Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

THỰC TIỄN ĐỔI MỚI HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TĂNG CƯỜNG TIỀM LỰC CHÍNH TRỊ - TINH THẦN CỦA SỨC MẠNH QUÂN SỰ VIỆT NAM

 

Tri Thức

Giáo dục Quốc phòng – an ninh là một nội dung có vai trò quan trọng tăng cường tiềm lực chính trị - tinh thần trong sức mạnh quân sự Việt Nam. Hoạt động này đã được luật hoá, chuẩn hoá, là một nội dung bắt buộc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong toàn bộ hệ thống chính trị, trong giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, hội viên các đoàn thể, các chức sắc, chức việc tôn giáo và các tầng lớp nhân dân. Từ năm 2013 đến nay, cả nước có gần 2,7 triệu lượt cán bộ thuộc các đối tượng được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định, trong đó đối tượng bồi dưỡng theo Thông tư 38/TT-BQP và Thông tư 24/TT-BQP của Bộ Quốc phòng là hơn 2.678.000 người; theo Thông tư 05/TT-BCA của Bộ Công an là hơn 72.000 người.

Tăng cường tiềm lực chính trị - tinh thần trong sức mạnh quân sự Việt Nam thời gian đã chú ý đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục quốc phòng và an ninh. Công tác phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân được đẩy mạnh, nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm địa bàn, dân cư; việc bảo đảm phục vụ công tác giáo dục quốc phòng và an ninh được quan tâm đúng mức.

Đã phát huy vai trò của các chủ thể của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân và hoàn thiện chế tài, cơ chế, chính sách. Trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, từng bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị xuất phát từ thực tiễn, đã có nhiều hình thức, biện pháp phù hợp để phát huy các doanh nghiệp, cá nhân cả trong nước và ngoài nước trong giáo dục quốc phòng và an ninh, trong tổ chức quản lý con người, nhân lực công nghệ thông tin, các biện pháp như ký kết với các nhà mạng xã hội facebook, zalo, youtube, google trong việc kiểm duyệt nội dung thông tin đăng tải, giúp cho mạng internet “sạch” hơn.

Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cũng được chú trọng đổi mới hình thức, biện pháp giáo dục phù hợp. Chẳng hạn ở các Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 trên cơ sở đặc điểm địa bàn đã kết hợp giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh với tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình, mở rộng đối tượng, nhất là các đối tượng là chủ hộ gia đình, chủ phương tiện tàu thuyền ở khu vực biên giới, biển, đảo ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng; cán bộ doanh nghiệp và chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở khu vực các tỉnh đồng bằng.

Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên được triển khai đồng bộ từ bậc trung học phổ thông đến đại học và có nhiều đổi mới, chất lượng từng bước được nâng cao. Hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên cả nước được quy hoạch, đầu tư nâng cấp, xây dựng ngày càng hoàn thiện, v.v.

Cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương đã phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Quân khu 2, 4, 5, 7, 9 và thành phố Hà Nội tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho hơn 300 chủng sinh thuộc Đại chủng viện Thánh Giuse Thành phố Hồ Chí Minh và Đại chủng viện Thánh Quý Cần Thơ. Cùng với đó, đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho hơn 120 chức sắc các tôn giáo là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của 12 tỉnh, thành phố phía Nam; 320 tăng, ni sinh của Học viện Phật giáo Việt Nam và gần 720 chức sắc, nhà tu hành, đại diện các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Quân khu 2, 4, 5, 7, 9, đạt kết quả tốt, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong tín đồ, phật tử[1]. Qua đó nâng nhận thức, trách nhiệm, tâm lý, niềm tin để mỗi công dân trong xã hội đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huy tiềm lực chính trị - tinh thần, đoàn kết hội tụ sức mạnh để thực hiện trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục quốc phòng và an ninh đã giúp cho việc hiểu biết quốc phòng và an ninh ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn nâng cao ý thức cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong bảo vệ tổ quốc. Góp phần rất quan trọng vào xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân” vững chắc trong khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), quân khu và cả nước, một nội dung cốt lõi của xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần trong xây dựng sức mạnh quân sự đất nước.



[1] Ngô Minh TiếnĐẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, http://tapchiqptd.vn/vi/nhung-chu-truong-cong-tac-lon/day-manh-cong-tac-giao-duc-quoc-phong-va-an-ninh-dap-ung-yeu-cau-bao-ve-to-quoc/13508.html 4/2019

1 nhận xét: