Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

THẤY GÌ TỪ ”PHONG TRÀO BẤT TUÂN LUẬT AN NINH MẠNG”?


Như thông tin Góc nhìn người Đà Lạt đã đưa, từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực thi hành. Ngay trước, trong và sau thời điểm Luật có hiệu lực, các nhà “dân chủ cuội” và một số “anh hùng bàn phím” đã phát động một PHONG TRÀO CÓ TÊN GỌI “BẤT TUÂN LUẬT AN NINH MẠNG”. Điểm nổi bật dễ nhận thấy của phong trào này đó là nhiều nhà “dân chủ” tổ chức căng treo, kẻ, vẽ, giơ các khẩu hiệu, băng rôn có khẩu hiệu “phản đối Luật An ninh mạng” hay “bất tuân Luật An ninh mạng”... rồi chụp ảnh tung lên mạng. Một số nhà “dân chủ” khác thì tổ chức trả lời phỏng vấn đài RFA, BBC với nội dung xuyên tạc Luật An ninh mạng và bày tỏ quyết tâm bất tuân Luật An ninh mạng.
Điển hình như nhà “dân chủ” Nguyễn Quang A ở Hà Nội xuyên tạc: “Đối với các nhà hoạt động thì họ chẳng lo ngại gì cả, bởi vì họ khinh cái Luật An ninh mạng này. Cái Luật An ninh mạng người ta dùng đề bịt miệng người dân, ngoại trừ những vấn đề chống tin tặc thì mình không nói đến làm gì. Còn những điều nó vi phạm nhân quyền, nó tìm cách để hành hạ các nhà hoạt động thì cho dù không có những cái như Luật An ninh mạng thì nó cũng đã đàn áp rồi. Tôi nghĩ họ không sợ cái gì cả, ít ra là hai hôm nay mạng xã hội vẫn như cũ, không khác gì.”
Còn đây là luận điệu kêu gào của Thích Ngộ Chánh (tên thật là Nguyễn Đức Lão ở TP Bảo Lộc, Lâm Đồng, tu sĩ “dỏm” vừa được Bệnh viện kết luận bị tâm thần phân liệt): “Phải hoãn thi hành Luật An ninh mạng vì Luật An ninh mạng vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận của công dân; đi ngược lại các chuẩn mực nhân quyền quốc tế”.
Nhà “dân chủ” Võ Văn Tạo từ Nha Trang cũng không kém cạnh khi xuyên tạc: “Tôi nghĩ như thế này, nhà nước Việt Nam rất là khắt khe với các hoạt động mang tính chất tập thể, liên kết với nhau, họ rất sợ cái đó. Đặc biệt chuyện biểu tình kêu gọi, hô hào nhau là họ tìm cách họ triệt phá. Trước kia nhà nước đã chú trọng để đàn áp rồi, bây giờ có Luật An ninh mạng cũng thế thôi, cái đó không quan trọng. Mà quan trọng là chính sách của nhà nước có phù hợp lòng dân hay không?”
Không những vậy, trên không gian mạng còn xuất hiện và nở rộ “trào lưu” hay nói đúng hơn là một trò đùa ác ý đó là “Bình luận giả danh hiệu lực của Luật An ninh mạng”. Cụ thể, cách thức được sử dụng ở đây là tạo ra một status, caption hoặc comment Facebook với câu từ dạng như “Comment này đã bị ẩn vì Luật An ninh mạng, chủ nhân tài khoản này sẽ bị xử lý theo pháp luật”; “Bình luận bị ẩn vì Luật An ninh mạng”… Điều đáng nói ở chỗ chúng được viết ra dưới dạng một font chữ nghiêng/đậm/nhạt khá khác biệt so với mặc định của website, khiến cho nhiều người lầm tưởng đó là biện pháp ra tay thật sự của các cơ quan chính quyền, can thiệp trực tiếp vào việc hiển thị nội dung trên Facebook. “Trào lưu” phát tán thông tin giả mạo, sai lệch này đã gây hoang mang, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của nhiều người về Luật An ninh mạng.
Tóm lại ngay sau khi Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực thực thi, trên cả nước nổi lên nhiều trường hợp phủ nhận Luật An ninh mạng và khẳng định bất tuân Luật An ninh mạng. Dễ nhận thấy những người hô hào không ai khác chính là những người lâu nay vẫn hay lợi dụng mạng để thực hiện các hoạt động chống phá. Thế nên có thể khẳng định LUẬT AN NINH MẠNG ĐÃ CHỌC TRÚNG TỬ HUYỆT CỦA HỌ NÊN HỌ MỚI GIÃY NẢY LÊN theo kiểu “đỉa phải vôi” vậy. Quan điểm này của các nhà “dân chủ” nói lên rất rõ một điều thuộc về bản chất của họ, đó là SỰ VÔ PHÁP, Ý THỨC PHÁP LUẬT KÉM VÀ KHÔNG BAO GIỜ LÀM TRÒN NGHĨA VỤ CỦA MỘT CÔNG DÂN.
Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua với quy trình lập pháp nghiêm ngặt, với tỷ lệ phiếu thuận cao. Khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào đời sống thì bắt buộc các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Việt Nam đang hướng đến xây dựng một Nhà nước pháp quyền. Trách nhiệm của mỗi công dân là phải sống và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Ấy vậy mà các nhà “dân chủ” lại hô hào bất tuân Luật An ninh mạng, khác gì hô hào thực thi lối sống tự do vô chính phủ, vô pháp. Chẳng trách tại sao nhiều nhà “dân chủ” phải đi "bóc lịch" vì các tội trong Luật hình sự bởi lối sống vô pháp đã khiến họ bất chấp pháp luật, chà đạp pháp luật, và đương nhiên, phải bị pháp luật xử lý. Trong khi đó, ngay cả đến các ông lớn dịch vụ mạng như Google, Facebook còn phải tuân thủ pháp luật Việt Nam nói chung và Luật An ninh mạng nói riêng. Để rồi xem các nhà “dân chủ” bất tuân Luật An ninh mạng được bao lâu hay chờ ngày vào "nhà đá, ăn cơm Nhà nước" mới tỉnh ngộ ra!

2 nhận xét: