Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG Ý THỨC XÃ HỘI MỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

 

Ngọc Bảo

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự chủ động, gương mẫu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, mở rộng dân chủ, khơi dậy tính chủ động, tự giác của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong xây dựng ý thức xã hội mới Việt Nam

Đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng ý thức xã hội mới Việt Nam. Coi việc xây dựng ý thức xã hội mới Việt Nam là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở đó xác định, đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của từng cấp ủy, cơ quan, chính quyền, từng cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. Trước hết, vấn đề then chốt là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đổi mới chính trị gắn liền với xây dựng,  hoàn thiện mối quan hệ Đảng, Nhà nước với nhân dân, bảo đảm năng lực lãnh đạo đất nước, quản lý và tổ chức thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng ý thức xã hội mới Việt Nam tại cơ quan, đơn vị, địa phương minh. Phải có cơ chế tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và giải trinh trước nhân dân về các vấn đề, nhất là về những bức xúc của nhân dân. Công tác xây dựng ý thức xã hội mới Việt Nam phải được gắn két chặt chẽ với công tác phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, không chỉ có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, mà còn phải nêu gương về đạo đức, lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gắn bó với nhân dân, được nhân dân tin yêu. Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, cẩn mờ rộng các hình thức dân chủ để nhân dân có thể tham gia vào quá trình xây dựng ý thức xã hội mới một cách chủ động và trực tiếp. Sự nghiệp xây dựng ý thức xã hội mới phải là quá trình tự giác, cần sự đóng góp của tất cả mọi người, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên, các chủ thể lãnh đạo, quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng.

Tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan điểm khoa học, đúng đắn, cách mạng, đáp úng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tồ quốc, vì sự phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Về mặt lý luận, chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kịp thời làm sáng tỏ những vấn đề lý luận mà cuộc sống đang đặt ra, như vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng Đảng cầm quyền trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Thông qua chủ trương, chính sách, Đảng cần phải khắc phục những biểu hiện của khuynh hướng coi nhẹ vai trò của nhân tố ý thức, tư tưởng, chính trị, đạo đức, “Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng; đầu tư thích đáng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, nhất là những chuyên gia đầu ngành; nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đáp ứng yêu cầu mới”[1]. Công tác lý luận của Đảng cần được đổi mới trên cả hai phương diện. Một mặt, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu chọn lọc để vận dụng những thành tựu, bài học kinh nghiệm của nhân loại vào điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Mặt khác, tổng kết thực tiễn của công cuộc đổi mới, rút ra những vấn đề, bài học tích cực, phát hiện những sai lầm, hạn chế trong chính sách, đồng thời tổ chức thực hiện chính sách và đề xuất giải pháp khắc phục.

Đa dạng các hình thức tuyên truyền giáo dục xây dụng ý thức xã hội mới Việt Nam

Trên cơ sở nhận thức ấy, cần đổi mới phương pháp, cách thức tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân, trong đó chú ý đến thế hệ trẻ. Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ: “Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tường, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên”[2]. Đấu tranh chống những tư tưởng sai trái, những thủ đoạn phá hoại để bảo vệ lý tưởng cách mạng, bảo vệ con đường xã hội chủ nghĩa, không ngừng củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ. Tăng cường thông tin, cổ vũ các nhân tố mới, các gương tốt, điển hình ticn tiến, phát huy chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

Trong công tác tư tưởng phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội mới. Chúng ta cần bám sát thực tiễn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tìm ra những vướng mắc trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để kịp thời giải đáp. Tăng cường vai trò của báo chí, của các phương tiện thông tin đại chúng khác trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng dư luận theo chiều hướng tích cực, đồng thời phê phán những quan điểm sai ữái, luận điệu phản động. Trong công tác giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức để việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin hiệu quả hơn.

 



[1] Xem Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2016, tr. 201.

[2] Xem Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2016, tr. 200.

1 nhận xét: