============
- Sau 10 thế kỷ bị đô hộ, năm 939,Việt Nam đã phá vỡ ách đô hộ của Trung Quốc và thành lập vương quốc Đại Cồ Việt. Được sự che chở của vùng thượng du ở phía Bắc đồng bằng Sông Hồng, nhà nước mới này đã bảo vệ được nền độc lập dân tộc của mình... một đường biên giới gần giống như ngày nay dường như đã tồn tại giữa hai quốc gia.
- Ngô Quyền đã mở đầu kỷ nguyên độc lập dân tộc cho nước Nam. Từ sau kỷ nguyên độc lập và suốt trong thời kỳ phong kiến, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hình thành mà đặc điểm chính của sự hình thành này là sự đan xen giữa biên giới tập quán và biên giới được xác định. Trên toàn tuyến là biên giới tập quán được sự thừa nhận của hai bên dựa trên ranh giới các đơn vị hành chính, các khu dân cư thuộc quyền quản lý của mỗi bên và sự phân biệt đó được dựa trên cơ sở thuyết phục về địa hình tự nhiên như sông, suối, núi, đồi... lâu dần hình thành đường biên giới tập quán cùng được hai bên tôn trọng.
- Tuy nhiên, trước đó và cả về sau này nước Nam từ thời sơ khai với nền văn minh lúa nước đã là đối tượng nhòm ngó của các triều đại phương Bắc. Danh sách các triều đại phong kiến kéo dài hàng ngàn năm với hàng trăm lần xua binh lính xâm lược và lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam phải kể đến nhà Tần, Hán, Ngô, Tấn, Lương, Tùy, Đường, Nam Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh…
- Các triều đại phong kiến phương Bắc cho dù dưới các thế chế phong kiến khác nhau nhưng cùng chung một mục tiêu thôn tính, đồng hóa và xóa sổ nước Nam trên bản đồ thế giới. Với mục tiêu xâm lược ấy, các triều đại phong kiến phương Bắc luôn sử dụng những lực lượng quân sự áp đảo để dai dẳng xâm lược, gặm nhấm dần lãnh thổ nước Nam.
- Về mặt chính trị, từ thế kỷ thứ X, phong kiến phương Bắc đã dùng mọi thủ đoạn để lấn chiếm lãnh thổ nước Nam như dụ dỗ, cưỡng ép, mua chuộc các tù trưởng nước Nam ở vùng biên để họ mang đất nộp cho triều đình phương Bắc. Mặt khác, một khi việc nội trị nước Nam bất ổn, việc biên phòng lơi lỏng mất cảnh giác, họ sẽ tìm cách nuôi dưỡng, kích động, mua chuộc các phần tử có âm mưu “mãi quốc cầu vinh” để đạt đến mục đích cuối cùng “cướp nước Nam”.
- Lịch sử nước Nam ghi nhận việc triều đình phương Bắc mua chuộc các tù trưởng nước Nam để họ dâng đất thuộc châu Quảng Nguyên (phần đất này nay ở phía Tây tỉnh Cao Bằng) nước Nam cho họ. Lấy lý do là các tù trưởng vùng biên dâng đất ở vùng châu Quảng Nguyên, Tô Mậu cho nhà Tống nên họ không chịu trả đất lại cho nước Nam.
- Năm 1078, vua Lý Nhân Tông gửi thư cho vua Tống đòi lại vùng Quảng Nguyên (Quảng Hòa và Thạch An thuộc tỉnh Cao Bằng ngày nay) và vùng Tô Mậu (Đình Lập và An Châu thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay) mà nhà Tống đã chiếm trên đường rút quân trong cuộc chiến tranh xâm lược thất bại năm 1076, nhưng phải đến sáu lần sứ thần nhà Lý đòi đất vẫn không thành.
- Tháng 6 năm Giáp Tý (1084), Thái sư Lê Văn Thịnh được cử đi đến trại Vĩnh Bình (thuộc Cao Bằng ngày nay) để thương nghị về việc cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc. Sau khi đã "phân giải mọi lẽ” nhà Tống chấp thuận trả lại cho Đại Việt (Việt Nam) 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là Quảng Hòa và Thạch An, phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ đã chiếm trước đây, và cho thông sứ như cũ.
- Năm 1127, trong di chiếu vua Lý Nhân Tông đã điểm lại việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cương vực lãnh thổ và hài lòng nhận thấy "bốn biển yên lành, biên thùy ít biến".
- Năm 1171, 1172, vua Lý Anh Tông đích thân đi xem xét biên cương, vùng biển phía Nam, phía Bắc, biên soạn ra cuốn sách "Nam Bắc phân giới địa đồ" ghi chép về hình thế núi sông, cương vực đất nước. Trong lịch sử nước Nam, triều đình nhà Lý được ghi nhận như là một triều đình hùng mạnh về quân sự với chính sách “ Ngụ binh ngư nông” và với các cuộc hành quân “phạt Tống, bình Chiêm”.
- Thời nhà Trần, triều đình chỉ đạo các trọng thần trong việc bảo vệ các hướng biên giới phía Bắc. Trần Hưng Đạo phụ trách hướng Lạng Sơn; Trần Nhật Duật phụ trách hướng Tuyên Quang; Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, bảo vệ hướng biển Đông Bắc.
- Đến năm 1349, nhà Trần nâng trọng điểm Vân Đồn thời Lý lên thành một trấn trực thuộc triều đình với nhiệm vụ tổ chức bảo vệ vùng biển Đông Bắc và quản lý việc thông thương với nước ngoài.
- Theo Quốc sử Quán triều Nguyễn. Đại Nam Thống Nhất Chí (1971), Tập IV, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, tr.307, 308), năm 1432, vua Lê Thái Tổ cho khắc vào vách núi đá ở Hòa Bình “Biên phòng hảo vị trù phương lược, xã tắc ưng tu kế cửu an" (Nghĩa là: Lo việc Biên phòng cần có phương lược sẵn sàng. Giữ nền xã tắc nên tính kế dài lâu).
- Năm 1446, vua Lê Thánh Tông đã phản kháng nhà Minh cho quân cướp bóc vùng Thông Nông, Bảo Lạc (Cao Bằng ngày nay) và đòi họ phải bồi thường, mặt khác ra lệnh đày hai viên quan cai quản Cao Bằng đi xa vì tội phòng giữ biên cương không cẩn mật.
- Nhờ các cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và khôn khéo của các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau qua các triều đại, dù so sánh lực lượng chênh lệch nhưng biên cương phía Bắc nước Nam vẫn gìn giữ và cơ bản ổn định cả từ nghìn năm nay.
- Cho đến cuối thế kỷ XIX, trước khi Pháp đến, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tồn tại một đường biên giới tương đối ổn định và rõ ràng như đã được chép trong Đại Nam Nhất Thống Chí, Đông Khánh Dư Địa Chí cũng như trong Đại Thanh Nhất Thống Chí, cùng những dấu hiệu đường biên giới trên thực địa.
- Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, họ cũng căn cứ trên biên giới thực địa hàng ngàn năm đó để ký kết “Hiệp ước Pháp – Thanh”.
- Trong bài "Tổng Tụ Long và đường biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ công bố năm 1924, Bonifaci Tư lệnh đạo quan binh Hà Giang viết "đường biên giới lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được xác định một cách hoàn hảo. Khi cần người Việt Nam biết bảo vệ các quyền của họ, mặc dầu người Trung Quốc cho rằng không thể có đường biên giới giữa Việt Nam và thiên triều”.
- Đường biên giới giữa hai nước Việt - Trung đã được phân định rõ rệt theo hai công ước:
1/ Công ước phân định biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ (Convention relative à la délimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin) do ông Constans ký tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887 .
2/ Công ước bổ túc do ông Gérard cũng ký tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 1895.
1/ Công ước phân định biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ (Convention relative à la délimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin) do ông Constans ký tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887 .
2/ Công ước bổ túc do ông Gérard cũng ký tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 1895.
- Người Pháp thay mặt triều đình nhà Nguyễn ký kết với nhà Thanh (Trung Hoa) các kết ước này chiếu theo tinh thần điều 1 của Hiệp ước. Nước An Nam nhìn nhận và chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp sẽ đại diện cho An Nam trong mọi liên hệ với các nước khác”.
- “Thể lệ về biên giới: Một sự kế tục của Quốc Gia không đặt lại vấn đề về:
a/ Biên giới xác định do một hiệp ước .
b/ Nghĩa vụ và quyền lợi xác định do một hiệp ước có liên hệ với một thể lệ về biên giới.
a/ Biên giới xác định do một hiệp ước .
b/ Nghĩa vụ và quyền lợi xác định do một hiệp ước có liên hệ với một thể lệ về biên giới.
- Ðiều này cho thấy, trên quan điểm công pháp quốc tế, các hiệp ước về biên giới Việt - Trung ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1887 và 1895 vẫn còn giá trị pháp lý, nếu hai bên Việt -Trung không có các hiệp ước khác thay thế. Mặt khác, ngoài một số địa phương đã bị Pháp nhượng cho Trung Hoa để được quyền lợi về kinh tế, đường biên giới này thể hiện thực tế lịch sử giữa hai nước Việt - Trung từ nhiều ngàn năm qua.
- Việt Nam đã ký “Hiệp ước phân định biên giới trên đất liền với Trung Quốc vào tháng 12 năm 1999”.Việc phân định lại biên giới năm 1999 mặc nhiên vô hiệu hóa các hiệp ước lịch sử 1887 và 1895 về biên giới giữa Pháp – Thanh.
- Thông qua vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, cũng cần nhắc lại, sau khi thực dân Pháp chiếm Nam bộ, lịch sử cũng ghi nhận có thỏa ước hành lang giữa Pháp và triều đình nhà Thanh để xâu xé cướp nước Việt Nam.
- Ngày 26/11/1882, tại Thiên Tân, Lý Hồng Chương là đại thần phụ trách đối ngoại của nhà Thanh đã đưa ra đề nghị với đại diện Pháp là Bourée: "Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của Pháp ở nơi nào mà Pháp đã có chủ quyền rồi (nghĩa là Nam Kỳ lục tỉnh), Pháp thừa nhận quyền tôn chủ của Trung Quốc ở phần còn lại của Việt Nam, hai bên cùng nhau đô hộ và như vậy danh nghĩa của Trung Quốc được bảo vệ mà quyền lợi của Pháp cũng không thiệt hại gì".
- Đất nước Việt Nam thon thả giọt đàn bầu. Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa là như vậy, là nỗi đau của dân Việt như vậy.
========
(Trấn Sơn Bình Hải)
========
(Trấn Sơn Bình Hải)
👉
南國山河南帝居
截然分定在天書
如何逆虜來侵犯
汝等行看取敗虚
南國山河南帝居
截然分定在天書
如何逆虜來侵犯
汝等行看取敗虚
👉
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
👉
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa