Tiên
Phong
Từ
lâu, các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng vấn đề phòng, chống tham
nhũng của Đảng, để xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước ta, bôi nhọ cán bộ cao
cấp, vu khống Việt Nam nhiều nội dung không có trên thực tế. Nhất là gần đây,
ngày 26.5.2018, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức hội
nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng, một số tổ chức, cá nhân phản động, một
số tờ báo thiếu thiện chí ở nước ngoài lại tăng cường xuyên tạc, nói xấu, kích
động với nhiều chiêu trò nham hiểm.
Với
những lập luận thiển cận, một số cá nhân xuyên tạc rằng, công cuộc chống tham
nhũng chỉ là tập trung vào thanh trừng nội bộ, tiêu diệt phe phái trong Đảng,
được sao chép, có khả năng được chỉ đạo từ Trung Quốc, lấy mô hình và cách làm
của Trung Quốc để tiến hành. Họ quy kết rằng, thực tế, có nhiều trường hợp quan
chức có tài sản khủng bị phát hiện, nhưng do các cơ quan chức năng hoặc không
chịu giám định, hoặc chỉ giám định cho có, hoặc thông đồng với quan chức nên
kết quả đã chẳng tới đâu. Từ những bịa đặt trắng trợn ấy, họ rêu rao có chủ ý
rằng: Chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng; do đảng
cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng xảy ra; tham nhũng là vấn
đề thuộc bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chống tham nhũng chỉ đưa dân tộc
Việt Nam đến chỗ diệt vong, mất nước…
Cần
khẳng định rằng, những giọng điệu trên của một số thế lực phản động, thù địch
không ngoài mục đích nhằm làm suy giảm uy tín tiến tới mục tiêu xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hạ thấp
uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chia rẽ nội bộ, tạo hoài nghi
trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và chế độ.
Văn
kiện Đại hội VI của Đảng (1986) đã chỉ rõ: “Hiện tượng tiêu cực trong xã hội
phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm. Pháp luật kỷ cương không nghiêm. Những
hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ, và nhân viên nhà nước… chưa
bị trừng trị nghiêm khắc”. Đại hội XII nhấn mạnh “Tình trạng tham nhũng, lãng
phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc
trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”. Nghị
quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng cụ thể hóa coi tham nhũng là biểu hiện
suy thoái về đạo đức, lối sống: “Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ
hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể”. Vì
thế, một trong những nội dung trong những giải pháp cấp bách về xây dựng, chỉnh
đốn Đảng về cơ chế, chính sách, Trung ương Đảng ta xác định cần “Ngăn chặn, đẩy
lùi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trục lợi trong quản lý, sử
dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư,
đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, phân bổ,
quản lý và sử dụng biên chế”…
Có thể thấy rằng, về mặt thể chế, công tác phòng, chống
tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta ngày càng hoàn thiện và qua đó khẳng định
quyết tâm chính trị rất cao của Đảng trong “cuộc chiến” chống tham nhũng. Còn
trên thực tế, công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước ta chỉ đạo
rất quyết liệt và đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, tạo hiệu ứng tích
cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Kết quả ấy cũng phù hợp với đánh giá
của Đảng ta về tình trạng tham nhũng của Việt Nam hiện nay; đồng thời khẳng
định những luận điệu của các thế lực thù địch, phản động chủ đích là để mưu
toan lợi dụng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta để xuyên tạc,
bịa đặt, tạo hoài nghi trong xã hội, làm giảm sút niềm tin, chia rẽ giữa nhân
dân với Đảng, chính quyền và mục tiêu cuối cùng của họ là đòi xóa bỏ chế độ,
xóa bỏ vai trò lãnh đạo xã hội của Đảng ta. Trước luận điệu ấy đòi hỏi mỗi
chúng ta phải tỉnh táo, cảnh giác.
Các thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Trả lờiXóa