Trần Trung
Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân được đảm bảo. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, trong đó đều khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”; “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”; “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”.
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng tôn
giáo năm 2016, Nghị định số 162/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về biện pháp thi hành
Luật tín ngưỡng tôn giáo... Trong các văn bản pháp luật này đều khẳng định Nhà
nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng
trước pháp luật”.
Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng
và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn
giáo bình đẳng trước pháp luật”.
Bất chấp sự thật đó, thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân luôn tìm
cách sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền. Luận
điệu mà họ đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn
giáo” của người dân; đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu
chính quyền không kiểm soát, kiểm duyệt các tôn giáo, cho phép tôn giáo được tự
do hoạt động.
Họ nêu ra các vấn đề rằng, “nhiều văn bản pháp luật Việt Nam về tôn giáo,
dân tộc không tương đồng với Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Thậm chí, họ còn trắng trợn phê phán, xuyên
tạc “Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là tạo ra cơ sở pháp lý để đàn áp,
bóp nghẹt tôn giáo”; “là bước thụt lù Một số tổ
chức, cá nhân trên các danh nghĩa khác nhau đã gặp gỡ, tiếp xúc số chức sắc,
tín đồ có tư tưởng cực đoan, quá khích trong các tôn giáo như: Thích Không Tánh
(Phật giáo), Nguyễn Văn Lý (Công giáo), Nguyễn Hồng Quang (Tin lành), Hứa Phi
(Cao Đài),... để hậu thuẫn, kích động, hỗ trợ cho số này tiến hành hoạt động vi
phạm pháp luật về tự do tôn giáo”.
Lợi dụng tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là hoạt
động xuyên suốt của những tổ chức, cá nhân và quốc gia thiếu thiện chí với Việt
Nam. Trong khi thực tiễn là Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường
trong khuôn khổ pháp luật.
Cần phải xử lý thật nghiêm những tên phản động chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước
Trả lờiXóa