Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

SỰ SUY DIỄN PHI LÝ VỀ LUẬT AN NINH MẠNG CỦA VIỆT NAM



Năm 2018, Quốc hội nước Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng và Bộ Luật này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01.01.2019. Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây là hoạt động bình mà nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện nhằm bảo đảm các hoạt động, thông tin trên mạng thực hiện đúng quy định, phù hợp với tôn chỉ, mục đích tốt đẹp của xã hội văn minh trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Thế nhưng, ngày 03/01/2019, trên trang Danlambao, tác giải VNCH Ngọc Trương bài viết với tiêu đề: “Cái nhìn của ký giả ngoại quốc về Luật An ninh mạng”, đã trình bày một số nội dung suy diễn thiếu khách quan, bóp méo sự thật về Luật An ninh mạng của Việt Nam. Bằng cách viện dẫn một số ý kiến của những người thiếu hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam, có tư tưởng chống phá cách mạng Việt Nam, tác giả VNCH Ngọc Trương đã trình bày rằng: “CS Việt Nam đã và đang bóp nghẹt mọi phát biểu trên tuyến”; và “gọi luật ANM là sự “càn quyét” thông tin người sử dụng, xâm phạm quyền riêng tư của người dùng... Bất cứ ai dùng internet tại Việt Nam đều không có sự riêng tư”...
Từ những lời lẽ của các “ký giả” mà tác giả VNCH Ngọc Trương trình bày cho thấy, họ có cái nhìn thiếu khách quan, toàn diện về Luật An ninh mạng của Việt Nam. Những người này đã suy diễn thiếu cơ sở khoa học một số nội dung của Luật An ninh mạng. Thực chất, họ muốn bao biện và tìm cách che chắn một cách thô thiển mục đích chính trị phản động của những kẻ tự do ngôn luận vô tổ chức, vô chính phủ, có tư tưởng chống phá đất nước, con người Việt Nam trên các phương tiện thông tin. Tác giả VNCH Ngọc Trương và các ký giả nêu trong bài viết cần biết rằng, nếu trình bày, thể hiện chính kiến, quan điểm cá nhân trên các phương tiện thông tin theo đúng Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam thì chắc chắn sẽ không bao giờ phải “lo ngại”, hay “bị bắt bớ”. Và ngược lại, bất kỳ ai vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Đó là sự thật hiển nhiên mà bất cứ quốc gia nào cũng thực hiện. Điều đơn giản như vậy mà VNCH Ngọc Trương và các ký giả nêu trong bài viết cũng không hiểu được thì làm sao có những bài viết đúng đắn được./.
                                                                                      Văn Hóa

2 nhận xét:

  1. Luật An ninh mạng ra đời là rất cần thiết, nó bảo vệ những người sử dụng MXH không bị những thômg tin xấu, độc tiêm nhiễm, người nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm

    Trả lờiXóa