Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

CÁI CHẾT VÀ GIÁ TRỊ CỦA THỰC TIỄN.


Tiếc thương và đau buồn là cảm giác chung của nhân dân Việt Nam thiện lành khi nghe tin cố chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời.
Vĩnh biệt ngài với những hình ảnh đẹp đẽ trong hai năm rưỡi trên cương vị chủ tịch nước. Sẽ không ai trong số những người Việt Nam chân chính quên đi khoảnh khoắc Ngài kéo tay Obama nhắc nhẹ phải cúi chào Quốc Kỳ của Việt Nam. Sẽ chẳng một ai xóa bỏ được hình ảnh Ngài sải những bước chân hiên ngang, tự tin sánh vai cùng các cường quốc Trung, Mỹ, Nga, Nhật trong hội nghị thượng đỉnh Apec 2017...và còn nhiều hình ảnh đẹp, những câu nói hay của Ngài sẽ sống mãi với lịch sử dân tộc này. Cảm ơn Ngài đã sống, đã thương yêu dân tộc đến hơi thở cuối cùng.
Một đất nước có nền văn hóa tâm linh lâu đời như Việt Nam. Khi cuộc đời công danh sự nghiệp của mỗi con người luôn gắn liền với những may mắn, phù hộ từ ông bà tổ tiên thì chuyện xâu xé, xuyên tạc một lãnh tụ vừa khuất rõ ràng là một cuộc tấn công hạ bệ có chủ đích vượt qua cả luân thường đạo lí của dân tộc.
Thế mới thấy làm chính trị ở xứ này thật đáng thương. Khi mà phần đông sống bằng cảm tính và tâm thức. Khi mà số đông dân số tuyệt nhiên không dùng lí trí để cải thiện tri thức mà sẵn sàng dùng cảm xúc để bị chăn dắt bởi những con người có ý đồ và dã tâm. Và dĩ nhiên nghiệp nào nặng và bẩn nhất thì không có gì khác ngoài nghiệp chính trị.
Thứ văn hóa “nịnh đầm” lãnh đạo của phần đông quan chức xứ này vẫn nguyên sơ và thô kệch như xưa. Biểu hiện rõ rệt đó là khi Bộ Chính Trị còn chưa công bố quốc tang để các em thiếu nhi có một mùa Trung Thu vui vẻ phù hợp với sự nhân văn, mong muốn của Đảng và cố chủ tịch thì một số địa phương hành động kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô”. Tư duy lãnh đạo luôn sẵn sàng kích thích tính dân túy nổi dậy trong quần chúng nhân dân của không ít quan chức đương đại thật sự rất đáng sợ. Đã không ít lần chính những dân túy của các vị đã đá sườn tổ chức mình. Thật khó hiểu và bất nhẫn khi cải thiện tri thức nhân dân thì bệnh dân túy lại lây sang cho quan chức.
Khi mà các fber có tư tưởng tiến bộ chọn cách hạn chế nói để thể hiện tiếc thương về sự ra đi của cố chủ tịch thì là cơ hội cho làng sóng ẩn ức, bẩn thỉu nổi dậy. Vì vậy việc xây dựng, định hình văn hóa trên mạng xã hội thực ra phụ thuộc vào nhóm fber có tư tưởng tiến bộ này rất nhiều.
Khi số đông yêu nước, quý mến lãnh đạo nhưng ca tụng và cường điệu thiếu thực tế bị bắt bẻ bởi sự hớ hênh của mình thì là cơ hội để đám đông mang tư tưởng đối kháng có cơ hội bật dậy và thắng thế. Vì vậy cần phải nhìn rõ đã qua rồi cái thời tuyên giáo văn chương bay bổng mà tuyên giáo càng trần trụi, gần gũi càng đi vào lòng người và đọng lại trong tâm hồn.
Cảm ơn Ngài đã làm việc, cống hiến tận tụy và dù ra đi vẫn để lại cái nhìn về thực tiễn cho các nhà quản lí xã hội đất nước.
Mong Ngài yên nghỉ và thanh thản nơi an lạc.

1 nhận xét: