Kỳ Anh
Định hướng phát triển đất nước trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng ta có luận điểm trọng tâm “Tăng cường xây dựng con người và nền văn hóa Việt Nam tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trờ thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc" không chỉ đúng với tư tường Hổ Chí Minh mà còn hoàn toàn phù hợp với tinh thần đối thoại văn hóa toàn cầu hôm nay.
Vì chỉ có thể
đối thoại với thế giới bằng bản sắc văn hóa, tức những gì của riêng mình. Đi tận
cùng dân tộc sẽ bắt gặp nhân loại chính là như vậy! Bài viết của chúng tôi góp
ý từ phương diện phát huy đạo lý truyền thống để xây dựng con người văn hóa Việt
Nam trong thời kỳ mới.
Lịch sử văn
hóa Việt Nam rất đề cao đạo lý, đạo đức. Cụ Trương Hán Siêu (đời Trần) đẵ khái
quát trong câu thơ nổi tiếng: "Giặc tan muôn thuở thầng bình/ Bời đâu đất
hiểm cổt mình đức cao". "Đức cao" là lôi sống Việt đã trở thành
một nét bản sắc văn hóa Việt. Dân tộc này thắng nhiều giặc gỉẵ nhờ nguyên nhân
cơ bản là "đức cao" ấy. Chúng ta tự hào có một nền vần hóa văn học đậm
đà tỉnh thần nhân văn, trọng đạo lý, thương yêu, trân trọng con người, căm ghét
cái ác, tỉnh thần hướng thiện được kết tinh ờ những hình tương nghệ thuật thẩm
mỹ đặc sắc, muôn đời nay lung linh tỏa sáng vẻ đẹp chân, thiện, mỹ. Đó là những
Chử Đổng Từ, Tiên Dung, là cô Tấm, chàng Thạch Sanh... Huyền thoại nàng dâu Thoại
Khanh cắt thịt mình cho mẹ chồng ăn thoát qua cơn đói ám ảnh đến cả cõi Phật
nhân từ, để rồi Phật Thích Ca ban cho nàng cây đàn thần vừa để kiếm sống vừa
tìm kiếm người thân... Hình ảnh cô Kiều hiếu nghĩa vẹn toàn làm thổn thức và
chinh phục hàng triệu con tim Việt... Trong quá khứ, những hình tương ấy có sức
ảnh hường lớn, trở thành một phương tiện giáo dục đạo lý rất hiệu quả.
Nhìn vào thời
đương đại, triết học văn hóa của thê giới quan niệm rất đúng rằng con người như
cây xanh cắm sâu rễ vào mảnh đất văn hóa truyền thống rồi vươn cao lá cành
quang hợp ánh sáng lý tưởng của thời đại mới.
Với con người
Việt Nam hiện đại thì phải lấy đạo lý truyền thông làm gổc và quang hợp ánh
sáng của Chủ nghĩa Mác Lê-nỉn và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phát huy đạo
lý truyền thông để xây dựng con người Việt Nam tiên tiến, hiện đại, cần có những
giải pháp sau:
Một là, về lãnh đạo,
chỉ đạo. Người Việt sống trọng tình, trọng niềm tin. Dân ta rất thiết tha với Đảng,
yêu Đảng và vì Đảng. Điều kỳ vọng nóng bỏng của nhân dân ta hôm nay với Đảng là
việc chống tham nhũng triệt để và hiệu quả. Tội tham nhũng không chỉ đục khoét
tài sản của Nhà nước và nhân dân, nguy hiểm hơn, nó đục khoét lòng tin của dân
ta với Đảng, đục khoét vào các giá trị đạo lý, đạo đức, trách nhiệm, bổn phận...
Vì lẽ ấy, Đảng
phải lựa chọn cán bộ thực sự là "đầy tớ", là "công bộc" của
dân. Đấy là cách chủ yểu để trong sạch Đảng, có như vậy mới có thể thuyết phục,
tuyên truyền, kêu gọi được dân. Làm sao mỗi cán bộ, đảng viên phải là tấm gương
sáng để quần chúng, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên lấy đó làm hình mẫu trau
dồi, học tập. Phải thấm thìa hơn nữa lời Bác Hồ dạy: "Một tấm gương sổng
còn giá trị hơn trăm bài diễn văn tuyên truyền" và "Lấy gương người tốt,
việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau"!
Hai là, về sự kế
thừa, quản lý. Những giá trị văn hóa có từ ngàn nầm trong việc giáo dục đạo lý
con người cần được tiếp tục nghiên cứu kê thừa, phổ biến. Ví như tác phẩm
"Hậu tự huấn" của Nguyễn Trãi viết giúp vua Lê Thái Tổ để răn dạy các
Thái tử hay "Nhị thập tứ huấn điều" (1.470) do vua Lê Thánh Tông cho
công bố để huấn thị quan lại từ trung ương đến làng xã, rất cần để cán bộ, đảng
viên hôm nay tham khảo, học tập, tu dưỡng. "Gia huấn ca" (tương truyền
của Nguyễn Trãỉ) là những bài học về đạo lý làm người trong gia đình... Thời
Nhà Lê cực thịnh có sự góp phần không nhỏ của văn hóa đạo lý làm người rất được
nhà nước quan tâm chú ý.
Cách tốt nhất
để chống "xâm lăng văn hóa" là tầng cường sức đề kháng văn hóa cho thế
hệ trẻ bằng cách đầu tư làm lớn mạnh vần hóa truyền thông; bằng cách giáo dục ý
thức, bản lĩnh văn hóa cho học trò ngay từ nhà trường phổ thông. Do vậy cần một
giải pháp quan trọng là phục hưng vần hóa để làm sổng lại những giá trị văn hóa
cổ truyền.
Phải có những
giải pháp quản lý văn hóa một cách chặt chẽ về mặt nhà nước. Tích cực đấu tranh
với những biểu hiện lai căng, những sản phẩm độc hại, những hành vi phỉ văn
hóa, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của vần hoá dân
tộc. Những cái gì bất cập, không phù hợp với văn hóa hôm nay cần nghiên cứu loại
bỏ, kểt hợp với việc làm mới những giá trị truyền thống.
Ba là, về giáo dục.
Thế giới đang hướng theo khẩu hiệu "Học để biết, học để sống, học để chung
sống, học để làm, học để sáng tạo", tức là sự cụ thể hóa triết lý học để
làm người. Phải tạo ra được một môi trường giáo dục lành mạnh, lấy việc xây dựng
môi trường giáo dục gia đình làm căn bản. Vì mỗi cá nhân từ ấu thơ đển lúc trưởng
thành đều thấm nhuần các chuẩn mực giá trị văn hóa truyền thống từ gia đình. Phải
biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục ờ mỗi cá nhân, bời bản thân mỗi người
vừa là chủ thể vừa là khách thể trong quá trình tự giáo dục, điều chỉnh lẽ sống,
hành vi. Giáo dục một ý thức văn hóa tự làm chủ bản thân mỗi người là rất quan
trọng.
Mục đích
giáo dục ờ nhà trường phổ thông hướng tới là xây dựng nhân cách vần hóa. cần
quan tâm hơn nữa đển việc dạy người trước rồi mới dạy chữ. Văn hóa truyền thông
ngấm rất sâu, biểu hiện rất tinh tế ở nghệ thuật truyền thông, cần đưa vào
chương trình giảng dạy một sô bộ môn nghệ thuật dân tộc cơ bản (chèo, tuồng...).
Bốn là về hành
chính. Trong xã hội hiện đại, con người điều chỉnh suy nghĩ, hành vỉ của mình
theo luật pháp. Thiểu niềm tin vào pháp luật sẽ dẫn đến thiếu tôn trọng luật, dễ
có hành động chệch khỏi các chuẩn mực pháp lý. Pháp luật bắt nguồn từ đạo đức.
Đạo đức là gổc của nhân cách nên cũng là gổc của pháp luật. Do vậy nâng cao ý
thức pháp luật cũng là cách bồi dưỡng, giáo dục đạo đức. Luật phải đỉ vào đời sổng
mới có giá trị. Việc giảng dạy pháp luật ở nhà trường phổ thông và việc tuyên
truyền giáo dục pháp luật thường xuyên ở các đơn vị hành chính cơ sở phải rất
được coi trọng.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa