Cương
Trực
“Truyền thông đen” và nhóm KOL (bao gồm vài cựu nhà báo, phóng viên tự lập ra trang fanpage tuyên bố là “truyền thông sạch”, “báo trung lập”, “nhà báo công dân”) đang là những cụm từ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Bởi các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động đang triệt để sử dụng các hình thức này để phát tán thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động… nhằm mục đích phá hoại đại hội Đảng các địa phương nói riêng, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nói chung.
Trước thềm đại hội Đảng bộ tỉnh Đắc Lắc, nhóm
“Báo sạch” liên tục viết bài với nội dung suy diễn, xuyên tạc việc cơ quan chức
năng địa phương này khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với hai đối tượng liên quan
đến một vụ án hình sự nghiêm trọng. Theo thông tin từ người phát ngôn Bộ Công
an và cơ quan chức năng thì từ đầu năm 2020, một nhóm đối tượng tạo lập các
trang web như giandoihocthuat.wordpress để đăng tải các bài viết nói xấu
lãnh đạo tỉnh Đắc Lắc. Chúng sử dụng
email: uybankiemtrahocthuat@gmail.com để gửi và tán phát các tài liệu
nói xấu đến hàng trăm cán bộ lãnh đạo, đảng viên ở Trung ương và địa phương.
Thậm chí, cơ quan chức năng cho biết, chúng còn dùng tiền, vật chất mua chuộc
để lôi kéo một giáo viên đứng đơn tố cáo sai sự thật kéo dài. Khi người này
dừng việc tố cáo thì chúng lôi kéo, mua chuộc trang mạng xã hội, công ty truyền
thông và một vài tạp chí điện tử thông tin tán phát thông tin xuyên tạc.
Tại Bắc Giang, một số đối tượng đã thực hiện
bài viết xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo tỉnh trên mạng xã
hội Facebook “Việt Tân”. Có 19 tài khoản Facebook cá nhân
tại tỉnh Bắc Giang chia sẻ lại những bài viết đó, ảnh hưởng xấu tới dư luận,
kích động xuống đường biểu tình..., gây phức tạp dư luận trước thềm đại hội đảng
các cấp. Cơ quan chức năng đã làm việc với 19 chủ Facebook và sau đó
họ đều nhận thức ra sai lầm khi tiếp tay cho thông tin xấu, đã tự nguyện gỡ bỏ
nội dung chia sẻ.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Minh Chính, Cục
trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công
an): “Tiến tới Đại hội Đảng lần thứ XIII thì những hoạt động này diễn biến hết
sức phức tạp. Có đến hàng nghìn trang ở trên mạng xã hội và các
kênh YouTube. Đặc biệt, như Việt Tân có đến hơn 1.000 clip liên quan đến
hoạt động tiến hành đại hội đảng các cấp để xuyên tạc, tuyên truyền thông tin
sai sự thật.
Trong xã hội số, mọi thông tin không
thể hạn chế phát tán nhưng lại có thể bị xuyên tác, bóp méo. Sự ra đời của mạng
xã hội, đặc biệt là Facebook đã cung cấp, chia sẻ thông tin một cách nhanh
chóng góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người; mở rộng,
lan toả thông tin, kết giao bạn bè, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ công tác tuyên
truyền kịp thời và hiệu quả. Tuy nhiên, những thông tin trên đó ít được kiểm
chứng, thường phóng đại, phản ánh không chính xác bản chất sự việc nên gây hậu
quả xấu cho cá nhân và xã hội. Hơn nữa, ngày nay các thế lực thù địch đang
triệt để lợi dụng mạng xã hội, hệ thống “truyền thông đen” để thực hiện chiến
lược “diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng tung lên vô vàn
nhiều thông tin khác nhau, gây hoang mang, nhiễu loạn thật - giả, tốt - xấu,
trắng - đen. Do đó, hãy cảnh giác với “truyền thông đen”. Biện pháp hữu hiệu
nhất là cần đặt niềm tin đúng chỗ trước thế giới thông tin đầy biến động. Chỉ
có theo dõi hệ thống thông tin truyền thông chính thống mới cung cấp, đem lại
cho người đọc, người nghe, người xem những thông tin chính xác, có độ tin cậy
cao, phản ánh đúng đắn hiện thực cuộc sống. Hãy là những người dùng thông minh
trước vô vàn thiết bị thông minh, thông tin thông minh. Và trước hết, chúng ta
hãy biết cách tìm hiểu và tin tưởng vào các trang thông tin chính thống để loại
bỏ “truyền thông đen”.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa