Ngọc
Bảo
Nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan
trọng, thậm chí là quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Dù Đảng ta đã
có chủ trương, Nhà nước và xã hội cũng quan tâm, song trên thực tế ở Việt Nam,
vấn đề này còn chưa có được những kết quả như mong đợi.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và các phương tiện truyền thông, thời gian gần đây lượng người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là rất lớn. Trong đó, chủ yếu là những người được đào tạo trình độ từ cao đẳng trờ lên. Theo Báo cáo điều tra lao động việc làm Quý 1 năm 2016 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch đầu tư, cả nước có 1,12 triệu người lao động trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên trong tổng số 54,4 triệu người thuộc lực lượng lao độngbị thất nghiệp chiếm tỷ lệ 2,25%. Trong số lao động thất nghiệp này, có 38,7% (khoảng 431 nghìn) là số lao động đã qua đào tạo chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên. Theo tỷ lệ phân bổ về trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật trong số lao động thất nghiệp này thì nhóm lao động có trình độ từ đại học trờ lên chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 44,7%. Tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng trở đến hơn 80%. Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, song thực tế ấy cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Dân sô trong độ tuổi lao động cao sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng sẽ là gánh nặng nếu quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.
Để hiện thực hóa chủ trưcmg của Đảng, nhằm
phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và tạo động lực
để phát triển đất nước nhanh và bền vững, cần thực hiện đồng bộ các vấn đề cơ bản
sau:
Một
là, tiếp tục hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới mô hình và nâng cao
chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh
tế theo hướng kết hợp tăng trưởng kinh tế đi liền với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Phát huy nhân tố con người thực chất là chăm lo
tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi người, mỗi cộng đồng người thể hiện tối
đa năng lực của mình trong lao động, trong hoạt động sáng tạo nhằm đẩy mạnh sự
phát triển kinh tế - xã hội vì hạnh phúc của mỗi con người. Thực tiễn đã chứng
minh, những chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong hơn 30 năm đổi mới
vừa qua đã tạo nên động lực kinh tế giải phóng sức sản xuất, trực tiếp thúc đẩy
kinh tế phát triển, sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế, cùng với sự
phát triển của kinh tế thị trường tạo ra nhiều ngành, nghề mới, thị trường mới,
đó là cơ sờ, điều kiện thuận lợi để phát huy nhân tố con người. Bên cạnh đó, việc
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với nội dung cốt lõi là công bằng trong
phân phối, công bằng giữa cổng hiến và hưởng thụ là một khía cạnh cần được quan
tâm giải quyết.
Hai
là, giải quyết hài hòa các
quan hệ lợi ích chính đáng, hợp pháp được pháp luật và xã hội thừa nhận, tạo động
lực cho con người. Lợi ích chính là điểm mẩu chốt, là một trong những động lực
hàng đầu nhằm phát huy nhân tố con người. Trong thực tiễn cách mạng trước đây,
do nhu cầu giải phóng dân tộc nổi lên hang đầu nên lợi ích toàn dân tộc phải được
đặt lên trên hết trong giải quyết mọi mối quan hệ lợi ích. Tuy nhiên, khi đất
nước hòa bình, các nhu cầu và lợi ích chính đáng của người dân cần được tôn trọng
và bảo đảm ngày càng tốt hơn. Đó chính là việc quan tâm, giải quyết tốt vấn đề
lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động; hạn chế, loại bỏ các hình thức
thu nhập bất chính, triệt tiêu động lực của người lao động, thực hiện công bằng
về cơ hội, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Trong thực tể hiện nay, vấn đề giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá nhân
với lợi ích cộng đồng và lợi ích toàn xã hội, giữa lợi ích trực tiếp trước mắt
với lợi ích lâu dài, giữa lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần đang được đặt
ra và không dễ tìm được sự đồng thuận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn
cụ thể đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên: “... mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng:
lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi
bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định
phải phục tùng lợi ích lâu dài... Nếu gặp lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với
lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho
lợi ích của Đảng”[1].
Ba
là, tạo lập môi trường,
chính trị, văn hóa, xã hội lành mạnh, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước. Việc con người có thể phát huy mạnh
mẽ năng lực hành động tự do sáng tạo đến đâu phụ thuộc vào bản chất của chế độ
xã hội. Trong hiện thực cụ thể, điều ấy phụ thuộc trực tiếp trước tiên vào tổ
chức hoạt động của bộ máy chính trị. Vì thế, việc xây dựng bộ máy chính trị có
ý nghĩa cực kỳ quan trọng, ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh sự ổn định chính trị,
cần tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức bộ máy Chính
phủ tinh gọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát huy dân chủ, bảo
đảm quyền làm chủ của nhân dân. Thực tế thời gian vừa qua, trên lĩnh vực này có
nhiều bất cập. Văn kiện Đại hội xn của Đảng đã khái quát: “Quyền làm chủ cùa
nhân dân ờ nhiều noi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực
hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức”[2].
Đây chính là một trong những lực cản hết sức to lớn đến việc phát huy nhân tố
con người, nhất là đối với đội ngũ trí thức, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị
trường khoa học, công nghệ, đến việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trinh
phát triển đất nước.
Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra
phát hiện tham nhũng cần tập trung vào các ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực,
tham nhũng; ngăn chặn kịp thời các trường hợp gây thất thoát, lãng phí trong quản
lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên của đất nước. Tham
nhũng hiện nay có mặt ở mọi chính thể, mọi thể chế chính trị của mọi quốc gia
trên thế giới. Ở Việt Nam, tham nhũng là thách thức số một với dân tộc, với sự
phát triển và định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài học của những cuộc khủng hoảng ở
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Liên Xô cho thấy, các thế lực thù địch trong
và ngoài nước đã lợi dụng sự tha hóa của cán bộ, đảng vicn, sự quan liêu của bộ
máy nhà nước để tách dân vói Đảng. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu,
trực tiếp dẫn đến đổ vỡ chủ nghĩa xã hội và triệt tiêu các động lực chính đáng
trong xã hội.
Bốn là, tiếp tục nâng cao hiệu quả, đổi mói giáo dục
- đào tạo, phát triển khoa học - công nghệ theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Thực hiện triết lý giáo dục học hiện đại, với bổn trụ cột: học đểbiết\ học để
làm; học để cùng chung sống và học để làm người. Triết lý này cho thấy, mục
đích của giáo dục, một mặt là nâng cao trình độ nhận thức, mặt khác là rèn luyện
kỹ năng, hoàn thiện nhân cách cho đổi tượng được giáo dục. Muốn phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của con người trong nhận thức và hành động, muốn
năng lực của con người tỏa sáng thì con người cần được giáo dục - đảo tạo. Vì
thế, ngày nay, cùng với việc đổi mới công nghệ phải chú ý đổi mới công tác giáo
dục, với phương châm: “Giáo dục cái mà đất nước cần, chứ không phải giáo dục
cái mà ta có”. Mặt khác, giáo dục toàn diện: giáo dục chính trị, giáo dục lao động
nghề nghiệp, giáo dục đạo đức phải sử dụng nhiều hỉnh thức giáo dục - đào tạo
đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho con người tự giác, tự giáo dục, chủ động
sáng tạo. Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cơ bàn, đầu tư cho tái sản xuất
sức lao động, đầu tư cho tương lai.
Đại hội XI, XII của Đảng, trong ba đột phá
chiến lược, đều nhấn mạnh phải phát triển nhanh nguồn lực nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc
dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển ứng dụng khoa học
công nghệ. Những quan điểm trên là cơ sở định hướng cho quá trình chúng ta có
những giải pháp đúng đắn nhăm đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực cao, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của khoa học công
nghệ. Trong điều kiện hiện nay, khi nhân loại bước vào cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư (4.0) với những thành tựu đột phá trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, công nghệ nano, công nghệ sinh học... trên nền tảng công nghệ số, v.v..
đòi hỏi giáo dục - đào tạo phải hết sức coi trọng giáo dục tri thức khoa học.
Có thể nói, sự lạc hậu về giáo dục - đào tạo sẽ phải trả giá đắt trong cuộc chạy
đua của những thập niên đầu thế kỷ XXI mà thực chất là chạy đua về trí tuệ và
phát triển giáo dục - đào tạo trong cách mạng khoa học và công nghệ.
Năm
là, giải quyết tốt mối quan
hệ giữa giáo dục - đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đối với người lao động. Năng lực
con người muốn có cần được giáo dục - đào tạo, muốn tỏa sáng cần được sử dụng,
muốn thăng hoa, phát triển cần có động lực qua các chính sách đãi ngộ thỏa
đáng. Thực tế thời gian vừa qua, nhiều người trong độ tuổi lao động không tìm
được việc làm, trong số đó có một lực lượng không nhỏ đã qua đào tạo; trong số
lao động đã qua đào tạo không phải ai cũng làm việc đúng ngành nghề chuyên môn;
tình trạng làm ừái ngành, trái nghề không phải là cá biệt. Có thể nói, việc sử
dụng không họp lý lao động nói chung đã là một sự lãng phí, song sử dụng không
họp lý lao động đã qua đào tạo thì mức độ lãng phí còn lớn hon nhiều. Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, đến đời sống mà đó còn là sự lãng phí nguồn
tài nguyên quý giá nhất trong mọi nguồn vốn chúng ta đang có để phát triển kinh
tế. Thực tế này có nhiều nguyên nhân ở từng khâu và cả trong tổng thể hệ thống
liên kết chặt chẽ giữa các khâu trong hệ thống. Điều này cần được điều chỉnh,
thể hiện thống nhất trong chủ trương của Đảng, hệ thống chính sách của Nhà nước
và cần được truyền thông rộng rãi đến nhận thức và hành động của mọi người
trong xã hội.
Nhân tố con người là rất quan trọng và mang tính quyết định
Trả lờiXóa