mỹ, Ba Lan. Chủ trương hoạt động của tổ chức này là đòi ''đa nguyên chính trị, hòa giải và hòa hợp dân tộc'' nhằm đẩy mạnh các hoạt động chống phá trong nước trên lĩnh vực ''dân chủ, nhân quyền'', liên kết các lực lượng chống đối trong và ngoài nước. Từ đầu năm 2000, phong trào này đổi thành "Tập hợp dân chủ đa nguyên”.
4. Khối 8406
Đây là một tổ chức chính trị được thành lập nhằm chống phá Nhà nước ta dưới hình thức kêu gọi dân chủ, đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Tên "Khối 8406" xuất phát từ tuyên ngôn công bố ngày 8.4.2006 của nhóm này. Một số thành viên của tổ chức này đã bị bắt và xét xử vì tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: Nguyễn Văn Lý, Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân...
5. Quỹ người Thượng (MFI)
Còn được gọi là Sáng Hội Người Thượng hoặc Tổ chức Người Thượng, là một tổ chức với mục tiêu "chống Cộng, bảo vệ cuộc sống và văn hóa người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam" thông qua các biện pháp hòa bình. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được lập năm 1990 có trụ sở ở Nam Carolina (Mỹ) và do Kso Kơc, người dân tộc Jarai làm Chủ tịch. Đây là một tổ chức phản động chống phá Nhà nước Việt Nam, chia rẽ đoàn kết dân tộc, lấy cái gọi là thành lập “Nhà nước tự trị Đề ga” độc lập gây nên các cuộc bạo loạn vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004 tại Tây Nguyên.
6. Tổ chức Liên đoàn Khơme Cămpuchia Crôm
Sau năm 1975, khi Pôn Pốt và Iêng Sari thành lập chế độ Cămpuchia dân chủ, thực hiện chính sách diệt chủng, một số cốt cán cầm đầu “Phong trào Khơme tự do” chạy sang Mỹ tỵ nạn, được Mỹ nuôi dưỡng, tài trợ. Năm 1999 Tuon Son thành lập cái gọi là Liên đoàn Khơme Cămpuchia Crôm (KKF), có trụ sở đặt tại Comlumbus (Ohio, Mỹ); mục đích nhằm tập hợp các lực lượng để “đấu tranh đòi thành lập quốc gia tự trị” cho dân tộc Khơme Crôm Nam Bộ của Việt Nam.
7. Tổ chức Mặt trận dân tộc giải phóng Cămpuchia Crôm (KKNLF)
Thành lập ngày 4.6.2002, tại Mỹ; do Thạch Sang (nguyên Trung tướng, Phó đô đốc Hải quân Cămpuchia) cầm đầu. Đây là một tổ chức phản động hoạt động theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Thạch Sang, kẻ tự xưng là Chủ tịch của KKNLF đã nhiều lần tuyên bố sẽ biến KKNLF thành phong trào vũ trang và chiếm lại đất của người Khơme Crôm bằng vũ lực nếu vùng đất của người Khơme Crôm không được trao quyền tự trị. Chúng luôn vu cáo chính quyền Việt Nam xâm chiếm đất đai, giết hại người Khơme Crôm; kích động người Khơme Crôm theo đuổi tư tưởng đòi ly khai, tự trị, noi gương Đông Timo, sử dụng chiêu bài ''nhân quyền'' làm vũ khí đấu tranh đòi độc lập cho ''đất nước Khơme Crôm''; kêu gọi sự can thiệp của các nước, các tổ chức quốc tế gây sức ép buộc Việt Nam phải trả vùng đất Tây Nam Bộ cho người Khơme...
8. Cộng đồng Khơme Cămpuchia Crôm
Tháng 3 năm 2003, tổ chức Cộng đồng Khơme Cămpuchia Crôm được thành lập, do Thạch Sê Tha làm Chủ tịch điều phối, được tổ chức quốc tế có tên là “Các dân tộc bị mất Tổ quốc trên thế giới” bảo trợ. Mục đích của tổ chức này là liên hệ các tổ chức bên ngoài, tập hợp các tổ chức bên trong tuyên truyền xuyên tạc, kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc Khơme, mưu đồ thành lập "Nhà nước Khơme Crôm".
Ngoài ra còn có một số tổ chức Khơme Crôm khác hoạt động trên lãnh thổ Cămpuchia như: Cộng đồng người Khơme Cămpuchia, do Giơn Sô Be làm Chủ tịch; Hội bảo vệ nhân quyền Khơme Crôm, do Sên Sết làm Chủ tịch; Hội Khơme Crôm, do Lu Ang làm Chủ tịch; Hội sư sãi Cămpuchia Crôm, do Chiên Sinh làm Chủ tịch; Hội Khơme Cămpuchia Crôm vì Nhân quyền và phát triển, do Sam Don làm Chủ tịch... Mục đích hoạt động của các tổ chức này là nhằm lôi kéo người Khơme Nam Bộ sang Cămpuchia huấn luyện rồi cho trở về Việt Nam hoạt động, âm mưu thành lập "nhà nước Khơme Crôm" ly khai độc lập.
Ngoài các tổ chức phản động trên, còn một số tổ chức chính trị khác công khai chống phá Đảng, Nhà nước ta, như: Liên minh Bài trừ nô lệ mới ở châu Á (CAMSA); Ủy ban Cứu người vượt biển (BPSOS); Ủy ban Bảo vệ người lao động Việt Nam; Văn phòng Trợ giúp công nhân Việt Nam (Tanagatina); Đảng Cấp tiến xuyên quốc gia (TRP); Tổ chức Liên minh Việt Nam Tự do (FVA); Tổ chức Bạch Đằng Giang; Tổ chức Việt nam Tự do; Đảng Dân Tộc; Hội đồng Công luật công án Bia Sơn…
Các tổ chức phản động này được thành lập, hoạt động đều dựa trên cơ sở được sự hậu thuẫn, giúp sức cả về vật chất, tinh thần của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh việc tuyên truyền “giá trị”, tư tưởng, văn hóa, lối sống phương Tây, các thế lực thù địch còn tăng cường công kích vào hiến pháp, pháp luật và thể chế chính trị nước ta; tập trung khoét sâu vào một số vấn đề, lĩnh vực nhạy cảm, như: tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền. Đồng thời, thúc đẩy tư tưởng ly khai như “Nhà nước tự trị Đề ga" độc lập, “Nhà nước Khơme Crôm”... để kích động tư tưởng hận thù, tự trị, nhằm phá vỡ sự thống nhất quốc gia ở Việt Nam.


THÔNG TIN SAI LỆCH ĐỂ CHỐNG PHÁ!

                                                                 
                                                             Nam Lý
Nhân Thủ tướng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ và Nhật Bản các hãng truyền thông quốc tế đưa tin về các chuyến thăm của của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta. Việc đưa tin, tuyên truyền là chức năng của báo chí trong và ngoài nước. Điều đó chẳng có gì đáng nói.
Nhưng các thế lực phản động trong nước và quốc tế móc nối với nhau, lợi dụng truyền thông, báo chí đưa tin về Việt Nam để chống phá. Chặng hạn, họ tùy tiện cho rằng: “Việt Nam liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc”; “Trong hội đàm và tuyên bố chung Thủ tướng Việt Nam không bàn đến vấn đề nhân quyền” hay “hiện nay Việt Nam đang có sóng ngầm, cạnh tranh nội bộ”…Những luận điệu như thế được truyền thông, báo chí đưa ra, bình luận, phân tích, tuyên truyền, phát tán trên các trang mạng xã hội.
Việc đưa tin của báo chí là cần thiết, nhưng khi đưa tin phải công tâm, khách quan, đúng về những gì đang diễn ra; đằng này, báo chí, truyền thông đã bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, lồng ý kiến cá nhân để nói xấu, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam thì như thế là đi ngược lại với chức năng, bổn phận của báo chí, truyền thông để chống phá.
Những luận điệu trên là hoàn toàn bịa đặt, không đúng sự thật. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam không bao giờ liên minh với một nước để chống nước thứ ba mà bao giờ cũng mong muốn có môi trường hợp tác hòa bình, ổn định và phát triển. Thêm nữa, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện đổi mới đất nước, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo hạnh phúc cho nhân dân, dân chủ trong xã hội ngày càng được mở rộng, xây dựng chỉnh đốn Đảng là việc làm thường xuyên. Vậy mà, báo chí, các thế lực thù địch chống phá, đưa tin một cách tùy tiện. Những thông tin đó là sai lệch, cần bác bỏ!

VỀ THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN Ở HOA KỲ


Cương Trực

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - quốc gia luôn tự coi mình là “thành trì bất khả xâm phạm” của nhân quyền, được đứng trên thế giới để đánh giá, phán xét tình hình thực hiện dân chủ, nhân quyền ở các quốc gia khác. Hãy xem xét nhân quyền trong chính “thành trì” này khi thực hiện Công ước chống tra tấn.
Trước hết, về quy định pháp lý, Đạo luật Chống tra tấn trong Bộ luật liên bang của Hoa Kỳ định nghĩa, tra tấn là một “hành vi cố ý gây đau đớn và khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người trong khoảng thời gian người đó bị bắt giam hay quản lý”. Hoa Kỳ cũng là một trong 156 quốc gia phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Theo đó, bất cứ ai tại Hoa Kỳ thực hiện, hay cố tìm cách thực hiện hành vi tra tấn sẽ bị phạt tù tối đa 20 năm và “nếu dẫn đến làm chết người đối với bất cứ ai khi thực hiện những hành vi bị cấm trong điều khoản này, sẽ bị tử hình hoặc phạt tù trong một số năm nhất định hoặc tù chung thân”. Đồng thời, Điều 4 thuộc Công ước Chống tra tấn của Liên hợp quốc cũng quy định “mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm theo luật hình sự của nước mình”. Đồng thời, “mỗi quốc gia thành viên phải trừng trị những tội phạm này bằng những hình phạt thích đáng tương ứng với tính chất nghiêm trọng của chúng”.
Tuy nhiên, ngày 09.12.2014, Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ đưa ra kết luận về Chương trình Thẩm vấn tù nhân của CIA nêu rõ tổ chức này đã không trung thực với Nhà Trắng và công chúng về các kỹ thuật thẩm vấn tù nhân nghi có liên quan đến vụ tiến công khủng bố ngày 11.9.2001. Hành động tra tấn của họ tàn nhẫn hơn so với những gì cơ quan này thừa nhận. Trong đó, CIA đã sử dụng các biện pháp như: sử dụng âm thanh lớn, dội nước đá, lạm dụng tình dục, giam giữ các tù nhân hoàn toàn trong bóng tối tại các phòng giam riêng biệt với những điều kiện sinh hoạt hà khắc… Bản báo cáo đề cập đến trường hợp một nghi can bị trói đứng bằng xích vào tường trong vòng 17 ngày và một số tù nhân bị bắt thức gần 180 giờ trong tư thế đứng hay những tư thế khó khăn khác. Đồng thời, đề cập đến cái chết của Gul Rahman, nghi can người Ápganixtan, nghi bị chết do suy giảm thân nhiệt trong năm 2002 sau khi bị đánh đập, lột trần từ thắt eo và bị trói trên nền bêtông ở nhiệt độ gần bằng không.
Vậy mà, cho đến nay, sau khi bản báo cáo của Thượng viện Hoa Kỳ được công bố gần 3 năm, Hoa Kỳ vẫn chưa phát động bất cứ hoạt động truy tố nào đối với các mật vụ của CIA hay những người có liên quan trong Chương trình Thẩm vấn của CIA, bất chấp những lời kêu gọi từ ngay trong lòng Hoa Kỳ và trên thế giới yêu cầu họ phải truy tố những người có liên quan. Sự kiện này đã “tố cáo” Hoa Kỳ đi ngược lại với những giá trị nhân quyền, đi ngược lại những quy định luật pháp của chính Hoa Kỳ và quốc tế về bảo vệ nhân quyền. Thay vì liên tục đi rao giảng nhân quyền trên thế giới, Hoa Kỳ cần nhìn lại chính mình để có cách hành xử đúng mực hơn.

VỀ “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” Ở CÁC NƯỚC TƯ BẢN


Cương Trực
Cái gọi là “tam quyền phân lập” tức là chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Thực chất, đây chính là học thuyết của giai cấp tư sản hiện hành lựa chọn hình thức “tam quyền phân lập” để cùng nhau chia sẻ quyền lực. Do phân quyền nên dễ dẫn tới sự tranh chấp nhằm giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực nhà nước; đồng thời, cũng tạo nên sự giảm đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan nhà nước. Tam quyền phân lập suy cho cùng cũng chỉ là sự chia sẻ quyền lực của các nhà tư bản với nhau để cùng cai trị giai cấp lao động, nó thể hiện tính chất lừa bịp hết sức rõ.
Về hình thức, “tam quyền phân lập” chia quyền lực nhà nước thành ba lực lượng, tạo thành sự giả tạo “kiềm chế” lẫn nhau tránh chuyên chế tập quyền, từ đó mà giai cấp tư sản tô hồng chuyên chính tư sản, coi nhà nước tư sản là vương quốc lý tưởng, công bằng, hợp lý với tất cả mọi người và dân chủ nhất. Sự thật là ba cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp phân công hợp tác để hòa giải mâu thuẫn giữa các phe phái, các tập đoàn khác nhau trong giai cấp tư sản, nhằm thực hiện ý đồ của giai cấp tư sản, nhưng lại được tuyên truyền là “chế ước” bảo vệ dân chủ và liêm khiết. Bất cứ nhà nước tư sản nào, đều với tư cách là quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị, về bản chất vẫn là quyền lực thống nhất không thể chia cắt. Quảng đại quần chúng nhân dân không hề có quyền lợi trong đó.
Hoa Kỳ là quốc gia điển hình thực hiện “tam quyền phân lập”. Trong thực tiễn chính trị thực thi “tam quyền phân lập” ở Mỹ, quyền lực hành chính của tổng thống ngày một lớn, cơ quan lập pháp và tư pháp đã không thể chế ước có hiệu quả cơ quan đầu não chính phủ. Ngược lại, cơ quan hành chính có thể kiềm chế thậm chí đến cả cơ quan tư pháp và Thượng viện, Hạ viện. Điều này phản ánh rõ ràng trong việc Tổng thống Mỹ điều hành nghị viện thông qua dự án pháp luật về quyền phủ quyết và quyền lạm dụng hành chính. Có thể nói: việc người đứng đầu cơ quan hành pháp được trao quyền phủ quyết sẽ làm cho nhánh này có thêm sức mạnh như là vũ khí quan trọng để kiềm chế quyền lực nhánh lập pháp. Và như vậy, “tam quyền phân lập” mang tính hạn chế và lừa bịp rất rõ ràng.

THỰC CHẤT CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG Ở CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA


Cương Trực
Bàn về dân chủ, một số người cho rằng, quốc gia chỉ có một đảng là không dân chủ và họ coi chế độ đa đảng ở các nước tư bản chủ nghĩa là dân chủ. Tuy nhiên, trên thực tiễn, chế độ đa đảng có thực sự dân chủ?
Thực chất của chế độ đa đảng ở các nước tư bản là các chính đảng khác nhau cùng tranh quyền lãnh đạo nhưng dù ai nắm quyền thì quyền lực nhà nước đều nằm trong tay giai cấp tư sản. Chế độ đa đảng là một bộ phận hữu cơ của chế độ chính trị nhà nước tư bản chủ nghĩa, đó là sự phản ánh về mặt chính trị của cuộc đấu tranh vì lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn tư bản trong nội bộ giai cấp tư sản và đều phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản.
Chế độ đa đảng ở các nước tư bản chủ nghĩa kiên trì chế độ tư hữu, tôn thờ triết học thực dụng, coi dân chủ, tự do, nhân quyền và quan niệm giá trị của giai cấp tư sản là “chân lý vĩnh hằng” và là “cái gốc của đất nước”. Các đảng luân phiên chấp chính là một thủ đoạn của giai cấp tư sản dùng để bảo vệ sự thống trị lâu dài của họ. Đó là chiêu bài lừa bịp nhân dân lao động, tạo ra ảo tưởng dân chủ đối với chế độ nghị viện và chế độ bầu cử của giai cấp tư sản, có lợi cho việc bảo vệ nền thống trị của giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong tranh cử, các chính đảng đưa ra những công kích lẫn nhau, trương lên những khẩu hiệu, chính sách và hứa hẹn mới nhằm mê hoặc cử tri cho cử tri một sự mãn nguyện giả tạo; tập trung sự chú ý của nhân dân vào việc thay chính phủ và chọn người lãnh đạo mà sao nhãng những lợi ích thiết thân, sao nhãng cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
Ph. Ăng ghen đã từng vạch trần một cách chính xác bản chất chế độ đa đảng của giai cấp tư sản: “Chúng ta có thể nhìn thấy ở đó hai băng nhóm lớn các nhà đầu cơ chính trị. Chúng luân phiên nắm chính quyền và điều hành chính quyền này bằng những thủ đoạn nhơ bẩn nhất nhằm vào những mục đích bỉ ổi nhất, còn quốc dân thì bất lực trong việc đối phó với hai tập đoàn chính khách lớn này. Bọn người này bề ngoài là phục vụ quốc dân, nhưng thực tế lại là thống trị và cướp bóc quốc dân”.
Hoa Kỳ là quốc gia điển hình thực hiện hai đảng luân phiên nắm quyền, cũng là nơi rêu rao tính ưu việt của chế độ đa đảng. Tuy nhiên, nếu xem xét cụ thể sẽ thấy rõ, Đảng Cộng hòa là đảng được sự hậu thuẫn của các tập đoàn vũ khí, tập đoàn dầu khí…, còn Đảng Dân chủ lại là đảng được sự hậu thuẫn của các tài phiệt tài chính. Cả hai đảng đều là đảng của giai cấp tư sản, đều đại diện lợi ích cho giai cấp tư sản. Dù là Dân chủ hay Cộng hòa đều thống nhất về bản chất thuộc về giai cấp tư sản.

Như vậy, dù là hai hay nhiều đảng, quyền lực nhà nước không bao giờ thuộc về  đại đa số nhân dân lao động. Dân chủ là mục tiêu phấn đấu, là một yếu tố cần thiết mà mỗi quốc gia đều nỗ lực hướng tới. Dân chủ đích thực phải dựa trên lợi ích của quốc gia, dân tộc, của toàn thể nhân dân, chứ không phải ở chỗ có nhiều đảng phái tồn tại.


Nhận diện sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/xay-dung-dang/2017/45300/Nhan-dien-su-chong-pha-cua-cac-the-luc-thu-dich-tren.aspx

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI VÀ SỨC SỐNG BỀN VỮNG CỦA NGHĨA MÁC - LÊNIN


 Chân lý
Chủ nghĩa Mác - Lênin, sở dĩ có giá trị thời đại và sức sống bền vững, bởi bản thân nó hàm chứa những đặc trưng cho phép nó đi cùng thời đại. Ý nghĩa lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin có được, trước hết là do các nhà kinh điển đã kế thừa và phát triển sáng tạo những thành tựu của toàn bộ tư tưởng nhân loại trước đó. Nhưng giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, sở dĩ trở thành hiện thực, một mặt là do các nhà kinh điển đã biến nó thành một hệ thống mở bằng cách thổi vào nó một "linh hồn sống", mặt khác là do những người kế tục trung thành luôn biết làm mới nó như là một nhu cầu tự thân để phù hợp với sự biến đổi không ngừng của hiện thực khách quan; đồng thời để đáp ứng vai trò ngày càng tăng của nó đối với thực tiễn cuộc sống. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhắc lại rằng học thuyết của các ông không phải là một giáo điều mà là một kim chỉ nam cho hành động
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá một cách khách quan, chính xác, đầy đủ và sâu sắc vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình cách mạng Việt Nam. Vào năm 1927, Hồ Chí Minh đã viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”[1]. Theo Người, chủ nghĩa Mác - Lênin không những là kim chỉ nam mà còn là “mặt trời soi sáng” con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp Sác-lơ Phuốc-ni-ô ngày 15-7-1969, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng tôi giành được thắng lợi là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng… chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lê-nin”[2].
Thời đại ngày nay đã có những thay đổi to lớn, không chỉ so với thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, mà ngay cả so với giai đoạn V.I.Lênin. Trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ do  nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, thì chủ nghĩa tư bản do tận dụng những thành tựu khoa học và công nghệ, trong một chừng mực nhất định lại tiếp tục có sự phát triển.  Cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đi liền với nó là quá trình toàn cầu hoá và sự xuất hiện của kinh tế tri thức; vấn đề xung đột giữa các nền văn hoá và văn minh, sắc tộc, dân tộc và tôn giáo, đi liền với nó là sự nảy sinh của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và hiểm hoạ của một cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao,...
Theo đó, để thực sự có thể "nắm bắt thời đại bằng tư tưởng" (theo cách nói của Hêghen) thì chủ nghĩa Mác - Lênin cần thiết phải có những bổ sung và phát triển tương ứng cho phù hợp với giai đoạn mới của thời đại. Nội dung, tầm vóc của những vấn đề cần bổ sung, phát triển có thể hết sức khác nhau, tuỳ theo từng trường hợp. Đó có thể là những vấn đề mà các nhà kinh điển chưa có điều kiện và thời cơ để giải quyết hoặc giải quyết chưa trọn vẹn. Đó cũng có thể là những vấn đề mà các nhà kinh điển đã giải quyết đúng đắn trên phương diện lý luận - phương pháp luận cơ bản, nhưng chưa có điều kiện làm rõ những biểu hiện cụ thể, sinh  động của nó. Bên cạnh đó, còn có cả những vấn đề nhận thức lại (cho đúng) những tư tưởng kinh điển, nghiên cứu hợp lý hoá cấu trúc, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới.
Như vậy, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin không có nghĩa là phủ định nó, mà là tiếp tục làm sáng tỏ và khẳng định ý nghĩa lịch sử vĩ đại và giá trị thời đại to lớn của nó. Chính vì vậy, trong quá trình bổ sung, phát triển cần tránh và cảnh giác với những biểu hiện cực đoan, lệch lạc: hoặc là núp dưới chiêu bài "bổ sung, phát triển" chủ nghĩa Mác - Lênin để bác bỏ những nguyên lý cơ bản của nó, thay vào đó những tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, xét lại; hoặc là núp dưới khẩu hiệu "chống chủ nghĩa giáo điều" để "khái quát", cắt xén, thêm bớt một cách tuỳ tiện những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, làm mất đi bản chất cách mạng và khoa học vốn có của nó. Thực tiễn cho thấy, những khuynh hướng tư tưởng trên đây đã và đang trở thành một thực tế, đặc biệt nguy hiểm, vì thế, chúng ta phải có sự cảnh giác, đề phòng và kiên quyết đấu tranh nhằm bảo vệ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.






[1] Hồ Chí Minh,  Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr. 289
[2] Hồ Chí Minh,  Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr. 590