Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – thành tựu bác bỏ mọi sự xuyên tạc


Năm 2019, thế giới tiếp tục chứng kiến những biến động khó lường, kinh tế tăng trưởng chậm, rủi ro, bất ổn gia tăng, nhất là xung đột thương mại, điều chỉnh chính sách giữa các nước lớn và những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng và đạt được những thành tựu to lớn. Thực tế đó là minh chứng và là câu trả lời rõ ràng nhất cho những luận điệu xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1. Không thể phủ nhận những thành tựu phát triển kinh tế ở Việt Nam
Chống phá đường lối phát triển kinh tế ở Việt Nam, một số phần tử phản động cố tình xuyên tạc tình hình Việt Nam, chúng cho rằng: “Việt Nam kiên định theo đường lối, chủ nghĩa Mác – Lê đã làm đất nước ta không phát triển, suy sụp đến tận cùng”. Thực tế thì sao?
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới với điểm khởi đầu là Đại hội VI, kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc, không những khắc phục được sự trì trệ của cơ chế cũ mà còn đưa Việt Nam trở thành một điểm sáng về đầu tư và phát triển. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2017, Tổng thống Mỹ Donal Trump khẳng định: “Vào đầu thập niên 1990, gần một nửa người dân Việt Nam sống chỉ với một vài đô la một ngày, và cứ một trên bốn người không có điện. Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam mở cửa là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Kinh tế tăng gấp 30 lần và học sinh Việt Nam nằm trong số những học sinh giỏi nhất thế giới, điều này rất đáng phục”. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 tiếp tục hạ xuống 3,2%, tuy nhiên với Việt Nam, IMF dự báo tăng trưởng khoảng 6,5% năm 2019; Ngân hàng thế giới dự báo ở mức 6,6%; Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì lạc quan với dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,8%. Trong khi đó, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII Index 2019) mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới công bố cho thấy Việt Nam tiếp tục tăng 3 bậc, xếp hạng 42/129 quốc gia và vùng lãnh thổ. GDP Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019 đạt ngưỡng 6,98%. Tính đến nay, nước ta đã có quan hệ thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới; 71 nước đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; nước ta cũng đã ký 14 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các nước, trong đó 11 hiệp định đã có hiệu lực. Hiện nay, Việt Nam đang cùng các nước tích cực thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); đẩy mạnh các hoạt động vận động và thúc đẩy Liên minh châu Âu sớm phê chuẩn và triển khai thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu… Với những con số thống kê rõ ràng và nhận xét khách quan của quốc tế, sao lại có thể cho rằng: “Việt Nam lầm than, khổ nghèo và nô lệ”?, sao lại có thể cho rằng “kinh tế thị trường ở Việt Nam là mơ hồ”? Hay ngược lại, đây phải chăng là nhận thức mơ hồ của một số “trí thức giả cầy”, “nhà dân chủ rởm”, là sự vu cáo vô căn cứ, không có cơ sở, cố tình xuyên tạc, phá hoại Việt Nam.
2. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp quy luật khách quan
Không phủ nhận được sự phát triển vượt bậc của Việt Nam, một số kẻ lại quay ra cho rằng: “đường lối kinh tế thị trường ở Việt Nam là sự chắp vá, đều là sự “đầu phục” kinh tế thị trường tư bản”, “kinh tế thị trường cộng sản chỉ là ngụy danh, thật ra là tư bản đỏ”…
Trước hết, phải thấy rằng, kinh tế thị trường không phải là một chế độ kinh tế xã hội. Nó là một hình thức, phương pháp vận hành nền kinh tế. Ở đó, các quy luật của thị trường chi phối việc phân bổ tài nguyên, quy định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Đây là một kiểu mô hình kinh tế hình thành và phát triển do những đòi hỏi khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình hình thành phát triển kinh tế thị trường là quá trình mở rộng phân công lao động xã hội, phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Dễ dàng thấy, sự phát triển của kinh tế thị trường gắn liền với sự phát triển của văn minh nhân loại, của khoa học kỹ thuật và của lực lượng sản xuất. Nó là sản phẩm của sự phát triển khách quan của lịch sử xã hội loài người. Và như vậy, kinh tế thị trường không phải là của riêng chủ nghĩa tư bản, càng không phải là chủ nghĩa tư bản, dù theo bất kỳ cách tiếp cận nào. Thật nực cười cho những kẻ luôn mang danh “trí thức”, “học giả” nhưng một vấn đề hết sức cơ bản về kinh tế lại không nhận ra được.
Một sự thật hiển nhiên là, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mục đích chủ yếu của nền kinh tế là mang lại lợi ích cho giai cấp bóc lột. Và như vậy, dù có cố gắng điều chỉnh, thích nghi như thế nào đi chăng nữa, thì nó vẫn gây ra tình trạng người bóc lột người, bất bình đẳng trong xã hội. Điều này là hoàn toàn khác biệt so với mục tiêu của kinh tế thị trường XHCN. Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một dạng mô thức kinh tế mới, chưa từng có trong lịch sử, cũng có thể nói phát triển kinh tế thị trường là “cái phổ biến”, còn kinh tế thị thường định hướng XHCN là “cái đặc thù” của Việt Nam. Nhấn mạnh yếu tố “định hướng XHCN” là nhấn mạnh đích đến của phát triển kinh tế ở Việt Nam là nhằm bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.
Do vậy, luận điệu phủ nhận đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam của một số thế lực thù địch gần đây thực chất là những quan điểm phản động, muốn hướng lái cách mạng Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa, là sự xuyên tạc, vu cáo thâm độc với chủ đích phá hoại, tạo hoài nghi, hòng gây mất niềm tin của nhân dân vào chế độ và hình ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế./.

Biết đủ, biết dừng


Lần giở cổ thư, sách cách nay chừng hơn 2.400 năm, tôi đọc: “Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đài, khả dĩ trường cửu”. Nghĩa là: Biết thế nào là đủ thì không nhục, biết lúc nào nên ngừng thì không nguy, may có thể sống lâu được.
Tới đây, tôi lại nhớ tới lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại buổi gặp gỡ và nói chuyện với 392 đảng viên trẻ của cả nước, ngày 27-8-2019 mới qua. Đại ý rằng, có những người không thiếu thốn gì đâu, nhưng tại sao lại tham thế? Chưa làm cái gì đã nghĩ đến “chấm mút”. Nói nhỏ là chấm mút, còn nói to là vi phạm pháp luật, bất chấp cả pháp luật, không còn xứng đáng là đảng viên, làm dân khinh, dân coi thường. Vừa qua, có những người đã là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương rồi mà vẫn bị kỷ luật, đi tù. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói tiếp: Không phải vào Trung ương để cho oai, để kiếm chác cái gì, mà vào Trung ương là để hy sinh, để cống hiến, phấn đấu, để trưởng thành hơn nữa.
Xét cho cùng ra, thì đấy chính là tri túc, tri chỉ đấy!
Vận chiếu thời nay, thì ra, dù đã cách hơn 2.400 năm có lẻ, mà điều cổ nhân chiêm nghiệm, chửa thấy mấy khi sai bao giờ! Cái bất biến vẫn phàm là như thế! Một đời sống tri túc đúng nghĩa là một đời sống an lạc, thanh cao vì không còn bị khổ đau do sự chi phối của dục vọng. Muốn thoát khỏi khổ đau, thì điều kiện tiên quyết là phải vượt thoát khỏi mọi dục vọng. Người biết sống tri túc, tuy nằm trên đất cũng an lạc, người không biết sống tri túc, tuy ở trên các cõi trời nhưng lòng cũng không an nhiên, tự tại.
Thế nên, thói đời, thói người bất tri túc, bất tri chỉ vẫn sờ sờ hiện hữu!
Người không tri túc thì luôn luôn chạy theo dục vọng, tìm đủ cách để làm thỏa mãn nó. Mà dục vọng thì không bờ, không bến. Hai trăm nghìn hay ba triệu đô-la Mỹ vốn không phải của mình mà đấy là mồ hôi, nước mắt của nhân dân, khi mấy vị từ Ủy viên Trung ương tới Chủ tịch, Tổng Giám đốc thủ mưu vụ AVG đã cả gan xuống tay chiếm đoạt! Thế nhưng, dù chiếm được nó một cách khuất tất, đầy ám muội rồi, liệu họ có cảm thấy rằng, hẵng còn thiếu, cần phải tìm mọi cách để chiếm đoạt thêm? Ai dám chắc là không? Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục trả lời! Nếu không, thì sao mười mấy người ấy đã phơi mặt (và nhiều người đang lẩn khuất, chờ khắc “thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi”), cố cam tâm tự treo gươm vào cổ mình đã đành, lại rắp mưu ám tâm phù phép, nâng khống hơn 7.000 tỉ đồng, mưu đồ ăn cắp từ ngân khố quốc gia - nơi muôn dân nuôi bằng thuế.
Người biết dừng thì tự biết quyền của mình bị giới hạn bởi quyền của người khác, quyền của công dân bị giới hạn bởi quyền của quốc gia. Sao không ít người lại cố tình chà đạp lên điều ấy, và tự chà đạp chính mình. Tùy tiện sửa chữa quy hoạch tổng thể đã được cấp trên phê chuẩn, rồi cố tình làm bừa, khiến người dân Thủ Thiêm bất bình suốt hai mươi năm qua. Dục vọng mù quáng đã dẫn dắt con người vào chốn quáng mù rồi! Và, điều chắc chắn rằng, nhiều người bị giam trong tù ngục, khi ngộ ra, thì thân tù tội lại thêm lần nữa đã tự mình cầm tù và chết thêm bởi việc làm tôi tớ cho các dục vọng tham nhũng quyền lực để mưu chiếm kim tiền quốc khố, vì “vinh thân phì gia” một cách đáng hổ thẹn, vì lợi ích phường hội nhơ nhuốc một cách đáng phải lên án và tẩy trừ.
Danh dự và của cải, cái nào cần? Tên tuổi và thân sống, cái nào quý? Sự được và điều mất, cái nào hơn? Cái dại và cái khôn, cái nào còn?
Mầm mống, cội nguồn của mọi nỗi khổ đau đời người, mọi băng hoại trong cuộc sống đều bắt nguồn từ những tham muốn vô chừng, dục vọng vô cương. Tai họa, không cái nào lớn bằng khi không biết đủ. Lỗi lầm, không cái nào lớn bằng lúc muốn chiếm cho kỳ được mọi thứ!
Đảng cương bất nệ, Quốc pháp vô thân!

Khẳng định chủ quyền biển đảo

“Đường lưỡi bò” chưa bao giờ là một “tiểu tiết”. Sự xuất hiện của “đường lưỡi bò” trong mỗi ấn phẩm, sản phẩm để lọt vào Việt Nam cũng chưa bao giờ là tình cờ. Phải xác định rõ vấn đề để nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc từ những việc làm nhỏ nhất!
Trao đổi bên lề Quốc hội mới đây, Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức (Ủy ban Quốc phòng An ninh) đã đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chức năng, tổng rà soát các đơn vị quản lý, sản xuất, nhập khẩu ấn bản phẩm, kể cả kiểm tra trong thư viện, kho... xem còn ấn phẩm nào có “đường lưỡi bò” thì xử lý kịp thời.
Thiếu tướng Đức cũng phê phán thái độ vô trách nhiệm của những người kiểm duyệt khi để lọt các sản phẩm này vào Việt Nam; thậm chí khi bị phát hiện, người trong hội đồng kiểm duyệt nói "đây chỉ là tiểu tiết". Ông nhấn mạnh, tất cả các sản phẩm có bản đồ đường lưỡi bò trường hợp cần vẫn phải tiêu huỷ!
Cùng quan điểm này, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng an ninh, kiên quyết cho rằng: "Những gì vi phạm chủ quyền quốc gia là không thể chấp nhận được".
Sự bức xúc của các đại biểu Quốc hội, cũng như người dân trong những ngày qua hoàn toàn có thể lý giải được. Trong vòng hơn nửa tháng, liên tục các ấn phẩm văn hóa, giáo dục bị phát hiện có in “đường lưỡi bò”.
Bắt đầu từ việc phim “Everest - Người tuyết bé nhỏ” chứa hình ảnh bản đồ có "đường lưỡi bò" bị cơ quan duyệt phim bỏ sót và được chiếu tại các rạp phim trên cả nước ngày 14/10 vừa qua. Rồi đến việc bản đồ "đường lưỡi bò" xuất hiện trong tài liệu giới thiệu của hãng lữ hành Saigontourist ngày 18/10. Mới đây nhất là hơn 1.000 cuốn giáo trình Đọc - Viết và Nghe sơ cấp trong bộ "Developing Chinese" của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phải thu hồi vì có in bản đồ "đường lưỡi bò". Và ngày 4/11, Tổng cục Hải quan đã ra lệnh tịch thu xe Volkswagen có 'đường lưỡi bò', phạt tiền nhà nhập khẩu, trưng bày xe là Công ty TNHH ôtô Thế giới.
Điều đáng nói, những ấn phẩm, sản phẩm này đều đã vào Việt Nam theo con đường “chính thống”. Và bởi vậy, trong mỗi sai phạm này, đều có trách nhiệm của cơ quan quản lý, kiểm duyệt. Bộ phim “Everest - Người tuyết bé nhỏ” được chính Hội đồng thẩm định phim quốc gia, với 10/11 thành viên, tham gia thẩm định, nhưng lọt vẫn lọt. Thậm chí khi dư luận phát hiện, thì có thành viên thản nhiên coi đó là “tiểu tiết”. Giáo trình của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ nằm trong kho của nhà trường nhiều năm nay, theo như lý giải của nhà trường là mới chỉ cho sinh viên học từ năm học 2019-2020, nhưng theo nhiều nguồn tin thì đã là giáo trình giảng dạy 3 năm gần đây rồi. Chiếc xe Volkswagen có “đường lưỡi bò” được Công ty TNHH ôtô Thế giới nhập khẩu về Việt Nam, được trưng bày tại Triển lãm ôtô Việt Nam 2019, thậm chí “suýt” sẽ được tái xuất thành công, dù trong ôtô có thiết bị định vị vệ tinh (GPS) cài đặt phần mềm dẫn đường (Navigator) sử dụng các hình ảnh không đúng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam!
Vì đâu mà “đường lưỡi bò” bị bỏ sót? Trong khi đây thật sự là một sai phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền chủ quyền, quyền lãnh thổ của nước ta, điều mà chúng ta đang mất bao công sức để đấu tranh, gìn giữ? Có phải vì việc cho là tiểu tiết, có phải vì sự chủ quan, buông lỏng trong việc kiểm soát, kiểm duyệt, trong tinh thần cảnh giác với các âm mưu của các thế lực thù địch, trong khi với Đảng và Nhân dân ta, cuộc chiến này chưa từng có một lúc “ngơi nghỉ”?
Dù vì lý do gì, thì trách nhiệm vẫn phải là trách nhiệm, hậu quả xảy ra thì ngoài đơn vị trực tiếp tiếp nhận, lưu truyền sản phẩm, ấn phẩm; những cơ quan quản lý cũng phải nhận trách nhiệm liên đới và phải chịu những hình phạt, xử lý phù hợp. Bởi dù sau đó “Everest - Người tuyết bé nhỏ” không được ra rạp, tài liệu du lịch, giáo trình bị thu hồi, xe ô tô bị tịch thu; kèm theo đó là những mức phạt về vật chất… nhưng không có nghĩa là hậu quả của việc để lọt “đường lưỡi bò” đã được xử lý xong.
Chúng ta và các nước trong khu vực, thậm chí là dư luận quốc tế đã mất bao công sức mới có thể phủ nhận sự tồn tại của cái gọi là “đường lưỡi bò” này; thế rồi, vì những sự chủ quan, buông lỏng, một số người đã trở thành “tiếp tay” cho hình ảnh bóp méo, vi phạm chủ quyền biển đảo này có thể lọt lưới, công khai xuất hiện trên chính lãnh thổ Việt Nam! Thật sự đau lòng và đáng trách!
Như phát biểu của Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường – Uỷ viên Uỷ ban Tài chính ngân sách: "Những hàng hóa vi phạm về chính trị, chủ quyền lãnh thổ của chúng ta, cần cương quyết thu hồi hoặc huỷ bỏ. Chúng ta cần đưa ra biện pháp cứng rắn trong xử lý với những trường hợp như vậy thì mới ngăn được kẻ xấu lợi dụng quan hệ thương mại, ngoại giao văn hóa... lồng yếu tố xuyên tạc về chủ quyền, lãnh thổ đất nước".
Chế tài là không thể thiếu. Đã đến lúc, cần có thêm các hướng dẫn, bổ sung các quy định pháp lý để ngăn chặn tái diễn các hành vi vi phạm chủ quyền quốc gia như trên. Ngành hải quan, đăng kiểm, quản lý xuất nhập khẩu, giáo dục... cần tăng cường biện pháp nghiệp vụ để sàng lọc những hành vi vi phạm tinh vi này. Còn với mỗi công dân, Đảng viên cũng cần nâng cao tinh thần cảnh giác, sự vững vàng trong tư tưởng, lập trường… để không lơ là trong cuộc chiến “không tiếng súng” để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ, quốc gia mà cha ông ta đã bao năm gìn giữ.
"Đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn" do Trung Quốc ngang nhiên vạch ra, đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực đã tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò".
Phạm Tuyết
Giáo trình của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ có hình "đường lưỡi bò".

CUỘC ĐỐI THOẠI LỊCH SỬ !


Ông Lê Kiên Thành xác nhận những chi tiết trong tài liệu mà ĐH Chính trị Paris đã tìm được, trong đó có màn đối thoại của cố TBT Lê Duẩn với ông Chu Ân Lai.
Trước chuyến thăm của Nixon, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã có một cuộc gặp riêng với cố TBT Lê Duẩn, thông báo với cố TBT Lê Duẩn rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ thảo luận về vấn đề Việt Nam trong cuộc gặp sẽ diễn ra tại Bắc Kinh.
Cố TBT Lê Duẩn lập tức đáp lại:
- Ông Chu Ân Lai, ông là người Trung Quốc, tôi là người Việt Nam, Việt Nam là đất nước của tôi, hoàn toàn không phải của các ông. Các ông không có quyền nói về vấn đề Việt Nam và các ông không có quyền thảo luận về các vấn đề của Việt Nam với Mỹ.
Nhưng không gì ngăn cản được Mỹ và Trung Quốc gặp nhau ở Bắc Kinh năm 1972.
Khi Nixon rời Trung Quốc, một lần nữa Thủ tướng Chu Ân Lai sang Việt Nam. Cuộc trò chuyện giữa TBT Lê Duẩn và Thủ tướng Chu Ân Lai đã diễn ra rất căng thẳng, khi nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đã không giấu giếm sự gay gắt trong lời nói của mình:
- Nixon đã gặp các ông rồi. Chẳng bao lâu nữa họ sẽ tấn công chúng tôi thậm chí còn mạnh hơn bây giờ. Nhưng tôi hoàn toàn không sợ. Dù thế nào chúng tôi vẫn sẽ thắng Mỹ.
Chu Ân Lai im lặng!
Quân đội nhân dân Việt Nam

Tỉnh táo với những luận điệu xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tình hình Biển Đông


Thời gian gần đây, lợi dụng tình hình phức tạp ở Biển Đông, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã đăng nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội với những luận điệu xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề Biển Đông, khi cho rằng: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam không dám lên tiếng, không dám chỉ đích danh nước nào đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Đảng, Nhà nước Việt Nam không có một hành động, biện pháp cụ thể nào để giải quyết tình hình phức tạp ở Bãi Tư Chính.
Đây hoàn toàn là những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch. Bởi vì, trước những vấn đề phức tạp ở Biển Đông, mà trực tiếp ở khu vực Bãi Tư Chính, bằng những giải pháp và hành động cụ thể, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã xử lý rất phù hợp, vừa mềm dẻo nhưng vừa cương quyết, kiên trì để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Thứ nhất, trên diễn đàn quốc tế, phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35, tổ chức tại Thái Lan. Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Điều kiện tiên quyết để có được hòa bình, ổn định là duy trì một trật tự tuân thủ luật pháp quốc tế. Vừa qua, có những vụ việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế xảy ra trên vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN. Điều này càng cho thấy an ninh và ổn định trên Biển Đông hiện rất mong manh, đòi hỏi cam kết nghiêm túc và trách nhiệm gìn giữ của tất cả các quốc gia trong khu vực, để bảo đảm rằng những vụ việc tương tự không lặp lại. Việt Nam quyết tâm và kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong các quan hệ quốc tế nói chung và trong vấn đề Biển Đông nói riêng”.
Thứ hai, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã 2 lần lên tiếng phản đối, tuyên bố rõ ràng những hành động của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Việt Nam mong muốn Trung Quốc và các nước trong và ngoài khu vực tuân thủ nghiêm Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, đảm bảo hòa bình, ổn định cho khu vực. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc phải rút tàu Hải Dương 8 và các tàu khác khỏi khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam tại lô 06.1.
Thứ ba, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, sáng 21/10/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020. Báo cáo nêu rõ: Tình hình Biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao giữa 2 Đảng và Nhà nước. Theo đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Chúng ta đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước. Chủ trương đúng đắn, lập trường chính nghĩa và các nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế.
Như vậy, Việt Nam không im lặng trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông như những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc trên không gian mạng trong thời gian vừa qua. Các hoạt động trên của Đảng, Nhà nước ta đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc vô căn cứ của các thế lực thù địch. Thiết nghĩ, mỗi chúng ta phải luôn tỉnh táo, đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, vạch trần những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

Ngăn chặn các sự “chạy”!


Vốn là những người từng trải, lại có thời gian nghe ngóng, tìm hiểu thông tin nhiều mặt, thế nên câu chuyện của mấy ông bạn hưu trí cao niên khi gặp nhau lúc rảnh thường là bàn luận về “nhân tình thế thái”.
Một lần nọ gặp nhau, có ông khơi mào: “Có những sự thêm thì đáng mừng, đáng vui. Nhưng cũng có những cái thêm lại đáng buồn, đáng suy ngẫm. Ví như từ 9 loại “chạy” mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII chỉ ra (Chạy thành tích, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội) đến Quy định số 08-QĐi/TW của Đảng lại chỉ ra thêm 2 loại “chạy” (Chạy phiếu tín nhiệm, chạy phiếu bầu). Và mới đây, người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta, trong bài viết “Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người “chạy cơ cấu”. Như vậy, chưa hết nhiệm kỳ mà Đảng ta đã vạch mặt 12 loại “chạy”. Nghĩa là có cả “một tá… chạy” rồi đấy”!
Rồi các ông tập trung phân tích: Trong số các loại “chạy”, đáng lưu ý là những người “chạy phiếu tín nhiệm, chạy phiếu bầu”. Hai cái loại “chạy” này tinh vi lắm, không phải ai cũng dễ nhận diện được đâu.
Có không ít người muốn được quy hoạch vào một chức danh quan trọng nào đó, không chỉ khéo léo “đi cửa sau” đối với các “ông thường vụ”, “bà cấp ủy”, mà còn phải “đi tắt, đón đầu” với các đối tượng được quyền bỏ phiếu tín nhiệm. Những người “chạy” có “đặc điểm chung” là vào những thời điểm “nhạy cảm”, họ khôn khéo thực hiện phương châm “dĩ hòa vi quý”, “gió chiều nào theo chiều ấy” để cố gắng không mất lòng ai, cố gắng tạo ra một hình ảnh cá nhân thân thiện. Thế nên, ở nhiều nơi hiện nay xuất hiện câu “ca dao đời mới”: “Đi nhẹ, nói khẽ, hay cười/ Nhún nhường, nhã nhặn là người phiếu cao”(!)
“Chạy” được phiếu tín nhiệm rồi, họ tiếp tục lao vào cuộc đua “chạy phiếu bầu” và tăng tốc “dồn dập” nhất là gần đến ngày tổ chức đại hội. Chỗ quen biết, thân tình thì nhã ý nhắn tin “ủng hộ tôi nhé”. Chỗ chưa thân quen lắm thì dành thời gian gặp gỡ, hỏi han, mời nhau ra quán xá, nhà hàng gọi là “lâu ngày giao lưu, hội ngộ”, rồi “chén anh, chén chú” vui ngất trời, thậm chí sau “cuộc nhậu” lại còn lót tay cả quà cáp,.... “Người mời”- tức người muốn “chạy phiếu bầu” thì được tiếng là chân tình, hào phóng, biết “ăn ở”; còn không ít “người được mời” dù biết đang bị “lấy lòng, mua chuộc” một cách tinh vi nhưng vẫn chẳng thấy do dự, ngại ngần gì vì chí ít họ cũng được hưởng chút lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cơ mà.
Một ông thắc mắc: “Vậy, cái sự “chạy phiếu tín nhiệm, chạy phiếu bầu” có gì giống và khác với cái sự “chạy chức, chạy quyền” không?”.
Ông khơi mào câu chuyện lý sự tiếp: “Giống nhau ở chỗ là các loại “chạy” này đều có động cơ vụ lợi, đều có mục đích là giành “ghế”. Nhưng “chạy phiếu tín nhiệm”, “chạy phiếu bầu” khác “chạy chức, chạy quyền” ở chỗ: người “chạy phiếu tín nhiệm”, “chạy phiếu bầu” phải chạy vạy, cậy nhờ, lôi kéo nhiều đối tượng hơn; hình thức chạy phải tinh vi, “ma quái” hơn; cách thức chạy phải uyển chuyển, kín đáo hơn; thời gian chạy phải ma-ra-tông, vòng vo hơn; nguồn “tạm ứng” cho việc “chạy” cũng phải được “phân bổ” hợp lý hơn với từng đối tượng cần “chạy”.
Nếu ở đâu, khi mà công tác cán bộ chủ yếu do mấy “ông, bà thường vụ” và cá nhân người đứng đầu quyết định thì những người “chạy” tập trung “nguồn lực chạy” những người có “quyền sinh, quyền sát” này. Còn khi công tác cán bộ đòi hỏi phải mở rộng dân chủ hơn, thông qua nhiều quy trình chặt chẽ, bài bản hơn, thì “quá trình chạy” diễn ra theo hình tháp nhọn, tức là “quy trình chạy” sẽ từ thấp đến cao, từ những ông, bà cán bộ cấp vụ, cấp sở, cấp phòng đến các ông, bà “có chân” trong cấp ủy và cuối cùng “đỉnh tháp” là mấy “ông thường vụ” và người đứng đầu. Và khi “chạy” đủ số phiếu tín nhiệm, số phiếu bầu, thì thời cơ, vận hội “thay đời, đổi danh” của kẻ “chạy” chắc chắn nằm trong tay rồi!”.
Nghe vậy, các ông khác than phiền: Ôi, cái sự “chạy” sao mà nó nhiêu khê đến thế!
Chung quy, cái sự “chạy phiếu tín nhiệm”, “chạy phiếu bầu” mặc dù đang diễn ra tinh vi, ngấm ngầm ở chỗ này hay chỗ kia trong bộ máy công quyền, nhưng là một điều cảnh tỉnh, cảnh báo nghiêm khắc rằng, nếu không có cơ chế, biện pháp hữu hiệu, đủ mạnh để ngăn chặn các sự “chạy” này thì nguy cơ suy thoái, mọt ruỗng thể chế là rất đáng quan ngại, niềm tin của nhân dân vào bộ máy công quyền chắc sẽ không còn!./.
THIỆN VĂN

10 ĐIỀU NGƯỜI DÙNG FACEBOOK PHẢI BIẾT VÀ CẢNH GIÁC CAO ĐỘ


———————————
1🎡 Người nổi tiếng chưa chắc nói gì cũng đúng. Giả mạo người nổi tiếng là một nguy cơ cao mà bọn phản động hướng tới.
Thông tin được chia sẽ nhiều chưa chắc là thật. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi cổ vũ, tuyên truyền.
2🎡 Cái xấu bao giờ cũng lan truyền nhanh hơn cái tốt. Vì thế chịu khó tuyên truyền cái tốt nhé!
3🎡 Các thông tin xuyên tạc nguy hiểm bao giờ cũng ẩn mình một cách kín đáo và khéo léo trong các vấn đề xã hội nhạy cảm.
4🎡 Đảng và Nhà nước không bao giờ lãnh đạo sai. Chỉ có cá nhân làm sai. Vì thế, khi nói về tiêu cực cần phải chỉ rõ là ai sai, động cơ và mục đích là gì. Không được phép đổ lỗi cho Đảng và Nhà nước.
5🎡 Chỉ nên chia sẽ các thông tin không liên quan hoặc không có yếu tố chính trị gây mất ổn định tình hình bảo vệ và phát triển đất nước.
6🎡 Cảnh giác cao độ, đừng quá cả tin. Hình ảnh, video hoàn toàn có thể làm giả. Cần xác minh tính chính xác của thông tin thông qua các kênh thông tin chính thống của Việt Nam.
7🎡 Đối với một thông tin nếu có lợi cho Tổ quốc hãy tuyên truyền. Nhất quyết không tuyên truyền các thông tin tiêu cực, bất lợi với sự nghiệp cách mạng, bất lợi với Quốc gia, dân tộc.
8🎡 Chung tay bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc là sứ mệnh của tất cả mọi người. Việt Nam chiến thắng mọi kẻ địch mạnh nhất đều phải sử dụng “chiến tranh nhân dân”.
9🎡 Và đến nay, chiến trường mạng xã hội, các bạn hãy gương mẫu, thể hiện tinh thần dân tộc đoàn kết, chung tay góp sức vào công cuộc bảo vệ sự nghiệp cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.
10🎡 Mỗi công dân Việt Nam yêu nước, nếu sử dụng Facebook đều phải trở thành những chiến sỹ trên mặt trận thông tin, đều là thành viên của lực lượng chống thông tin xấu độc trên không gian mạng. Đây cũng được gọi là sự nghiệp cách mạng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

CÁI SAI TRÁI, SỰ ÍCH KỶ NẢY MẦM TỪ NHỮNG KẺ BÊNH VỰC VÀ CỔ VŨ NÓ.


Khi CĐM thi nhau chia sẻ một video đám sinh viên HongKong tạt xăng tính thiêu sống một người dân phản đối biểu tình, người xem mà choáng váng. Chưa rõ đầu đuôi ra sao, thực hư thế nào, số phận người bị biến thành ngọn đuốc sống kia như nào, nhưng đọc nhiều cmt của cư dân mạng Việt Nam mà sững sờ về sự cay nghiệt của từ ngữ.
Họ, những "kền kền mang vỏ bọc tri thức" thể hiện thái độ ghét Cộng sản Trung Quốc bằng cách ủng hộ sinh viên Hong Kong, và cho rằng: Đáng kiếp cho việc bênh vực Tàu khựa.
Câu chuyện "ở tận HongKong" thì có vẻ hơi xa, nhưng nó phản ánh bộ mặt nhẫn tâm và "ác" của những "nhà tự do dân chủ Việt Nam". Ở đâu có xung đột giữa "người dân" và "chính quyền" đều có dấu răng của chúng. Lẽ dĩ nhiên, chúng bênh vực "phe yếu thế" là người dân, bất chấp đúng sai. Tôi đồ rằng chẳng may một khi Đế quốc giật dây, Việt Nam xảy ra "cách mạng màu", đám người này sẽ là những kẻ chống phá đầu tiên.
Cũng một vụ cháy, cuối năm 2016, một trận hỏa hoạn ở Karaoke trên đường Trần Thái Tông, Hà Nội đã cướp đi sinh mạng của 12 người. Một câu chuyện đau lòng, nhưng khi biết thông tin 12 nạn nhân là học viên lớp cao cấp chính trị - có một đám người lại quay sang hả hê trên nỗi đau với triết lý: Chết là đáng.
Hay như vụ một tay cảnh sát có chút men, có hành vi khiếm nhã, hành hung phục vụ ở một trạm dừng chân, ba đời anh ta bị lôi ra tế sống, lý lịch toàn gia bị người ta đào bới đến chân tơ, và trút xuống bao nhiêu lời cay nghiệt cả với thân nhân anh ta, những người chả liên quan. Chao ôi, tôi thấy buồn cười. Có lẽ chuyện nó sẽ rất khác nếu anh ta không phải công an, tôi nghĩ thế!
Cách đây mấy tháng, ở Hải Phòng xảy ra một vụ TNGT khi có một trẻ trâu phóng xe với tốc độ bàn thờ đâm trực diện vào anh CSGT khi anh vẫy tay ra tín hiệu dừng xe. Thế mà có rất nhiều "kền kền khoác vỏ bọc tri thức" ở Tinh Tế, Oto+ ... vẫn bênh vực đứa trẻ trâu hỗn hào, họ còn xúc phạm anh CSGT là "ngulon" vì "quen thói hoạnh họe" - tôi thấy ngán ngẩm cho cái văn hóa Mạng xã hội đang quá xuống cấp.
Buồn cười nhất ở chỗ, một bộ phận cư dân mạng có tính rất lạ - thậm chí là ngu xuẩn khi đi bênh vực cho những kẻ phạm pháp như một cách thể hiện sự bất mãn với chính quyền. Họ mặc định bênh vực người nghèo một khi xung đột với người giầu, bất chấp đúng sai. (Đáng buồn, thường thường sự hung tàn và sai trái nảy sinh từ trong cái nghèo và sự ngu dốt.)
Cách đây mấy năm, một anh Thượng sĩ công an ra tay trấn áp một gã côn đồ bán hàng rong, xung đột xảy ra, cả làng cả xã hô hào: Cảnh sát đánh dân. Người ta thậm chí còn chung tay lên án công an, góp tiền ủng hộ sự sai quấy - chỉ bởi gã hung đồ là dân nghèo và phía bên kia là cảnh sát.
Nhưng kẻ tàn ác ấy tự khoác lên mình chiếc áo ủng hộ lẽ phải và công lý, sự hả hê được coi là tất yếu mỗi khi người giầu hay quan chức lâm vào thảm cảnh. Hay bởi chăng sự ghen ghét đã nảy mầm bén rễ từ sâu trong những con người ấy?
Và một thế hệ những người lớn nhẫn tâm như thế này, lạ kỳ như thế này sẽ tiếp tay và làm sản sinh ra một lứa trẻ hung dữ và ích kỷ.
Mạnh Tử thì cho rằng "Nhân chi sơ tính bản thiện", Tuân Tử lại cho rằng "nhân chi sơ tính bản ác". Tôi thiết nghĩ, trẻ sơ sinh thì đâu biết gì mà thiện với ác. Như Hồ Chủ Tịch đã từng nói trong bài thơ Nửa đêm - Nhật ký trong tù, rằng: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên".
Vậy đấy các bạn ạ. Con người, do ảnh hưởng phần nhiều của giáo dục và môi trường sống ... mà hình thành tình cách riêng, phân ra thiện, ác, hiền, dữ khác nhau. Vậy nên, trẻ ngoan hư ... đều do người lớn mà ra.
Đáng buồn thời buổi bùng nổ CNTT, internet phát triển khiến thông tin bẩn tràn lan, là một khi văn hóa ngoại lai xâm nhập, người lớn bận làm kinh tế ít quan tâm đến trẻ nhỏ. Ngày càng có nhiều đứa trẻ hoặc tự kỷ, hoặc hỗn hào ... lỗi này phần lớn ở người lớn đã không sát sao hoặc vô tình dạy hư trẻ.
Để đánh vào thị hiếu, các kênh truyền thông thích sản xuất content dung tục, rẻ tiền. Một thế giới mạng có quá nhiều cái ác, quá nhiều sự cay nghiệt và rất ít yêu thương. Cũng chính vì những kênh truyền thông bẩn như thế này, nhiều đứa trẻ sẽ lầm tưởng những hành động trẻ trâu ngổ ngáo của mình là cool ngầu, nhiều em gái teen cũng sẽ cho rằng đó mới là khí khái nam nhi.
Ngày hôm trước, phiên tòa xét xử Khá Bảnh đã diễn ra, đáng chú ý khi Bảnh được đông đảo các bạn trẻ học sinh Bắc Ninh xúm xít tung hô, các anh em giang hồ tới đưa tiễn. Đấy không giống hình ảnh một bị cáo sắp bước lên vành móng ngựa, nó giống người ta chào đón một ngôi sao đang bước lên thảm đỏ. Đáng chú ý nhất, khi bản án được tuyên, người ta lại bênh Bảnh và tiếp tục chửi chính quyền.
Giới trẻ bây giờ, thần tượng của chính là những Huấn Hoa Hồng, Thắng Cá Chép, Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền ... những gã giang hồ vướng vòng lao lý, và đều vi phạm pháp luật. Chúng dễ dàng học theo thần tượng, đánh đập hành hung người các cô cậu bé khác vì cái gọi là "ở trên đời không có đúng sai, chân lý thuộc về kẻ mạnh", hay không chùn tay khi chém người khác vì bạn, được tung hô là "nghĩa khí giang hồ".
Lướt facebook, chúng ta dễ dàng bắt gặp những vụ trẻ con hỗn hào, hung dữ. Nào là nhóm học sinh ở Hưng Yên lột đồ làm nhục bạn cùng lớp. Nào là thông tin 5 nữ sinh quây đánh bạn, bắt quỳ, hành hung bạn thậm tệ ở Diễn Châu, Nghệ An. Nào là nam học sinh đâm giáo viên chủ nhiệm lòi ruột vì bị thầy chửi mắng. Hay có những nhóm trẻ trâu mang dao chặn cướp xe trên quốc lộ, mang mã tấu chém người khác vì bị quy nhìn đểu... Vân vân và mây mây, đó là những tín hiệu đỏ cảnh cáo về sự xuống cấp về mặt đạo đức của thế hệ trẻ Việt Nam.
Nhiều người trong chúng ta thường có suy nghĩ rằng những đứa trẻ hỗn hào, ngổ ngáo đều thuộc gia đình bất ổn, kinh tế khó khăn hay thành phần xã hội. Nhưng không hẳn thế. Ngày càng nhiều đứa trẻ hư, ích kỷ và ác độc là con của những gia đình tri thức, có kinh tế ổn định.
Nguyên nhân vì sao các bạn biết không? Trẻ nhỏ bị người lớn làm hư và được internet tiếp tay đấy. Trong thời đại mạng internet kết nối thông tin tràn lan, cái ác, tính bạo lực, sự ngông cuồng lan truyền nhanh hơn những bài học có giá trị.
Trẻ nhỏ, đặc biệt ở tuổi vị thành niên, tư duy rất dễ nhạy cảm trước cả cái đẹp, cái tốt và cái xấu, cái ác. Vậy nên sự quan tâm bảo ban, răn dạy của người lớn để điều chỉnh hành vi, nhân cách của trẻ là rất cần thiết. Ấy vậy mà...
Trẻ con ở trường vừa học luật ATGT, hôm sau được bố mẹ chở đi học, để kịp giờ làm phụ huynh vượt luôn đèn đỏ, đi lấn lòng lề đường. Đôi lúc bị CSGT bắt phạt, năn nỉ xin xỏ không được vội dúi tiền để qua và sau đó chửi "chó vàng". Trẻ con nó học hư nhanh lắm đấy.
Chúng ta bận việc hay mệt mỏi, để "đỡ bị trẻ làm phiền" bạn quăng ngay cho trẻ cái điện thoại, cái ipad ... để mặc trẻ thích làm gì thì làm mà không biết, thông tin độc - văn hóa đen tràn lan internet. Như anh bạn tôi từng nói: Bố mẹ thời trẻ giao con cho giúp việc, vậy thì về già chớ trách con cái nó thuê ô-sin hầu ông bà. Nhân quả cả thôi.
Con bạn đi học quấy phá, mắc lỗi ... bị thầy giáo phạt úp mặt vào tường, bị gõ thước sưng tay. Không tìm hiểu rõ đầu đuôi bạn làm ầm lên tố giáo viên bạo hành nọ kia, viết đơn gửi Phòng gửi Sở kiện cáo. Thông tin được lều báo thêm mắm dặm muối, cư dân mạng lao vào chửi thầy chửi cô, chửi cả Bộ GD, chửi nốt chính quyền. Dần dà trẻ nó hình thành tư duy: Ta cứ quậy phá hung hăng, có gì đã có bố mẹ lo, xã hội ủng hộ.
Hoặc như nhiều thầy cô giáo, mang áp lực cuộc sống hoặc áp lực công việc trút hết sự hằn học vào học sinh. Thầy không ra thầy tất trò sẽ chẳng ra trò.
Khi giả dối, ác độc, tranh đấu lên ngôi, chủ nghĩa vật chất được đẩy lên làm xu hướng chủ đạo, dẫn dắt con người rời xa các giá trị tinh thần mang tính dưỡng dục hành vi. Lợi ích, bao gồm cả nghĩa thỏa mãn về tinh thần, trở thành thước đo để xác lập hành vi.
Đáng buồn và cũng đáng báo động lắm!
-------------------
(C) Le Viet - VPC Group

ĐẠI VIỆT ĐÁNH DU KÍCH HAY ĐÁNH QUY ƯỚC NHIỀU HƠN?


-------------
Trước nay do thời lượng và để phù hợp với độ tuổi học sinh, SGK lịch sử đa số chỉ nhấn mạnh đến những cuộc chiến tranh vệ quốc của Việt Nam, cho nên mặc dù SGK không viết sai, nhưng nó dẫn đến một ấn tượng sai lầm mà rất nhiều người mắc phải đó là: Việt Nam chỉ giỏi đánh du kích, đánh thanh dã (Trích nguyên văn: “từ ngàn năm Bắc thuộc đến thời điểm này vẫn có chiến tranh quy ước tuy nhiên du kích, mai phục vẫn chiếm hơn”)
Nhưng thực tế có phải như vậy không?
Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng: Du kích chiến, thanh dã chiến không phải là một chiến thuật tất thắng, mà nó chỉ là một giải pháp tạm thời bất đắc dĩ khi phải đối đầu với kẻ địch quá hùng mạnh và áp đảo. Bởi vì du kích và đặc biệt là thanh dã chiến vườn không nhà trống là một sách lược thương địch 1000 tự tổn 800, tổn thương mình trước khi tổn hại địch. Và cuối cùng nó cũng chỉ là giải pháp tình thế để có thể bảo tồn lực lượng, suy yếu kẻ địch đến khi chúng ta có thể đánh bại chúng bằng chiến tranh quy ước.
Nói vậy thì hẳn các bạn cũng đủ hiểu, nếu chỉ tính trong thời kỳ phong kiến, kẻ đủ tư cách khiến chúng ta phải dùng đến chiến tranh du kích và thanh dã cũng chỉ có anh bạn béo phía Bắc mà thôi. Vì vậy điểm lại một số xung đột giữa nước ta và Trung Quốc:
938, Ngô Quyền diệt quân Nam Hán trên Sông Bạch Đằng – Đánh mai phục + quy ước.
980, quân Tống xâm lược, vua Lê Hoàn sai quân sĩ trá hàng dụ Hầu Nhân Bảo, đem chém. Thủy quân của địch bị thua, rút về bị vua Lê Hoàn đốc quân đuổi đánh chết đến quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt sống đại tướng quân Tống là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Hưng đưa về Hoa Lư – Đánh quy ước
1075, Lý Thường Kiệt “tiên phát chế nhân” đồ sát Ung Châu, sau đó phòng thủ thành công ở sông Như Nguyệt, hai nước giảng hòa bãi binh. – Đánh quy ước
Ba lần kháng chiến chống Mông – Đây là lần thanh dã chiến trở nên rất nổi bật. Tuy nhiên điểm lại:
Lần kháng Mông thứ nhất, quân nhà Trần bại trên cuộc chiến quy ước ở Bình Lệ Nguyên, địch chiếm thành Thăng Long và tiến hành đốt phá, sau khi lương địch bị cạn, quân Trần tổ chức phản công, đuổi được giặc lần 1 – Đánh quy ước
Lần kháng Nguyên thứ hai, quân Nguyên tràn qua cực nhanh, phòng tuyến biên giới tan vỡ, chỉ trong 5 ngày đánh tới ải Nội Bàng, liên tiếp những phòng tuyến ở Vạn Kiếp, sông Đuống, Thăng Long bị địch phá, Trần Bình Trọng cảm tử chặn hậu, An Tư công chúa hy sinh vì nước, rốt cuộc có đủ thời gian để vua tôi chạy trốn tiến hành chiến tranh du kích và vườn không nhà trống. Đến khi quân địch bị bào mòn bởi thiếu thốn lương thực và dịch bệnh, quân Trần tiến hành tổng phản công, liên tiếp thắng lợi trận Hàm Tử - Tây Kết, trận Chương Dương Thăng Long, trận Thiên Mạc, và truy kích quân Nguyên đến tận biên giới.
Lần kháng Nguyên thứ ba, lần này có thể nói là số lượng đánh quy ước nhiều hơn hẳn đánh du kích, kể cả số lần thua lẫn số lần thắng và kết thúc bằng trận chiến phá địch trên sông Bạch Đằng.
Chiến tranh chống quân Minh
1406 – 1407, Trương Phụ đem quân đánh sang, Nhà Hồ chơi thủ thành rồi sau đó đục thành (hoặc khác tùy sử liệu) lùa voi ra đánh bị bắn cho không thấy đường về, cả hai cha con Hồ Quý Ly đều bị bắt
Khởi nghĩa Hậu Trần, nửa đánh du kích, nửa đánh chính quy. Trận Bô Cô là đánh quy ước
Khởi Nghĩa Lam Sơn, thời nghĩa quân còn nhỏ yếu bị kẻ địch rượt đánh thì cứ cho là đánh du kích, đến khi lấy được Thanh – Nghệ, thì đa số về sau đều là các trận đánh quy ước, hoặc phục kích vây điểm diệt viện, thậm chí là đánh công thành.
Thời Tây Sơn, trận Ngọc Hồi Đống Đa – thì đây rõ ràng là đánh quy ước trong thế công thành.
==================================
Nhưng đương nhiên đó không phải là toàn bộ cuộc chiến của người Việt, từ thời lập quốc đến nay, tần suất chiến tranh của Đại Việt luôn ở mức độ rất cao, kể cả số lần đánh với TQ, hay số lần vác gươm đi mở cõi. Nếu thống kê những lần chiến tranh kể cả chủ động và bị động thì đại khái chúng ta có:
Khúc + Dương + Nhà Ngô: 6 trận chiến
Tiền Lê: 20 trận chiến/29 năm
Nhà Lý: 63 trận chiến/216 năm
Nhà Trần: 69 trận/174 năm
Nhà Hồ: 6 trận/ 7 năm
Lê Sơ: 61 trận/99 năm
(Theo thống kê của Yevon – tham khảo cụ thể tại: https:// https://daiyevon.wordpress.com/…/danh-sach-cac-cuoc-chien…/…)
Vậy đại khái các bạn có thể thấy được, trong cả thời kỳ lối đánh thanh dã được chúng ta sử dụng nhiều nhất thì cũng là kết thúc trận chiến bằng chiến tranh quy ước, chứ chưa cần kể đến những thời như Lê Hoàn, Nguyễn Huệ.
Suy cho cùng, thanh dã và du kích chiến nó cũng chỉ là một giải pháp tình thế bất đắc dĩ. Chúng ta đã sử dụng rất khéo léo hình thức chiến tranh này và đưa đến chiến thắng với những kẻ địch hùng mạnh hơn mình rất nhiều lần, nhưng thắng lợi cuối cùng trên chiến trường vẫn là phải phân ra bằng chiến tranh quy ước.
Và chiến tranh quy ước phân thắng thua vẫn là phải bằng nội lực và thực lực. Đó mới là căn bản cần xây dựng của bất kỳ quốc gia nào.
- Minh Đức -
Nguồn: Theo dòng sử Việt

NÓNG: TÊN PHẢN ĐỘNG HÀ VĂN THÀNH CŨNG BỊ TÓM

Hà Văn Thành sinh năm 1982, trú tại xóm 7 Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An là trợ thủ đắc lực của linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc trong việc tổ chức các hoạt động chống phá chính quyền. Hà Văn Thành cùng với Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền và Nguyễn Nam Phong là những đối tượng thuộc thành phần cực đoan tham gia tổ chức các cuộc biểu tình chống nhà nước với nhiều danh nghĩa khác nhau. Gian trá, manh động, cực đoan và lỳ lợm là những lời ngắn gọn để nói về đối tượng này. Hà Văn Thành từng bị công an Nghệ An triệu tập 3 lần, nhưng cả 3 lần gã đều không chấp hành sau khi xin ý kiến của linh mục Nguyễn Đình Thục. Cũng ngay sau đó Hà Văn Thành biến mất khỏi địa phương. Theo các thông tin xác tín, Hà Văn Thành hiện bị Hoa Kỳ trục xuất và đang ăn cơm tù. Giật tít vấn đề này, RFA viết “Hà Văn Thành đang bị đánh trong tù giam”... Tư tự hỏi, RFA ở góc nào trong tù giam mà gì cũng biết hay thế? Dĩ nhiên, lối truyền thông lỗ bịch ấy là món bài quen thuộc BBC, RFA, RFI... thi triển hàng chục năm nay đối với Việt Nam và nó đã siêu lỗi thời.
Nói về trường hợp này, nhiều người cho rằng, chính quyền Donald Trump thực dụng hơn các chính quyền tiền nhiệm. Nước Mỹ không thể dung dưỡng những phần tử chỉ biết chống phá mà không chịu lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội. Nước Mỹ cũng không thể tin vào những kẻ đã chỉ vì niềm tin tôn giáo mù quáng của mình mà chà đạp lên lợi ích dân tộc. Lý do rất đơn giản dù không nói ra là, anh đã từng phản bội lại chế độ đã dung dưỡng anh, cho anh làm người, thì không có lý do gì để tôi tin anh trung thành với chế độ của tôi.
Một diễn biến khác: Trong khi 2 người cộng sự là Hoàng Đức Bình đã bị tuyên 7 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và 7 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân”; Nguyễn Nam Phong lĩnh 2 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”; Nguyễn Năng Tĩnh lĩnh 11 cục lịch, bị tước 1 số quyền công dân và 5 năm quản chế; tay phản động người Nghi Diên khác với các nick fb “Người Việt Xấu xí”, “Phan Công Hải”, “David Nguyên”... cũng đã sa lưới.... Phần nhiều họ thuộc thành phần xã hội không mấy đẹp đẽ, hoặc ấu trĩ về nhận thức hoặc loại vô công rồi nghề, hoặc ham chơi, hưởng lạc,... số ít nữa có đời sống kinh tế khó khăn, bất mãn, tiêu cực với xã hội... Điểm chung của những phần tử này đầu là “giáo dân” tha hoá đức tin, gần gũi Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục...
TD
P/s: Hình như Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam là luôn là 2 con hắc ám định mệnh cho những kẻ tay chân, hoặc cứ hễ mò đến gặp Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam đều bị bắt. Hay là Thục, Nam muốn cài người vào trại giam để đấu tranh? 😁