Kỳ Anh
Gần đây trên trang Facebook Việt Tân có đăng tải bài viết của Trung Điền với tiêu đề “Hội nghị 14 thất bại” - Đây là một sự xuyên tạc trắng trợn và xấu hổ của Việt Tân. Nội dung bài viết cho rằng kế hoạch Hội nghị 14 của Trưng ương Đảng dự kiến diễn ra 7 ngày (từ 14 ÷ 20/12/2020) nhưng lại kết thúc sớm hơn 2 ngày là một sự thất bại. Lý do Hội nghị 14 kết thúc sớm hơn kế hoạch mà bọn chúng cho là “Sự kết thúc sớm hai ngày của Hội nghị 14 đã khiến cho giới quan sát quốc tế đặt nghi vấn là Hội nghị đã có những đấu đá quyết liệt về nhân sự nên phải chấm dứt để chờ thảo luận tiếp ở Hội nghị 15, dự trù sẽ diễn ra vào tuần lễ thứ hai của tháng Giêng, 2021”.
Đặc biệt, bài viết xuyên tạc về vấn đề nhân sự của Đại hội XIII, chúng cho rằng việc lựa chọn nhân sự bầu bộ chính trị, ban bí thư khóa XIII có sự chỉ đạo và theo phe cách của Chủ Tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bọn chúng còn cho rằng công tác nhân sự cho Đại hội XIII của Đảng đã được chuẩn bị từ lâu nhưng đến Hội nghị 14 vẫn chưa quyết định về danh sách tứ trụ và ấn định ngày tổ chức Đại hội XIII là vì: “Nhưng do sự khống chế quá chặt và làm theo ý riêng của ông Trọng để giành lấy ưu thế về phe nhóm của phe mình nên Hội nghị 14 đã không thành công”. Bài viết còn cho rằng việc kết thúc hội nghị sớm hơn 2 ngày thể hiện “trong nội bộ trung ương CSVN đã có những làn sóng chống đối ngầm và họ không muốn phe ông Trọng khống chế, tiếp tục chiến dịch đốt lò mà trong thực chất là để thao túng quyền lực của phe Trọng”. Có thể khẳng định đây là một sự xuyên tạc trắng trợn sự thật của công tác nhân sự cho Đại hội XIII nói chung và Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 nói riêng của các thế lực phản động. Điều này làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và gây tâm lý hoang mang cho người dân, làm giảm lòng tin của quần chúng với Đảng và sự đoàn kết toàn dân tộc. Để hiểu rõ hơn về công tác nhân sự của Đại hội XIII chúng ta cùng nhìn lại quá trình chuẩn bị công phu, dân chủ của Đảng qua các lần hội nghị. Đồng thời qua đó cũng vạch trần bộ mặt chống phá, khủng bố của Việt Tân.
Tại Hội nghị Trung ương 8 diễn ra vào tháng 10 năm 2018 đã quyết định thành lập
các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng, trong đó có Tiểu ban Nhân sự
và Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Tiểu ban. Đây là tiểu
ban có nhiệm vụ chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII của Đảng. Đến Hội nghị lần
thứ 9 diễn ra vào tháng 12 năm 2018, Với tinh thần "phải làm từng bước,
từng việc, chắc chắn, chặt chẽ, công phu; quy hoạch xong Ban Chấp hành Trung
ương, mới làm quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sau đó mới đến các chức danh
chủ chốt". Trung ương đã cho ý kiến việc giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban
chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021-2026 đối với 205 nhân sự để Bộ Chính
trị xem xét, quyết định quy hoạch theo thẩm quyền. Đồng thời nhằm giúp Bộ Chính
trị có thêm thông tin, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã lấy phiếu tín nhiệm 21
Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII theo quy định. Đây là bước
chuẩn bị rất quan trọng và là cơ sở cho công tác nhân sự Ban chấp hành nhiệm kỳ
mới. Đến Hội nghị Trung ương 10 diễn ra vào tháng 5 năm 2019, Trung ương cho ý
kiến về đề cương các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; góp ý việc chỉ đạo
tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng và một số vấn
đề quan trọng khác. Tại Hội nghị Trung ương 11 diễn ra vào tháng 10 năm 2019,
Trung ương cho ý kiến về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; báo
cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019; dự kiến kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020 và một số vấn đề quan
trọng khác. Đặc biệt, tại hội nghị lần này đã bầu bổ sung 4 Ủy viên Ủy ban Kiểm
tra Trung ương khóa XIII và tiến hành khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trương
Minh Tuấn, và ông Nguyễn Bắc Son, đây đều là những cán bộ là Ủy viên và nguyên
Ủy viên Trung ương Đảng vi phạm phải xử lý. Trong phát biểu bế mạc hội nghị
Trung ương 11, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ "chúng
ta đang tích cực chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của
Đảng, phải kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ những cán bộ vi phạm, thoái hoá,
biến chất!". Đến Hội nghị Trung ương 12 diễn ra vào tháng 5 năm 2020, công
tác nhân sự được tiếp tục xem xét, thảo luận. Cụ thể các đại biểu đã thảo luận
về tiêu chuẩn Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương; điều kiện, cơ cấu, số lượng,
quy trình giới thiệu, cách thức lựa chọn và một số vấn đề cần lãnh đạo thực
hiện trong quá trình chuẩn bị, triển khai công tác nhân sự Trung ương. Trong đó
chú trọng đặt ra những tiêu chuẩn của cán bộ nói chung, như: Có tinh thần yêu
nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh....; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu,
được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm....; có trí tuệ, tầm nhìn, có
trình độ để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể
của Ban Chấp hành Trung ương... Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải
là những nhân sự thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban chấp hành Trung ương về bản
lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo,
quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có khả năng
phân tích, dự báo, tổng hợp, đề xuất những vấn đề mới một cách đúng đắn; có
trình độ hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị, biết phát hiện và sử dụng
người có đức có tài. Đồng thời đề cập đến số lượng và cơ cấu hợp lý như: tăng
cường số lượng Uỷ viên Trung ương ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực công tác
trọng yếu; chú ý tăng thêm tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc
thiểu số. Về độ tuổi, Ban chấp hành Trung ương khoá XIII cần có 3 độ tuổi (dưới
50; 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên); trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định
thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định
việc đề cử với Đại hội Đảng. Đối với việc giới thiệu, lựa chọn nhân sự phải căn
cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, nói chung phải trên cơ sở Quy hoạch
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và kết quả giới thiệu tín
nhiệm cao của Trung ương, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của
Đảng, Nhà nước; gắn kết chặt chẽ với việc sắp xếp, bố trí nhân sự lãnh đạo các
cơ quan đảng, nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
tổ chức chính trị - xã hội nhiệm kỳ tới. Đến Hội nghị Trung ương 13 diễn ra vào
tháng 10 năm 2020, Trung ương đã thảo luận, cân nhắc kỹ lưỡng, trách nhiệm và
thống nhất cao với sự chuẩn bị của Bộ Chính trị về nhân sự; bỏ phiếu biểu quyết
giới thiệu nhân sự tham gia Uỷ viên chính thức và Uỷ viên dự khuyết Trung ương
khoá XIII, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII. Đến Hội nghị lần thứ
14 diễn ra từ ngày 14 đến 18 tháng 12, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận
dân chủ, kỹ lưỡng, bỏ phiếu biểu quyết với sự nhất trí rất cao nhân sự tham gia
Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, bao gồm cả nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư
khóa XII tái cử và nhân sự lần đầu tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư; giao Bộ
Chính trị và Tiểu ban Nhân sự tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương
án nhân sự để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định tại Hội nghị
Trung ương 15 sắp tới.
Như vậy, công tác nhân sự cho Đại hội XIII của Đảng được chuẩn bị công phu, kỹ
lưỡng theo tinh thần dân chủ và được quyết nghị từng bước, từng bước trong các
lần Hội nghị Trung ương Đảng. Đó là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và trí tuệ
tập thể, nó không phải là ý kiến chủ quan của cá nhân hay sự đấu tranh, giành
quyền lực của phe cánh, tổ nhóm nào giống như sự tranh giàng quyền lực của các
đảng phái cầm quyền ở các nước tư bản. Điều đó cho thấy Việt Tân lộ rõ sự xuyên
tạc trắng trợn công tác nhân sự của Đảng.
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa