Ðã có một số người nhân danh khoa học nhưng lại tùy tiện khi khảo sát và xử lý tài liệu, sử dụng lối suy đoán vô cảm để đánh giá các nhân vật, sự kiện lịch sử, thậm chí cả những người đã được tôn vinh như biểu tượng về lòng yêu nước. Ðiều đó không chỉ phản khoa học, mà còn vô đạo đức, gây nghi ngờ trong dư luận, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng... cần được lên án, phê phán.
Tối 22-12-2018, chương trình Giai điệu tự hào có chủ đề Cây súng và hoa hồng trên VTV1 đã dấy lên trong người xem ký ức và niềm tự hào về những năm tháng cả dân tộc quên mình chiến đấu, hy sinh để giành lại và bảo vệ nền độc lập. Qua lời kể của nhân chứng lịch sử là các cựu chiến binh, công chúng không chỉ ghi nhớ về kỳ tích tháo rời 20 khẩu pháo, đóng bè chở cùng nhiều khí tài quân sự, "đêm đi, ngày giấu" vượt qua hơn 100 cây số đường sông đầy ghềnh thác để về Việt Nam vào tháng 5-1953 của quân đội ta, mà còn biết cùng với liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ lịch sử, liệt sĩ Nguyễn Văn Chức - pháo thủ Khẩu đội 3, Trung đội 2, Ðại đội 806, Trung đoàn 45, Ðại đoàn 351, đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo. Tấm gương của liệt sĩ là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Hoàng Vân viết ca khúc Hò kéo pháo bất hủ. Ðến nay, vì chưa xác định được thân nhân, quê hương của liệt sĩ Nguyễn Văn Chức, các cựu chiến binh từng chứng kiến hoặc từng biết về hành động quả cảm của anh vẫn đau đáu nỗi niềm đi tìm để vinh danh đồng đội.
Thế nhưng, ngày 23-12-2018, một trang mạng tiếng Việt có số điện thoại liên lạc mã vùng quốc tế +81 lại đưa tin một "giáo sư" Sử học "xác nhận chuyện Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo là không có thật". Lập tức, ngày 24-12-2018, trang người-viet nổi tiếng chống cộng ở Mỹ đã lớn tiếng đưa tin "nhân vật lịch sử thời chống Pháp "Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo" là do CSVN hư cấu dựng lên". Cũng rất nhanh chóng, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí chộp lấy tin này để xuyên tạc, vu cáo. Xét về nguồn gốc, ý kiến của vị "giáo sư" nêu trên thực chất là "khai quật" lại điều ông đã trình bày vào tháng 5-2010 khi trả lời phỏng vấn một trang mạng thiếu thiện chí với Việt Nam do một vài người Việt ở Ba Lan lập ra. Trong phỏng vấn, với danh nghĩa Tiến sĩ Sử học, giảng viên Ðại học Khoa học Huế, ông tiến sĩ đưa ra một số kết luận hàm hồ đến mức có ý kiến thảo luận coi đó là "lộng ngôn". Như cho rằng, "lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối" và lập luận một cách vô cảm để phủ nhận hành động của Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện. Bài phỏng vấn đã gây ồn ào về quan điểm, nhưng đã nhanh chóng chìm vào quên lãng do thiếu thuyết phục, vừa qua lại được kẻ xấu "khai quật" và sử dụng.
Về Lê Văn Tám, dựa trên tài liệu và nhân chứng lịch sử, các tác giả Trần Trọng Tân, Nguyễn Văn Thịnh, Lý Châu Hoàn,… đã chứng minh đó là người thật, việc thật; nổi lên là việc dẫn lại thông tin về hành động của Lê Văn Tám đã đăng trên báo chí tại Việt Nam năm 1945, như các báo: Cứu quốc (19-10-1945), Quyết chiến (19-10-1945), Cờ giải phóng (5-11-1945). Ðáng chú ý là tác giả Lý Châu Hoàn dẫn từ báo tiếng Pháp La République (Cộng hòa) xuất bản ở Hà Nội năm 1945 tin tức như sau: "Ngày 16-10, một người lính đã biến thân mình thành đuốc sống, bằng cách thiêu thân mình sau khi tẩm xăng để đốt cháy kho dầu Simon Piétri ở Sài Gòn. Ðám cháy kéo dài hai ngày hai đêm. Vị anh hùng vô danh, người đã đốt sáng ngọn đuốc chủng tộc đã chiếu sáng tất cả chúng tôi trên con đường bổn phận" (La République, ngày 4-11-1945). Về Tô Vĩnh Diện, với suy luận "quả pháo nặng hàng tấn, nó đè cho dập nát, chèn thế nào được", phải chăng ông tiến sĩ muốn phủ nhận sự thật về sự hy sinh của một con người dũng cảm? Có một thực tế là, hơn nửa thế kỷ nay, liệt sĩ Tô Vĩnh Diện vẫn yên nghỉ trong Nghĩa trang Liệt sĩ A1 (Ðiện Biên Phủ) bên những đồng đội của mình như Phan Ðình Giót, Bế Văn Ðàn, Trần Can cùng hàng nghìn liệt sĩ có tên tuổi, hoặc vô danh. Hàng chục triệu đồng đội người dân khách quốc tế mấy chục năm qua vẫn đến dâng hương vì ghi ơn, nể phục chẳng nhẽ thiếu hiểu biết về lịch sử, phải đợi được "khai sáng". Sự thực là, các liệt sĩ đều là những người con ưu tú sẵn sàng hy sinh vì dân tộc, lòng yêu nước khát khao chiến thắng, cống hiến sâu thẳm trong tâm hồn là động lực tinh thần giúp họ có quyết tâm, hành động quả cảm như lấy thân mình chèn pháo, lấp lỗ châu mai, làm giá súng... Lẽ ra trước khi đánh giá, để bảo đảm yêu cầu về tính nghiêm cẩn của nghiên cứu khoa học, vị tiến sĩ Sử học cần tìm hiểu động lực tinh thần sâu xa đưa tới hành động của người Anh hùng; cần khảo sát để biết Tô Vĩnh Diện là con người cụ thể, quê thôn Dược Khê, xã Nông Trường (Triệu Xuân, Thanh Hóa); hy sinh ngày 1-2-1954 khi cùng đồng đội kéo pháo ra; ngày 7-5-1955 được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Quân công hạng nhì, Huân chương Chiến công hạng nhất, năm 1956 được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Là nhà khoa học, ông cần tìm hiểu qua lời kể của đồng đội liệt sĩ là nhân chứng khi sự việc xảy ra; cần biết địa điểm nơi anh hy sinh, khẩu cao xạ 37 ly số hiệu 510681 mà anh cứu hơn nửa thế kỷ trước nay là một bảo vật quốc gia... Tức là rất nhiều tài liệu, nhân chứng lịch sử buộc vị tiến sĩ nọ phải khảo sát trước khi kết luận, nhưng ông lại lấy lối tư duy máy móc, phân tích cơ học, cảm tính để bác bỏ hành động phi thường của người anh hùng. Ðó là điều không thể chấp nhận với một tiến sĩ Sử học, càng không thể chấp nhận khi là ý kiến của người đứng trên bục giảng.
Nhìn rộng ra, có thể thấy gần đây tình trạng một số người tùy tiện trong khảo sát, xử lý tài liệu và sử dụng lối suy đoán vô cảm để kết luận về một số nhân vật, sự kiện lịch sử đang có những dấu hiệu bất bình thường và khiến không thể không đặt câu hỏi về mục đích thật sự của họ? Nhân danh khoa học mà thực chất là phi khoa học, nhân danh khách quan mà thực chất là hết sức chủ quan, nhân danh hòa hợp dân tộc mà thực chất là cố hà hơi làm sống lại một số "thây ma của lịch sử". Nhân danh "trả lại giá trị" cho cá nhân này hoặc sự kiện kia,... họ công bố một số "phát hiện" mà ở đó, kẻ bán nước, hại dân lại biến thành người có công với nước, kẻ xuyên tạc lịch sử dân tộc lại được cảm ơn, trao giải thưởng... Thậm chí, có trường hợp sử dụng thủ đoạn đổi trắng thay đen để "minh oan" cho một số người có tội ác với nhân dân, bị nhân dân lên án từ các thế kỷ trước. Họ ca ngợi "công ơn" của thực dân Pháp mà tảng lờ sự thật là hơn 80 năm, thực dân Pháp đã đày đọa cha ông của họ hết sức tàn bạo; tảng lờ luôn sự thật là những gì thực dân Pháp xây dựng ở Việt Nam không phải để giúp Việt Nam phát triển mà nhằm phục vụ bộ máy cai trị, bóc lột thuận tiện hơn. Bằng lối suy đoán vô cảm, họ soi mói một số nhân vật được dân tộc kính trọng như biểu tượng của lòng yêu nước, để từ đó đánh giá thấp, hoặc phủ nhận. Họ không cần biết trong chiều dài lịch sử, không chỉ ở Việt Nam, mà tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, những người yêu nước, yêu chính nghĩa trong hoàn cảnh cụ thể có hành động xả thân vượt lên trên bình thường, thậm chí là phi thường, nằm ngoài hình dung của hậu thế không phải là chuyện hiếm. Ðây chính là sức mạnh của chính trị, tinh thần vô địch mà kẻ thù không thể hiểu, cũng như không bao giờ có được. Như năm xưa nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển vác hai thùng đạn nặng gấp hai lần trọng lượng cơ thể để phục vụ chiến đấu. Vì thế, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Lê Văn Tám, Trần Văn Ơn, Võ Thị Sáu, Tô Vĩnh Diện, Phan Ðình Giót, Bế Văn Ðàn, Nguyễn Văn Trỗi,... đã trở thành giá trị thiêng liêng, là niềm tự hào được lưu truyền để hun đúc lòng yêu nước. Nên, nếu ai đó hồ nghi Trần Quốc Toản vì căm thù giặc mà tay bóp nát quả cam lúc nào không biết, Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt bên đường vì suy nghĩ việc nước bị giáo đâm vào đùi mà không thấy đau, hoặc muốn phủ nhận Trần Bình Trọng từng nói "Thà làm quỷ nước Nam, hơn làm vương đất Bắc", hay cho rằng Lê Lai không liều mình cứu Lê Lợi,... thì sẽ không chỉ xúc phạm tiền nhân, mà còn xúc phạm các thế hệ người Việt Nam vẫn tôn thờ, noi gương họ.
Trước hiện tượng xét lại lịch sử theo hướng tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều, ngày 27-12-2018, nhà sử học người Mỹ gốc Việt Nguyễn Mạnh Quang phải lên tiếng trên trang sachhiem: "Nhân dân và chính quyền Việt Nam vì cao thượng, nhân từ mà tha thứ, không xử lý những tên tội đồ phản quốc chống lại dân tộc và đất nước chúng ta. Nhưng không phải vì thế mà không ghi vào lịch sử những việc làm tội ác phản dân hại nước của chúng. Lý do là viết sử thì phải nhớ câu nói "Gươm lịch sử không tha phường gian ác", nghĩa là phải công bằng, quang minh, phải "hắc bạch phân minh". Những người có công với đại cuộc đánh đuổi các thế lực xâm lăng cũng như đánh dẹp những quân phản quốc đã tiếp tay cho giặc chống lại đất nước, bọn Việt gian phản quốc đi theo giặc đều phải được ghi lại rõ ràng trong sách sử. Làm thế để cho người dân và các thế hệ mai sau phân biệt rõ ràng những ai cần được tôn vinh, những ai phải lên án và khinh bỉ, đúng theo truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam, cũng là quy luật lịch sử mà bất kỳ dân tộc có văn hiến nào cũng theo đó mà hành xử". Ðó là một ý kiến rất cần lưu tâm trong bối cảnh tin giả đang là một vấn nạn toàn cầu. Nhất là đối với loại tin giả về chính trị được bảo hiểm bởi nguồn gốc "có vẻ xác thực" do một số người có chức danh, học vị hoặc người nổi tiếng đưa ra có nguy cơ kích động cảm xúc bồng bột của người tiếp xúc, đẩy tới hậu quả khôn lường. Ðể chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đang tăng cường nhào nặn, công bố loại tin giả được chế tạo bằng thủ đoạn biến dối trá thành sự thật, xuyên tạc để bóp méo sự thật,... nhằm làm lạc hướng nhận thức, kích động người nhẹ dạ, cả tin bộc phát hành vi tiêu cực. Vì thế, trước khi đưa ra ý kiến đánh giá về bất kỳ con người, sự kiện nào của quá khứ hay hiện tại, mỗi người trong chúng ta cần hết sức thận trọng, tỉnh táo; với ý kiến nhân danh khoa học, nhân danh trí thức yêu cầu này còn đặt ra ở mức cao hơn. Bởi trong khoa học, việc đưa ra những quan điểm, chính kiến riêng là hết sức cần thiết. Nhưng cần nhớ, cùng với tinh thần khoa học, mỗi chúng ta còn có trách nhiệm của một công dân với xã hội, dẫu chỉ là thiếu thận trọng, thiếu tỉnh táo thì những ý kiến như vậy cũng có thể trực tiếp tiếp tay, giúp kẻ xấu tiến công làm băng hoại niềm tin và đời sống tinh thần của xã hội.
Theo Nhân dân
Tối 22-12-2018, chương trình Giai điệu tự hào có chủ đề Cây súng và hoa hồng trên VTV1 đã dấy lên trong người xem ký ức và niềm tự hào về những năm tháng cả dân tộc quên mình chiến đấu, hy sinh để giành lại và bảo vệ nền độc lập. Qua lời kể của nhân chứng lịch sử là các cựu chiến binh, công chúng không chỉ ghi nhớ về kỳ tích tháo rời 20 khẩu pháo, đóng bè chở cùng nhiều khí tài quân sự, "đêm đi, ngày giấu" vượt qua hơn 100 cây số đường sông đầy ghềnh thác để về Việt Nam vào tháng 5-1953 của quân đội ta, mà còn biết cùng với liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ lịch sử, liệt sĩ Nguyễn Văn Chức - pháo thủ Khẩu đội 3, Trung đội 2, Ðại đội 806, Trung đoàn 45, Ðại đoàn 351, đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo. Tấm gương của liệt sĩ là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Hoàng Vân viết ca khúc Hò kéo pháo bất hủ. Ðến nay, vì chưa xác định được thân nhân, quê hương của liệt sĩ Nguyễn Văn Chức, các cựu chiến binh từng chứng kiến hoặc từng biết về hành động quả cảm của anh vẫn đau đáu nỗi niềm đi tìm để vinh danh đồng đội.
Thế nhưng, ngày 23-12-2018, một trang mạng tiếng Việt có số điện thoại liên lạc mã vùng quốc tế +81 lại đưa tin một "giáo sư" Sử học "xác nhận chuyện Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo là không có thật". Lập tức, ngày 24-12-2018, trang người-viet nổi tiếng chống cộng ở Mỹ đã lớn tiếng đưa tin "nhân vật lịch sử thời chống Pháp "Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo" là do CSVN hư cấu dựng lên". Cũng rất nhanh chóng, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí chộp lấy tin này để xuyên tạc, vu cáo. Xét về nguồn gốc, ý kiến của vị "giáo sư" nêu trên thực chất là "khai quật" lại điều ông đã trình bày vào tháng 5-2010 khi trả lời phỏng vấn một trang mạng thiếu thiện chí với Việt Nam do một vài người Việt ở Ba Lan lập ra. Trong phỏng vấn, với danh nghĩa Tiến sĩ Sử học, giảng viên Ðại học Khoa học Huế, ông tiến sĩ đưa ra một số kết luận hàm hồ đến mức có ý kiến thảo luận coi đó là "lộng ngôn". Như cho rằng, "lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối" và lập luận một cách vô cảm để phủ nhận hành động của Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện. Bài phỏng vấn đã gây ồn ào về quan điểm, nhưng đã nhanh chóng chìm vào quên lãng do thiếu thuyết phục, vừa qua lại được kẻ xấu "khai quật" và sử dụng.
Về Lê Văn Tám, dựa trên tài liệu và nhân chứng lịch sử, các tác giả Trần Trọng Tân, Nguyễn Văn Thịnh, Lý Châu Hoàn,… đã chứng minh đó là người thật, việc thật; nổi lên là việc dẫn lại thông tin về hành động của Lê Văn Tám đã đăng trên báo chí tại Việt Nam năm 1945, như các báo: Cứu quốc (19-10-1945), Quyết chiến (19-10-1945), Cờ giải phóng (5-11-1945). Ðáng chú ý là tác giả Lý Châu Hoàn dẫn từ báo tiếng Pháp La République (Cộng hòa) xuất bản ở Hà Nội năm 1945 tin tức như sau: "Ngày 16-10, một người lính đã biến thân mình thành đuốc sống, bằng cách thiêu thân mình sau khi tẩm xăng để đốt cháy kho dầu Simon Piétri ở Sài Gòn. Ðám cháy kéo dài hai ngày hai đêm. Vị anh hùng vô danh, người đã đốt sáng ngọn đuốc chủng tộc đã chiếu sáng tất cả chúng tôi trên con đường bổn phận" (La République, ngày 4-11-1945). Về Tô Vĩnh Diện, với suy luận "quả pháo nặng hàng tấn, nó đè cho dập nát, chèn thế nào được", phải chăng ông tiến sĩ muốn phủ nhận sự thật về sự hy sinh của một con người dũng cảm? Có một thực tế là, hơn nửa thế kỷ nay, liệt sĩ Tô Vĩnh Diện vẫn yên nghỉ trong Nghĩa trang Liệt sĩ A1 (Ðiện Biên Phủ) bên những đồng đội của mình như Phan Ðình Giót, Bế Văn Ðàn, Trần Can cùng hàng nghìn liệt sĩ có tên tuổi, hoặc vô danh. Hàng chục triệu đồng đội người dân khách quốc tế mấy chục năm qua vẫn đến dâng hương vì ghi ơn, nể phục chẳng nhẽ thiếu hiểu biết về lịch sử, phải đợi được "khai sáng". Sự thực là, các liệt sĩ đều là những người con ưu tú sẵn sàng hy sinh vì dân tộc, lòng yêu nước khát khao chiến thắng, cống hiến sâu thẳm trong tâm hồn là động lực tinh thần giúp họ có quyết tâm, hành động quả cảm như lấy thân mình chèn pháo, lấp lỗ châu mai, làm giá súng... Lẽ ra trước khi đánh giá, để bảo đảm yêu cầu về tính nghiêm cẩn của nghiên cứu khoa học, vị tiến sĩ Sử học cần tìm hiểu động lực tinh thần sâu xa đưa tới hành động của người Anh hùng; cần khảo sát để biết Tô Vĩnh Diện là con người cụ thể, quê thôn Dược Khê, xã Nông Trường (Triệu Xuân, Thanh Hóa); hy sinh ngày 1-2-1954 khi cùng đồng đội kéo pháo ra; ngày 7-5-1955 được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Quân công hạng nhì, Huân chương Chiến công hạng nhất, năm 1956 được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Là nhà khoa học, ông cần tìm hiểu qua lời kể của đồng đội liệt sĩ là nhân chứng khi sự việc xảy ra; cần biết địa điểm nơi anh hy sinh, khẩu cao xạ 37 ly số hiệu 510681 mà anh cứu hơn nửa thế kỷ trước nay là một bảo vật quốc gia... Tức là rất nhiều tài liệu, nhân chứng lịch sử buộc vị tiến sĩ nọ phải khảo sát trước khi kết luận, nhưng ông lại lấy lối tư duy máy móc, phân tích cơ học, cảm tính để bác bỏ hành động phi thường của người anh hùng. Ðó là điều không thể chấp nhận với một tiến sĩ Sử học, càng không thể chấp nhận khi là ý kiến của người đứng trên bục giảng.
Nhìn rộng ra, có thể thấy gần đây tình trạng một số người tùy tiện trong khảo sát, xử lý tài liệu và sử dụng lối suy đoán vô cảm để kết luận về một số nhân vật, sự kiện lịch sử đang có những dấu hiệu bất bình thường và khiến không thể không đặt câu hỏi về mục đích thật sự của họ? Nhân danh khoa học mà thực chất là phi khoa học, nhân danh khách quan mà thực chất là hết sức chủ quan, nhân danh hòa hợp dân tộc mà thực chất là cố hà hơi làm sống lại một số "thây ma của lịch sử". Nhân danh "trả lại giá trị" cho cá nhân này hoặc sự kiện kia,... họ công bố một số "phát hiện" mà ở đó, kẻ bán nước, hại dân lại biến thành người có công với nước, kẻ xuyên tạc lịch sử dân tộc lại được cảm ơn, trao giải thưởng... Thậm chí, có trường hợp sử dụng thủ đoạn đổi trắng thay đen để "minh oan" cho một số người có tội ác với nhân dân, bị nhân dân lên án từ các thế kỷ trước. Họ ca ngợi "công ơn" của thực dân Pháp mà tảng lờ sự thật là hơn 80 năm, thực dân Pháp đã đày đọa cha ông của họ hết sức tàn bạo; tảng lờ luôn sự thật là những gì thực dân Pháp xây dựng ở Việt Nam không phải để giúp Việt Nam phát triển mà nhằm phục vụ bộ máy cai trị, bóc lột thuận tiện hơn. Bằng lối suy đoán vô cảm, họ soi mói một số nhân vật được dân tộc kính trọng như biểu tượng của lòng yêu nước, để từ đó đánh giá thấp, hoặc phủ nhận. Họ không cần biết trong chiều dài lịch sử, không chỉ ở Việt Nam, mà tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, những người yêu nước, yêu chính nghĩa trong hoàn cảnh cụ thể có hành động xả thân vượt lên trên bình thường, thậm chí là phi thường, nằm ngoài hình dung của hậu thế không phải là chuyện hiếm. Ðây chính là sức mạnh của chính trị, tinh thần vô địch mà kẻ thù không thể hiểu, cũng như không bao giờ có được. Như năm xưa nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển vác hai thùng đạn nặng gấp hai lần trọng lượng cơ thể để phục vụ chiến đấu. Vì thế, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Lê Văn Tám, Trần Văn Ơn, Võ Thị Sáu, Tô Vĩnh Diện, Phan Ðình Giót, Bế Văn Ðàn, Nguyễn Văn Trỗi,... đã trở thành giá trị thiêng liêng, là niềm tự hào được lưu truyền để hun đúc lòng yêu nước. Nên, nếu ai đó hồ nghi Trần Quốc Toản vì căm thù giặc mà tay bóp nát quả cam lúc nào không biết, Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt bên đường vì suy nghĩ việc nước bị giáo đâm vào đùi mà không thấy đau, hoặc muốn phủ nhận Trần Bình Trọng từng nói "Thà làm quỷ nước Nam, hơn làm vương đất Bắc", hay cho rằng Lê Lai không liều mình cứu Lê Lợi,... thì sẽ không chỉ xúc phạm tiền nhân, mà còn xúc phạm các thế hệ người Việt Nam vẫn tôn thờ, noi gương họ.
Trước hiện tượng xét lại lịch sử theo hướng tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều, ngày 27-12-2018, nhà sử học người Mỹ gốc Việt Nguyễn Mạnh Quang phải lên tiếng trên trang sachhiem: "Nhân dân và chính quyền Việt Nam vì cao thượng, nhân từ mà tha thứ, không xử lý những tên tội đồ phản quốc chống lại dân tộc và đất nước chúng ta. Nhưng không phải vì thế mà không ghi vào lịch sử những việc làm tội ác phản dân hại nước của chúng. Lý do là viết sử thì phải nhớ câu nói "Gươm lịch sử không tha phường gian ác", nghĩa là phải công bằng, quang minh, phải "hắc bạch phân minh". Những người có công với đại cuộc đánh đuổi các thế lực xâm lăng cũng như đánh dẹp những quân phản quốc đã tiếp tay cho giặc chống lại đất nước, bọn Việt gian phản quốc đi theo giặc đều phải được ghi lại rõ ràng trong sách sử. Làm thế để cho người dân và các thế hệ mai sau phân biệt rõ ràng những ai cần được tôn vinh, những ai phải lên án và khinh bỉ, đúng theo truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam, cũng là quy luật lịch sử mà bất kỳ dân tộc có văn hiến nào cũng theo đó mà hành xử". Ðó là một ý kiến rất cần lưu tâm trong bối cảnh tin giả đang là một vấn nạn toàn cầu. Nhất là đối với loại tin giả về chính trị được bảo hiểm bởi nguồn gốc "có vẻ xác thực" do một số người có chức danh, học vị hoặc người nổi tiếng đưa ra có nguy cơ kích động cảm xúc bồng bột của người tiếp xúc, đẩy tới hậu quả khôn lường. Ðể chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đang tăng cường nhào nặn, công bố loại tin giả được chế tạo bằng thủ đoạn biến dối trá thành sự thật, xuyên tạc để bóp méo sự thật,... nhằm làm lạc hướng nhận thức, kích động người nhẹ dạ, cả tin bộc phát hành vi tiêu cực. Vì thế, trước khi đưa ra ý kiến đánh giá về bất kỳ con người, sự kiện nào của quá khứ hay hiện tại, mỗi người trong chúng ta cần hết sức thận trọng, tỉnh táo; với ý kiến nhân danh khoa học, nhân danh trí thức yêu cầu này còn đặt ra ở mức cao hơn. Bởi trong khoa học, việc đưa ra những quan điểm, chính kiến riêng là hết sức cần thiết. Nhưng cần nhớ, cùng với tinh thần khoa học, mỗi chúng ta còn có trách nhiệm của một công dân với xã hội, dẫu chỉ là thiếu thận trọng, thiếu tỉnh táo thì những ý kiến như vậy cũng có thể trực tiếp tiếp tay, giúp kẻ xấu tiến công làm băng hoại niềm tin và đời sống tinh thần của xã hội.
Theo Nhân dân
Cần phải xử lý thật nghiêm khắc tất cả các trường hợp coi thường pháp luật
Trả lờiXóa