Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

MỘT SỐ, PHƯƠNG THỨC CHỦ YẾU TRONG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH



Trước các hoạt động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động cùng những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới"
          Một số phương thức chủ yếu trong lãnh đạo công tác đấu tranh tư tưởng
Một là, cấp ủy các cấp xây dựng nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị về lãnh đạo đấu tranh tư tưởng. Bên cạnh phương thức lãnh đạo bằng nghị quyết, hầu hết cấp ủy các cấp hiện nay lãnh đạo bằng việc ra các kế hoạch, chỉ thị thực hiện Nghị quyết 35, trong đó có đề cập nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng.
Hai là, cấp ủy lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua tổ chức đảng và đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên là những người tiên phong đưa Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, vào thực tiễn đấu tranh tư tưởng. Trước hết, tổ chức đảng và đảng viên là người quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, xây dựng thành nghị quyết, kế hoạch thực hiện của cấp mình. Tổ chức đảng và đảng viên cũng là những người trực tiếp tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục quần chúng, xây dựng nhận thức đúng đắn cho mình và cho quần chúng về nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng. Tổ chức đảng và đảng viên cũng là những người trực tiếp, thường xuyên tiến hành tự phê bình và phê bình, phê phán những suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng sai trái, lệch lạc; chấn chỉnh những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Ba là, cấp ủy lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua phát huy vai trò chính quyền nhân dân. Cấp ủy lãnh đạo chính quyền cùng cấp cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về đấu tranh tư tưởng, đặc biệt là mục tiêu, quan điểm, nhiệm và giải pháp theo Nghị quyết 35 vào hoạt động quản lý Nhà nước, vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, chính quyền các địa phương cần coi trọng tuyên truyền, giáo dục nhân dân nhận rõ về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực kinh tế. Đồng thời, phải đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của sự chống phá đó đối với nền kinh tế nói chung, kích hoạt quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị trong nội bộ ta nói riêng.
Bốn là, cấp ủy lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội. Phương thức này huy động sức mạnh tổng hợp vào công tác đấu tranh tư tưởng. Cấp ủy đảng trong các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn... đều có lực lượng tuyên giáo làm nòng cốt, cần xây dựng chương trình, kế hoạch đấu tranh tư tưởng trong tổ chức mình, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và lợi ích chính trị của đoàn viên, hội viên.
Năm là, thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác đấu tranh tư tưởng. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết là một khâu rất quan trọng trong quy trình lãnh đạo của tổ chức đảng. Kiểm tra, giám sát là khâu không thể thiếu nhằm bảo đảm nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của cấp ủy đảng về đấu tranh tư tưởng được thực thi trên thực tế. Sơ kết, tổng kết để nhìn ra ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân và cách khắc phục. Sơ kết, tổng kết còn giúp cấp ủy phát hiện điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm tốt để tiến hành công tác thi đua, khen thưởng trên mặt trận đấu tranh tư tưởng. Việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm đấu tranh tư tưởng phải được duy trì thành nền nếp, thường xuyên, có hiệu quả thiết thực. Từ những mô hình hay, những điển hình tốt, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế là cơ sở để cấp ủy xây dựng nghị quyết, chỉ thị về lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thu được thắng lợi lớn hơn.     P.C


3 nhận xét:

  1. Trước các hoạt động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động cùng với những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chúng ta phải có những biện pháp để đấu tranh phản bác những luận điểm sai trái, thù địch; đồng thời tăng cường gáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, không để tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xảy ra.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay, các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của họ là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.

    Trả lờiXóa
  3. Trước những luận điệu sai xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa