Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

"GÓP PHẦN PHÁ HUỶ XÃ HỘI CŨ "

HP

Lãnh tụ thiên tài của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại - V.I.Lênin đã để lại cho nhân loại, cho thế giới hiện đại những di sản tinh thần cộng sản vô giá. Trong đó, vấn đề giáo dục đạo đức cộng sản là hệ thống lý luận kinh điển, cơ bản có ý nghĩa lịch sử và hiện thời to lớn. Người đã chỉ ra rằng, giá trị đạo đức, “nhằm đoàn kết những người lao động chống mọi sự bóc lột, chống mọi chế độ tư hữu nhỏ”,  "là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản"[1].

Giáo dục đạo đức cộng sản phải toàn diện, là một trong các biện pháp cơ bản góp phần "GÓP PHẦN PHÁ HUỶ XÃ HỘI CŨ " . Theo Lênin nhà trường mới sẽ tiến bộ hơn nhà trường cũ không chỉ trang bị tri thức mà cả khả năng rèn luyện thực tiễn cách mạng. Những kiến thức về chủ nghĩa cộng sản đó là học chủ nghĩa Mác vì chủ nghĩa Mác là kết tinh của văn hoá nhân loại. Học chủ nghĩa Mác, phải nắm được thực chất phương pháp luận, tinh thần của các nguyên lý và phải biết “tự tạo ra những quan điểm cộng sản”[2] .

V.I.Lênin viết: “Người cộng sản nào cậy mình nắm được những kết luận sẵn có mà muốn khoe khoang về chủ nghĩa cộng sản, nhưng lại không làm một công tác hết sức nghiêm chỉnh, hết sức khó khăn và hết sức to lớn, không hề lý giải những việc mà anh ta cần xem xét với tinh thần phê phán, một người cộng sản như vậy thì thật đáng buồn”[3]. Với tinh thần đó, yêu cầu trong giáo dục phải thiết thực, cụ thể trong suy nghĩ và hành động; người cộng sản phải biết kết hợp học - rèn với cuộc đấu tranh chống lại xã hội cũ của bọn bóc lột; giáo dục đạo đức cộng sản không chỉ nói cho họ nghe những bài diễn văn êm dịu hay những phép tắc đạo đức. Nội dung giáo dục đạo đức cộng sản phải toàn diện, nhằm trang bị cho thế hệ trẻ “một nền học vấn hiện đại” và chỉ có thể thực hiện điều này thì mới có thể xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản; nếu không, “chủ nghĩa cộng sản chỉ là một nguyện vọng mà thôi” [4].

 



[1] Lênin Toàn tập tập 41, Nxb TB M 1978, tr.369

[2] Sđd, tr.372.

[3] Sđd, tr.362-363.

[4] Sđd, tr.365. 

1 nhận xét: