Nhà nước đã xây dựng, ban
hành mới và bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quốc phòng, an
ninh: Luật Quốc phòng (sửa đổi năm 2018), Luật An ninh quốc gia, Luật Sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Luật Công an nhân dân
(sửa đổi năm 2018), Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Luật Dân quân tự vệ, Luật
Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Phòng, chống khủng bố, Luật Quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Cảnh sát biển Việt Nam,
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Tổ
chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật An ninh mạng, Luật Biên phòng năm
2020. Đây là bước tiến quan trọng, nhằm thể chế hóa một cách đồng bộ các quan
điểm của Đảng, nhất là những tư duy, quan điểm mới về quốc phòng, an ninh, bảo
vệ Tổ quốc bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là cơ sở chính trị, pháp lý
quan trọng để tăng cường tiềm lực chính trị - tinh thần của sức mạnh quân sự Việt
Nam. Đồng thời, cũng là căn cứ để chỉ đạo các cấp, các ngành, các lực lượng và
địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc;
xây dựng, củng cố lòng tin chiến lược với các nước, nhất là các nước láng
giềng, các nước lớn, bạn bè truyền thống, tạo thế và lực mới cho sự nghiệp củng
cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, Đảng, Nhà nước và các Bộ,
Ban, ngành, đoàn thể đã ban hành nhiều văn bản quan trọng cụ thể trực tiếp tăng
cường tiềm lực chính trị - tinh thần trong sức mạnh quân sự quốc gia. Về công
tác tư tưởng, lý luận là: Nghị quyết số 09 của Bộ
Chính trị ngày 18/2/1995 về một số định hướng lớn trong
công tác tư tưởng hiện nay; Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 18/3/2002
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về nhiệm vụ chủ yếu của công
tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 1/8/2007 khóa
X về công tác tư tưởng, lý luận và báo
chí trước yêu cầu mới và Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính
trị khoá XI về công tác lý luận và định
hướng nghiên cứu đến năm 2030. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
cho cán bộ, đảng viên đã từng bước được chuẩn hoá, hoàn thiện thông qua: Quy
định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng; Quy định về chế độ cập
nhật kiến thức đối với cán bộ, đảng viên; Kết luận về đổi mới và nâng cao chất
lượng dạy và học các môn lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân… Gần
đây nhất là Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng,
hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức giáo dục
lý luận chính trị với bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về “Một
số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, gắn với thực hiện Chỉ
thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 35-NQ/TW, Ngày
22/10/2018, của Bộ Chính trị khoá XII “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình mới”; Hướng dẫn trao đổi, đối thoại với các cá nhân có quan điểm khác
với chủ trương, đường lối của Đảng.
Hệ thống các văn bản
trên thể hiện quan điểm, chủ trương, định hướng chung tăng cường tiềm lực chính
trị - tinh thần là kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng, kiên định sự lãnh đạo và các nguyên tắc hoạt động của Đảng. Hoạt
động tăng cường tiềm lực chính trị - tinh thần đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân,
lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc, những giá
trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, những tinh hoa văn hoá thế giới
chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội./.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa