Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

LỰA CHỌN NÀO CHO TA ?


----------------------
Trung Quốc là quốc gia không chỉ riêng người dân Việt Nam mà cả thế giới đều không có mấy cảm tình. Nhưng trên thế giới vẫn phải làm ăn cùng người TQ .Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đang vươn mình ra thế giới thúc đẩy các mối quan hệ tạo tiền đề để phát triển kinh tế đất nước trong đó Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng, song với những hành động khiêu khích của Chính quyền Bắc Kinh trên Biển Đông đã gây ra những diễn biến phức tạp. Trước những tình hình đó, rất nhiều người Việt cho rằng: “Chính phủ Việt Nam đã quá nhân nhượng, hèn nhát để Tàu cướp đất, cướp biển, đảo”, do đó “Phải cắt đứt quan hệ hữu nghị đối với thằng bạn láng giềng không mấy tốt đẹp như Trung Quốc, tiến hành đóng cửa biên giới để cho Chính phủ Trung Quốc biết Việt Nam cứng rắn như thế nào” và đòi tuyên chiến với Trung Quốc.
Chúng ta ĐƯỢC gì? & MẤT gì? khi cắt đứt quan hệ ngoại giao, đóng cửa biên giới và tiến hành chiến tranh với Trung Quốc có hơn 1,4 tỉ dân?
Đơn giản mới đây nhất, khi phía Trung Quốc tiến hành siết chặt đối với nguồn gốc xuất xứ mặt hàng nông sản nhập khẩu, khi mà mỗi xe container nông sản của Việt Nam đi qua cửa khẩu đều bị phía Hải quan Trung Quốc kiểm tra, trung bình mỗi xe 07 phút, mới có 07 phút đã khiến cho cửa khẩu Tân Thanh kẹt cứng, giao thông ùn tắc, hàng hóa có thể bị hư hỏng...Tình trạng này không phải chỉ xảy ra trong mỗi năm 2019, mà xảy ra như cơm bữa trong nhiều năm qua, dẫn đến nông dân Việt lao đao, khốn đốn vì hàng không xuất khẩu được. “Sáng kiến” giúp nông dân mua cho họ cũng từ đó mà được ra đời và với tinh thần tương thân, tương ái của mọi người thì hàng hóa ứ đọng cũng được tiêu thụ hết. Nhưng liệu được bao lâu khi mà nguồn cung ta có nhưng cầu thì không?
Việt Nam chưa cần ra lệnh đóng cửa biên giới mà phía Trung Quốc đã đóng cửa trước , có nơi cửa khẩu 2~3 ngày , có cửa khẩu 5~7 ngày nền kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng sốt ruột, chúng ta thử tính liệu hiện nay Việt Nam có bao nhiêu mặt hàng được xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ & EU… Quả Soài , Nhãn , Vải , Thanh Long , dầy dép , quần áo? Số lượng những mặt hàng đó có cao hơn số lượng các mặt hàng được xuất khẩu sang thị trường đông dân nhất thế giới như Trung Quốc?
Muốn xuất quả Xoài sang các nước EU chúng ta phải mua máy chiếu , máy soi , thậm chí dây chuyền sản xuất sạch của họ chưa nói để vào đc siêu thị của họ chúng ta phải trải qua bao hệ thống kiểm tra chất lượng?
Thứ hai, chúng ta có nên tiến hành chiến tranh với Trung Quốc để chỉ chứng minh rằng “Việt Nam không dễ bắt nạt” chúng ta có tinh thần “bất khả chiến bại” của dân tộc Việt Nam? Vậy Việt Nam được gì ở cuộc chiến này? Tôi tin rằng chúng ta sẽ chiến thắng và được cộng đồng quốc tế ủng hộ chúng ta nếu TQ xâm lược , tuy nhiên tất cả những thành quả của chúng ta đã xây dựng hơn 40 năm qua kể từ khi thoát khỏi chiến tranh sẽ trở về con số ÂM như 1 người thất bại trong kinh doanh mất toàn bộ gia sản thậm chí gia đình? Hiện giờ ta từ một nước “đang phát triển” một con rồng đang trỗi dậy ở châu Á , các nước đánh giá cao vai trò vị thế và sự phát triển kinh tế của Việt Nam . Quan hệ ngoại giao có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, nhưng sau khi kết thúc chiến tranh với Trung Quốc thì lại một lần nữa kịch bản chúng ta phải ngửa tay đi xin vay tiền viện trợ nước ngoài sẽ được thế hệ con cháu ta nối tiếp trả nợ… Ngoài ra, chúng ta có chắc chắn một cuộc chiến sẽ được kết thúc nhanh chóng hay nó kéo dài trường ký kháng chiến, tạo cơ hội cho kẻ thứ ba, thứ tư nhảy vào can thiệp, bảo hộ chia bè kết phái rồi đất nước ta sẽ về đâu? Liệu chúng ta có được làm chủ đất nước này hay lại phải làm thuê cho kẻ khác ngay chính đất nước mình như thực dân Pháp , Nhật những năm 1945 đi đâu làm gì cũng phải xin phép họ , dưới quyền kiểm soát của họ ?đất nước ta có lúa phải đi cấy thuê và phá lúa trồng Đay cho Nhật , có rừng Cao Su phải đi cạo mủ cho họ , có mỏ than mà phải khai thác cho họ để lấy tiền làm thuê cho họ trên chính đất nước mình– một đất nước từng có hơn 40 năm hòa bình & phát triển sẽ như nào ?
Khi có chiến tranh nhân dân ta có được tự do , ấm no hạnh phúc như bây giờ không? Về vấn đề cốt lỗi Việt Nam ko muốn rơi vào âm mưu của các thế lực, họ muốn chúng ta đối đầu để họ có lợi. Trời sinh ra chúng ta đã là láng giềng với TQ. Vấn đề là đối sách ra sao để vừa giữ được bang giao, vừa giữ được cả chủ quyền đất nước , mà cũng không có chiến tranh. Nếu xảy ra chiến tranh là người dân khổ, bên nào thắng thì người dân ta đều khổ và thiệt hại kinh tế và đã thấy rất rõ ở những quốc gia hiện nay vẫn còn chiến tranh với sự bất ổn.
Quan điểm của ta chủ trương đấu tranh: Kiên quyết, kiên trì giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước gắn với bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích hợp pháp, chính đáng trên biển của đất nước; không thỏa hiệp, lùi bước trước những hành động hăm dọa, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.
Khi không còn sự lựa chọn nào khác thì khẳng định rằng người Việt Nam sẽ chiến đấu.
Cho nên, hãy sáng suốt trong mỗi suy nghĩ & hành động, sẽ không ai cứu lấy chúng ta ngoài việc chúng ta tự cứu lấy chính mình. Mấy thằng phản động ở ngoài nó ra rả rằng “lấy lại đất Tổ, không làm khổ dân”, phương châm của chúng là phá sạch đốt sạch, thực chất đó là cách kiếm tiền nuôi thân của mấy tên pd nhằm quyên góp tiền , và chúng lấy nước bọt để moi mấy đồng bạc lẻ của Chính phủ Mỹ mà thôi. Giấc mơ Mỹ hay thiên đường Tư bản chủ nghĩa cứ đi hỏi Bạch Hồng Quyền đang trồng “lúa cao sản” bên trời Tây là biết, mấy thằng dân chủ yêu cây, yêu cá, yêu môi trường cũng đang chết đói nhăn răng bên đất Thái , có đứa còn phải đi nhặt rác , ve chai kiếm tiền . Cuối cùng đứng biến Việt Nam – đất nước đang hòa bình trở thành như Syria hiện nay..
Và chúng ta kiên quyết không đánh đổi chủ quyền lãnh thổ bằng thứ “hòa bình” viễn vông, ảo tưởng, xa thực tế. Luôn sẵn sàng cho tình huống xấu nhất./. Đó là câu trả lời cho bài viết này

3 nhận xét:

  1. Việt Nam chủ trương: Kiên quyết, kiên trì giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước gắn với bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích hợp pháp, chính đáng trên biển của đất nước; không thỏa hiệp, lùi bước trước những hành động hăm dọa, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam ko muốn rơi vào âm mưu của các thế lực thù địch, họ muốn chúng ta đối đầu để họ có lợi. Vấn đề là đối sách ra sao để vừa giữ được bang giao, vừa giữ được cả chủ quyền đất nước, mà cũng không có chiến tranh.

    Trả lờiXóa
  3. Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, chúng ta phải kiên quyết giữ vững. Nhưng chúng ta phải xử lý hết sức khôn khéo; không để kẻ xấu lợi dụng để kích động, chống phá.

    Trả lờiXóa