Trong thời gian gần đây, khi Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nhiều vụ việc tham những lớn xẩy ra đã lâu, từ nhiều năm trước, gây bức xúc xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng đã được đưa ra xét xử; trong đó, có những vụ việc liên quan đến những cán bộ cấp cao, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, đánh giá cao, củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Song, có một số thế lực cố ý chống phá Đảng, Nhà nước ta và muốn cản trở cuộc đấu tranh chống tham nhũng lại tung tin cho rằng đây là cuộc “đấu đá” tranh giành quyền lực, tranh giành lợi ích giữa các phe phái, lực lượng trong Đảng, Nhà nước ta; đấu tranh chống tham nhũng chỉ là cái cớ che đậy cuộc chiến giữa các phe phái; cuộc đấu tranh chống tham nhũng làm bộc lộ tình trạng mất đoàn kết, những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, Nhà nước ta và làm mâu thuẫn đó càng trở nên gay gắt hơn.Đồng thời, có ý kiến còn cho rằng trong khi phát triển kinh tế đất nước, cải thiện đời sống nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách hiện nay thì không tập trung vào lãnh đạo chỉ đạo thực hiện lại bày đặt ra cuộc đấu tranh chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế, hay là do kết quả đạt được thấp, những thành tích ít ỏi trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nên Đảng, Nhà nước ta phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng để “đánh lạc hướng” dư luận xã hội, sự quan tâm của nhân dân, để “che đậy” sự yếu kém trong lãnh đạo kinh tế. Mặc dù, không phải mọi người đều tin vào những luận điệu này, nhưng cũng có không ít người tin, hoặc nếu không hoàn toàn tin thì cũng bị giao động, bán tín bán nghi. Những kẻ tung ra những luận điệu này cũng chỉ cần như vậy, như vậy là chúng đã thành công làm mất uy tín, chống phá Đảng, Nhà nước, cản trở cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Vì vậy, cần phải đấu tranh, vạch rõ sai lầm của những luận điệu này.
1. Tham nhũng là việc (hành vi) những người có chức, có quyền lợi dụng (lạm dụng) chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt của công, tiền bạc, đất đai, tài sản của nhà nước, của tập thể, biến chúng thành của cải, tài sản của mình. Tham nhũng, do vậy, là một dạng của ăn cắp, ăn trộm, lấy của người khác làm của mình một cách lén lút, khuất tất mà người bị mất khi bị mất không biết. Đồng thời, tham nhũng cũng là một dạng của ăn cướp, chỉ có khác ăn cướp thông thường của những người dùng sức mạnh, vũ lực để cưỡng đoạt của cải, tài sản của người khác, còn tham nhũng dùng sức mạnh quyền lực chiếm đoạt của cải, tài sản của công, biến thành của riêng. Trong lịch sử nhân loại, từ cổ chí kim, ở mọi quốc gia, dân tộc, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp đều bị xem là hành vi xấu xa, bị xã hội lên án, bị xem là hành vi phi đạo đức của những kẻ lười biếng, muốn ăn mà không muốn làm. Nếu ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp đã là xấu xa thì tham nhũng còn xấu xa hơn, đáng bị lên án hơn nữa. Bởi không phải tất cả, nhưng phần rất lớn những kẻ ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp là người nghèo, khổ; vì cuộc sống, vì sự sinh tồn của mình, gia đình, vợ con mình mà phải sa vào con đường trộm, cắp, “bần cùng sinh đạo tặc”, họ còn có mặt đáng thương. Trong khi, những kẻ tham nhũng là những người có chức, có quyền, những người chắc chắn phải có cuộc sống không cao hơn thì cũng phải từ mức trung bình xã hội trở lên, thậm chí giàu có, nhưng lại có hành vi ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp để có cuộc sống cao hơn, sướng hơn cho riêng mình, gia đình mình; là những người có hiểu biết, được giao trách nhiệm quản lý xã hội, bảo vệ trật tự, kỷ luật kỷ cương xã hội, tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho mọi người sống, làm việc, nhưng lại vi phạm pháp luật, phá hủy kỷ luật, kỷ cương xã hội, làm mất lòng tin của người dân vào những người cầm quyền, vào Đảng, nhà nước, vào chế độ.
Tham nhũng là mầm họa có sức lây lan nhanh chóng, trở thành đại họa, làm mục ruỗng đội ngũ quan lại, sự bất bình của nhân dân dẫn tới sụp đổ của biết bao triều đại phong kiến trong lịch sử các quốc gia, dẫn tới mất nước của biết bao nước trên thế giới. Ngày nay, tham nhũng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự rối loạn ở nhiều quốc gia, mất chính quyền của nhiều đảng chính trị có lịch sử lâu đời, ở nhiều nước. Bởi vậy, không chỉ ngày nay, chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, mà từ khi có nhà nước, có tham nhũng, thì tham nhũng đã bị lên án và đấu tranh, một cuộc đấu tranh bền bỉ, dai dẳng, đầy khó khăn, gian khổ, phức tạp, giành được kết quả, thắng lợi, đẩy lùi được tham nhũng ở chỗ này thì tham nhũng lại xuất hiện, phát triển ở nơi khác, lúc khác với những biểu hiện, thủ đoạn này càng tinh vi. Từ nhiều thế kỷ trước, nhân loại đã chống tham nhũng, ngày nay, nhân loại vẫn tiếp tục chống tham nhũng, chống tham nhũng là vấn đề toàn cầu, vấn đề của thời đại. Ngày nay, cũng như trong lịch sử, ở nhiều nơi, có những người, những lực lượng lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng để loại bỏ những đối thủ của mình, lấy việc công để mưu lợi tư, công tư lưỡng lợi, nhưng đó chỉ là những hiện tượng cá biệt; về cơ bản, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh tích cực, vì sự tiến bộ, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, để giữ ổn định xã hội, giữ vững và củng cố lòng tin của nhân dân với nhà nước, với chế độ, bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ, thúc đẩy phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội.
Ở nước ta, trong thời kỳ phong kiến, có những triều đại được thế hệ cha ông dựng nghiệp bằng những nỗ lực vượt bậc, những chiến công hiển hách, nhưng các thế hệ cháu con lại ăn chơi, hưởng lạc, quan lại các cấp tham lam, dùng quyền hành vơ vét của dân dẫn đến mất nước, triều đại sụp đổ, bị thay thế bởi triều đại khác. Nhưng, có những triều đại, những vị minh quân ban hành những điều luật, bộ luật trừng phạt nghiêm khắc những tham quan, ô lại ăn cắp của công, vơ vét của dân, đã tạo nên những thời thịnh trị thái bình, đất nước cường thịnh. Có những vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước, đã dâng sớ xin vua trừng trị những kẻ gian thần, hại dân, hại nước; khi không được nhà vua chấp nhận đã treo ấn, từ quan để bày tỏ thái độ và giữ gìn khí tiết.
Trong hơn 88 năm qua, từ ngày Đảng được thành lập đến nay, Bác Hồ và Đảng luôn xác định người cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải “dĩ công vi thượng”, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của cá nhân mình; luôn yêu cầu người cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, phấn đầu vì dân, vì nước, phải là người đầy tớ của nhân dân, phải gương mẫu đi đầu để lôi cuốn quần chúng tham gia. Trong sự nghiệp cách mạng khó khăn, gian khổ nhưng hết sức vẻ vang hơn 88 năm qua, đã có biết bao người cán bộ, đảng viên phấn đấu, cống hiến, hi sinh là những tấm gương sáng được Đảng, nhân dân ghi nhận, tôn vinh. Nhưng Đảng, khi giành được chính quyền đã có những cán bộ, đảng viên có chức có quyền thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền để tham ô, ăn cắp của công để hưởng lạc làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng, buộc Đảng, nhà nước ta phải xử phạt nghiêm khắc, điển hình như vụ Trần Dụ Châu trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta tiến hành hiện nay là sự nối tiếp của cuộc đấu tranh mà Đảng đã tiến hành kiên trì, bền bỉ, liên tục trong những năm qua. Ngày nay, trong bối cảnh mới, việc đấu tranh chống tham nhũng gắn liền với đấu tranh chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt hơn, bởi như Đảng ta nhận định, tham nhũng, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã hết sức nghiêm trọng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đe dọa sự ổn định xã hội, sự tồn vong của chế độ. Vì vậy, không thể nói rằng chống tham nhũng là “mất đoàn kết”, “thanh trừng nội bộ”, là “đấu đá” giữa người này với người kia, phe phái này với phe phái kia. Đó là những luận điệu xuyên tạc, vu cáo. Đảng, Nhà nước ta như những cơ thể sống, phải tiếp thu những nhân tố mới, nguồn lực mới, đồng thời phải thành lọc những yếu tố, những bộ phận thoái hóa để không ngừng phát triển. Không thể có đoàn kết, ổn định, phát triển đất nước nếu để cho nạn tham nhũng hoành hành. Chỉ có đấu tranh với tham nhũng, xử lý nghiêm khắc mọi hành vi tham nhũng mới củng cố, tăng cường được khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân xung quanh Đảng, Nhà nước. Đấu tranh chống tham nhũng là để bảo vệ kỷ cương phép nước, bảo vệ đạo đức, truyền thống văn hóa của dân tộc, bảo vệ công bằng, bình đẳng xã hội, bảo vệ môi trường thuận lợi, lành mạnh cho phát triển đất nước.
2. Nếu không kể tới những quốc gia ở những thời điểm đặc biệt, có hoàn cảnh đặc biệt, thì phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới. Kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, là cơ sở để phát triển văn hóa, xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao uy tín, vị thế của đất nước trên thế giới. Vai trò của Hà Lan, nước Anh trong các thể kỷ trước, vai trò của Mỹ trên thế giới trong thế kỷ 20 và sự vươn lên của Trung Quốc hiện nay cũng bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế của các nước này. Để phát triển kinh tế, các nước đều phải tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, đồng thời có cơ chế ngăn ngừa tham nhũng, để mọi người không thể tham nhũng, không muốn tham nhũng và khi có tham nhũng thì kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc để răn đe không dám tham nhũng, bởi tham nhũng làm méo mó môi trường đầu tư, tạo ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư, chất lượng sản phẩm, làm hư hỏng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước…Vì vậy, để phát triển kinh tế, các nước đều quyết liệt chống tham nhũng, tiêu biểu như Trung Quốc, Hàn quốc hiện nay.
Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta từ hơn 30 năm trước cũng bắt đầu từ những đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp đưa đất vào cuộc khủng khoảng kinh tế - xã hội kéo dài sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, khi đổi mới đất nước được thực hiện đồng bộ, toàn diện trên mọi lĩnh vực, thì đổi mới kinh tế vẫn được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trung tâm. Những đổi mới về luật pháp, cơ chế chính sách đưa đến sự ra đời, phát triển đa dạng các các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, sự vận hành và phát triển của các loại thị trường, đổi mới quản lý kinh tế của Nhà nước, tạo môi trường ngày càng thuận lợi, công khai, minh bạch, bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển… là nhân tố chính tạo ra thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước những năm qua. Tuy nhiên, những kết quả phát triển kinh tế đạt được đó còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, với những nguồn lực đầu tư đã thực hiện. Trong khi nhiều nước trong khu vực, sau 30 năm phát triển đã trở thành những nước công nghiệp, như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, gần đây là Trung Quốc, thì nước ta sau hơn 30 năm đổi mới, mới ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp, mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại chưa đạt được. Giữa những năm 60 của thế kỷ trước, Hàn Quốc có thu nhập bình quân đầu người là 80USD/năm, sau 30 năm, đến giữa những năm 90, thu nhập bình quân đầu người là 10 nghìn USD/năm và hiện nay là hơn 30 nghìn USD/năm. Trung Quốc, khi bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa, thu nhập bình quân đầu người là 100 USD/năm, sau hơn 30 năm, đến nay đạt hơn 8 nghìn USD/năm. Còn Việt Nam, khi bắt đầu đổi mới, thu nhập bình quân đầu người tương tự như Trung Quốc, nhưng đến nay mới chỉ đạt hơn 2 nghìn 3 trăm USD/năm, chỉ hơn ¼ của Trung Quốc, thậm chí vẫn còn nguy cơ tụt hậu xa hơn các nước tiên tiến trong khu vực và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là nạn tham nhũng, nhất là khi tham nhũng không còn là hiện tượng cá biệt mà lây lan, phát triển rộng, không còn chỉ ở trong từng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mà có sự liên kết giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước, hình thành các nhóm lợi ích gắn kết chặt chẽ với nhau, có khả năng thao túng quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Nhà nước.
Tham nhũng làm thất thu ngân sách nhà nước, làm cho cơ chế xin - cho trong phân bổ ngân sách nhà nước,tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, trùng lặp, chất lượng công trình thấp, ICOR cao,kéo dài nhiều năm chậm được khắc phục. Tham nhũng làm cho có những doanh nghiệp có năng lực, đúng chuyên ngành không trúng thầu, không được giao thực hiện dự án đầu tư mà doanh nghiệp không đủ năng lực, không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với dự án lại trúng thầu, được giao thực hiện dự án; sau khi được giao bán lại dự án cho doanh nghiệp khác thực hiện. Tham nhũng làm cho suất đầu tư 1km đường cao tốc, nhiều công trình, dự án ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước.Tham nhũng làm cho hàng hoá được mua sắm bằng ngân sách nhà nước; các máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu được mua sắm của các doanh nghiệp nhà nước bị nâng giá, bị đánh tráo, thay thế bằng hàng cũ tân trang, hàng chất lượng thấp, làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các cơ quan, đơn vị nhà nước sử dụng hàng hoá, làm tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD nhưng vì tham nhũng, lãng phí mà rơi vào tình trạng phá sản, tiêu biểu như Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin). Tham nhũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho đầu tư của nhà nước kém hiệu quả, làm cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước không tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư, khối lượng tài sản to lớn mà doanh nghiệp nhà nước sử dụng, doanh nghiệp nhà nước không làm được vai trò lực lượng nòng cốt để kinh tế nhà nươc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tham nhũng làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh, gây khó khăn, cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tham nhũng và đi cùng với tham nhũng là tình trạng nhũng nhiễu của những cán bộ, công chức suy thoái làm mất thời gian, công sức, chi phí của các nhà đầu tư khi họ phải xin phép hay có quan hệ với các cơ quan công quyền, như xin phép đầu tư; thuê đất làm mặt bằng sản xuất;bổ sung, điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh; vay vốn; nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm... Các chi phí không chính thức trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. Ngược lại, với sự tiếp tay, đồng loã của cán bộ tham nhũng, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu trót lọt máy móc, thiết bị cũ, hàng hoá kém phẩm chất, gây ô nhiễm môi trường, khai man giá trị hàng hoá, trốn thuế, buôn lậu... làm thiệt hại đối với đất nước, với người tiêu dùng, làm môi trường đầu tư bị méo mó, không còn công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Tham nhũng làm cho doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, tuân thủ đúng pháp luật gặp khó khăn, còn doanh nghiệp biết hối lộ cho cán bộ, công chức có lợi thế để phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, trong nhiều năm qua và hiện nay, đầu tư nhiều vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng các công trình với vốn đầu tư của Nhà nước, mà ít đầu tư vào lĩnh vực cơ khí chế tạo, công nghiệp phù trợ, luyện kim, hóa chất; làm cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không lớn được. Tham nhũng làm cho việc cải cách các thủ tục hành chính, bỏ các giấy phép con, các quy định về điều kiện kinh doanh ở các cơ quan quản lý nhà nước trở nên khó khăn; xóa bỏ quy định này, loại giấy phép này thì lại có quy định khác, giấy phép khác. Cuối cùng, hậu quả là đất nước và nhân dân hứng chịu.
Không chống tham nhũng, không ngăn chặn và loại bỏ được tham nhũng thì kinh tế, dù có thể phát triển nhanh trong một giai đoạn, nhưng không thể phát triển ổn định, lâu dài, bền vững. Vì vậy, để phát triển đất nước ổn định, lâu dài, bền vững, các nước đều phải chống tham nhũng. Hiện nay, Hàn Quốc, Trung Quốc đang tiến hành đấu tranh quyết liệt chống tham nhũng là những điển hình tiêu biểu. Năm 2017 kinh tế nước ta đạt được toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong điều kiện đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đây là những thực tế có sức thuyết phục để bác bỏ những ý kiến cho rằng không nên đấu tranh chống tham nhũng trong lúc cần phải tập trung vào phát triển kinh tế hay vì thành tích đạt được trong lĩnh vực kinh tế quá ít ỏi, nghèo nàn, phải dùng việc chống tham nhũng để đánh lạc hướng dư luận xã hội; mà cần khẳng định rằng chỉ có chống được tham nhũng thì mới phát triển được kinh tế nhanh, bền vững.
1. Tham nhũng là việc (hành vi) những người có chức, có quyền lợi dụng (lạm dụng) chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt của công, tiền bạc, đất đai, tài sản của nhà nước, của tập thể, biến chúng thành của cải, tài sản của mình. Tham nhũng, do vậy, là một dạng của ăn cắp, ăn trộm, lấy của người khác làm của mình một cách lén lút, khuất tất mà người bị mất khi bị mất không biết. Đồng thời, tham nhũng cũng là một dạng của ăn cướp, chỉ có khác ăn cướp thông thường của những người dùng sức mạnh, vũ lực để cưỡng đoạt của cải, tài sản của người khác, còn tham nhũng dùng sức mạnh quyền lực chiếm đoạt của cải, tài sản của công, biến thành của riêng. Trong lịch sử nhân loại, từ cổ chí kim, ở mọi quốc gia, dân tộc, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp đều bị xem là hành vi xấu xa, bị xã hội lên án, bị xem là hành vi phi đạo đức của những kẻ lười biếng, muốn ăn mà không muốn làm. Nếu ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp đã là xấu xa thì tham nhũng còn xấu xa hơn, đáng bị lên án hơn nữa. Bởi không phải tất cả, nhưng phần rất lớn những kẻ ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp là người nghèo, khổ; vì cuộc sống, vì sự sinh tồn của mình, gia đình, vợ con mình mà phải sa vào con đường trộm, cắp, “bần cùng sinh đạo tặc”, họ còn có mặt đáng thương. Trong khi, những kẻ tham nhũng là những người có chức, có quyền, những người chắc chắn phải có cuộc sống không cao hơn thì cũng phải từ mức trung bình xã hội trở lên, thậm chí giàu có, nhưng lại có hành vi ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp để có cuộc sống cao hơn, sướng hơn cho riêng mình, gia đình mình; là những người có hiểu biết, được giao trách nhiệm quản lý xã hội, bảo vệ trật tự, kỷ luật kỷ cương xã hội, tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho mọi người sống, làm việc, nhưng lại vi phạm pháp luật, phá hủy kỷ luật, kỷ cương xã hội, làm mất lòng tin của người dân vào những người cầm quyền, vào Đảng, nhà nước, vào chế độ.
Tham nhũng là mầm họa có sức lây lan nhanh chóng, trở thành đại họa, làm mục ruỗng đội ngũ quan lại, sự bất bình của nhân dân dẫn tới sụp đổ của biết bao triều đại phong kiến trong lịch sử các quốc gia, dẫn tới mất nước của biết bao nước trên thế giới. Ngày nay, tham nhũng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự rối loạn ở nhiều quốc gia, mất chính quyền của nhiều đảng chính trị có lịch sử lâu đời, ở nhiều nước. Bởi vậy, không chỉ ngày nay, chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, mà từ khi có nhà nước, có tham nhũng, thì tham nhũng đã bị lên án và đấu tranh, một cuộc đấu tranh bền bỉ, dai dẳng, đầy khó khăn, gian khổ, phức tạp, giành được kết quả, thắng lợi, đẩy lùi được tham nhũng ở chỗ này thì tham nhũng lại xuất hiện, phát triển ở nơi khác, lúc khác với những biểu hiện, thủ đoạn này càng tinh vi. Từ nhiều thế kỷ trước, nhân loại đã chống tham nhũng, ngày nay, nhân loại vẫn tiếp tục chống tham nhũng, chống tham nhũng là vấn đề toàn cầu, vấn đề của thời đại. Ngày nay, cũng như trong lịch sử, ở nhiều nơi, có những người, những lực lượng lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng để loại bỏ những đối thủ của mình, lấy việc công để mưu lợi tư, công tư lưỡng lợi, nhưng đó chỉ là những hiện tượng cá biệt; về cơ bản, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh tích cực, vì sự tiến bộ, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, để giữ ổn định xã hội, giữ vững và củng cố lòng tin của nhân dân với nhà nước, với chế độ, bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ, thúc đẩy phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội.
Ở nước ta, trong thời kỳ phong kiến, có những triều đại được thế hệ cha ông dựng nghiệp bằng những nỗ lực vượt bậc, những chiến công hiển hách, nhưng các thế hệ cháu con lại ăn chơi, hưởng lạc, quan lại các cấp tham lam, dùng quyền hành vơ vét của dân dẫn đến mất nước, triều đại sụp đổ, bị thay thế bởi triều đại khác. Nhưng, có những triều đại, những vị minh quân ban hành những điều luật, bộ luật trừng phạt nghiêm khắc những tham quan, ô lại ăn cắp của công, vơ vét của dân, đã tạo nên những thời thịnh trị thái bình, đất nước cường thịnh. Có những vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước, đã dâng sớ xin vua trừng trị những kẻ gian thần, hại dân, hại nước; khi không được nhà vua chấp nhận đã treo ấn, từ quan để bày tỏ thái độ và giữ gìn khí tiết.
Trong hơn 88 năm qua, từ ngày Đảng được thành lập đến nay, Bác Hồ và Đảng luôn xác định người cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải “dĩ công vi thượng”, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của cá nhân mình; luôn yêu cầu người cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, phấn đầu vì dân, vì nước, phải là người đầy tớ của nhân dân, phải gương mẫu đi đầu để lôi cuốn quần chúng tham gia. Trong sự nghiệp cách mạng khó khăn, gian khổ nhưng hết sức vẻ vang hơn 88 năm qua, đã có biết bao người cán bộ, đảng viên phấn đấu, cống hiến, hi sinh là những tấm gương sáng được Đảng, nhân dân ghi nhận, tôn vinh. Nhưng Đảng, khi giành được chính quyền đã có những cán bộ, đảng viên có chức có quyền thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền để tham ô, ăn cắp của công để hưởng lạc làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng, buộc Đảng, nhà nước ta phải xử phạt nghiêm khắc, điển hình như vụ Trần Dụ Châu trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta tiến hành hiện nay là sự nối tiếp của cuộc đấu tranh mà Đảng đã tiến hành kiên trì, bền bỉ, liên tục trong những năm qua. Ngày nay, trong bối cảnh mới, việc đấu tranh chống tham nhũng gắn liền với đấu tranh chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt hơn, bởi như Đảng ta nhận định, tham nhũng, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã hết sức nghiêm trọng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đe dọa sự ổn định xã hội, sự tồn vong của chế độ. Vì vậy, không thể nói rằng chống tham nhũng là “mất đoàn kết”, “thanh trừng nội bộ”, là “đấu đá” giữa người này với người kia, phe phái này với phe phái kia. Đó là những luận điệu xuyên tạc, vu cáo. Đảng, Nhà nước ta như những cơ thể sống, phải tiếp thu những nhân tố mới, nguồn lực mới, đồng thời phải thành lọc những yếu tố, những bộ phận thoái hóa để không ngừng phát triển. Không thể có đoàn kết, ổn định, phát triển đất nước nếu để cho nạn tham nhũng hoành hành. Chỉ có đấu tranh với tham nhũng, xử lý nghiêm khắc mọi hành vi tham nhũng mới củng cố, tăng cường được khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân xung quanh Đảng, Nhà nước. Đấu tranh chống tham nhũng là để bảo vệ kỷ cương phép nước, bảo vệ đạo đức, truyền thống văn hóa của dân tộc, bảo vệ công bằng, bình đẳng xã hội, bảo vệ môi trường thuận lợi, lành mạnh cho phát triển đất nước.
2. Nếu không kể tới những quốc gia ở những thời điểm đặc biệt, có hoàn cảnh đặc biệt, thì phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới. Kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, là cơ sở để phát triển văn hóa, xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao uy tín, vị thế của đất nước trên thế giới. Vai trò của Hà Lan, nước Anh trong các thể kỷ trước, vai trò của Mỹ trên thế giới trong thế kỷ 20 và sự vươn lên của Trung Quốc hiện nay cũng bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế của các nước này. Để phát triển kinh tế, các nước đều phải tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, đồng thời có cơ chế ngăn ngừa tham nhũng, để mọi người không thể tham nhũng, không muốn tham nhũng và khi có tham nhũng thì kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc để răn đe không dám tham nhũng, bởi tham nhũng làm méo mó môi trường đầu tư, tạo ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư, chất lượng sản phẩm, làm hư hỏng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước…Vì vậy, để phát triển kinh tế, các nước đều quyết liệt chống tham nhũng, tiêu biểu như Trung Quốc, Hàn quốc hiện nay.
Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta từ hơn 30 năm trước cũng bắt đầu từ những đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp đưa đất vào cuộc khủng khoảng kinh tế - xã hội kéo dài sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, khi đổi mới đất nước được thực hiện đồng bộ, toàn diện trên mọi lĩnh vực, thì đổi mới kinh tế vẫn được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trung tâm. Những đổi mới về luật pháp, cơ chế chính sách đưa đến sự ra đời, phát triển đa dạng các các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, sự vận hành và phát triển của các loại thị trường, đổi mới quản lý kinh tế của Nhà nước, tạo môi trường ngày càng thuận lợi, công khai, minh bạch, bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển… là nhân tố chính tạo ra thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước những năm qua. Tuy nhiên, những kết quả phát triển kinh tế đạt được đó còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, với những nguồn lực đầu tư đã thực hiện. Trong khi nhiều nước trong khu vực, sau 30 năm phát triển đã trở thành những nước công nghiệp, như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, gần đây là Trung Quốc, thì nước ta sau hơn 30 năm đổi mới, mới ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp, mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại chưa đạt được. Giữa những năm 60 của thế kỷ trước, Hàn Quốc có thu nhập bình quân đầu người là 80USD/năm, sau 30 năm, đến giữa những năm 90, thu nhập bình quân đầu người là 10 nghìn USD/năm và hiện nay là hơn 30 nghìn USD/năm. Trung Quốc, khi bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa, thu nhập bình quân đầu người là 100 USD/năm, sau hơn 30 năm, đến nay đạt hơn 8 nghìn USD/năm. Còn Việt Nam, khi bắt đầu đổi mới, thu nhập bình quân đầu người tương tự như Trung Quốc, nhưng đến nay mới chỉ đạt hơn 2 nghìn 3 trăm USD/năm, chỉ hơn ¼ của Trung Quốc, thậm chí vẫn còn nguy cơ tụt hậu xa hơn các nước tiên tiến trong khu vực và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là nạn tham nhũng, nhất là khi tham nhũng không còn là hiện tượng cá biệt mà lây lan, phát triển rộng, không còn chỉ ở trong từng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mà có sự liên kết giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước, hình thành các nhóm lợi ích gắn kết chặt chẽ với nhau, có khả năng thao túng quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Nhà nước.
Tham nhũng làm thất thu ngân sách nhà nước, làm cho cơ chế xin - cho trong phân bổ ngân sách nhà nước,tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, trùng lặp, chất lượng công trình thấp, ICOR cao,kéo dài nhiều năm chậm được khắc phục. Tham nhũng làm cho có những doanh nghiệp có năng lực, đúng chuyên ngành không trúng thầu, không được giao thực hiện dự án đầu tư mà doanh nghiệp không đủ năng lực, không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với dự án lại trúng thầu, được giao thực hiện dự án; sau khi được giao bán lại dự án cho doanh nghiệp khác thực hiện. Tham nhũng làm cho suất đầu tư 1km đường cao tốc, nhiều công trình, dự án ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước.Tham nhũng làm cho hàng hoá được mua sắm bằng ngân sách nhà nước; các máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu được mua sắm của các doanh nghiệp nhà nước bị nâng giá, bị đánh tráo, thay thế bằng hàng cũ tân trang, hàng chất lượng thấp, làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các cơ quan, đơn vị nhà nước sử dụng hàng hoá, làm tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD nhưng vì tham nhũng, lãng phí mà rơi vào tình trạng phá sản, tiêu biểu như Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin). Tham nhũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho đầu tư của nhà nước kém hiệu quả, làm cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước không tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư, khối lượng tài sản to lớn mà doanh nghiệp nhà nước sử dụng, doanh nghiệp nhà nước không làm được vai trò lực lượng nòng cốt để kinh tế nhà nươc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tham nhũng làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh, gây khó khăn, cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tham nhũng và đi cùng với tham nhũng là tình trạng nhũng nhiễu của những cán bộ, công chức suy thoái làm mất thời gian, công sức, chi phí của các nhà đầu tư khi họ phải xin phép hay có quan hệ với các cơ quan công quyền, như xin phép đầu tư; thuê đất làm mặt bằng sản xuất;bổ sung, điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh; vay vốn; nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm... Các chi phí không chính thức trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. Ngược lại, với sự tiếp tay, đồng loã của cán bộ tham nhũng, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu trót lọt máy móc, thiết bị cũ, hàng hoá kém phẩm chất, gây ô nhiễm môi trường, khai man giá trị hàng hoá, trốn thuế, buôn lậu... làm thiệt hại đối với đất nước, với người tiêu dùng, làm môi trường đầu tư bị méo mó, không còn công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Tham nhũng làm cho doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, tuân thủ đúng pháp luật gặp khó khăn, còn doanh nghiệp biết hối lộ cho cán bộ, công chức có lợi thế để phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, trong nhiều năm qua và hiện nay, đầu tư nhiều vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng các công trình với vốn đầu tư của Nhà nước, mà ít đầu tư vào lĩnh vực cơ khí chế tạo, công nghiệp phù trợ, luyện kim, hóa chất; làm cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không lớn được. Tham nhũng làm cho việc cải cách các thủ tục hành chính, bỏ các giấy phép con, các quy định về điều kiện kinh doanh ở các cơ quan quản lý nhà nước trở nên khó khăn; xóa bỏ quy định này, loại giấy phép này thì lại có quy định khác, giấy phép khác. Cuối cùng, hậu quả là đất nước và nhân dân hứng chịu.
Không chống tham nhũng, không ngăn chặn và loại bỏ được tham nhũng thì kinh tế, dù có thể phát triển nhanh trong một giai đoạn, nhưng không thể phát triển ổn định, lâu dài, bền vững. Vì vậy, để phát triển đất nước ổn định, lâu dài, bền vững, các nước đều phải chống tham nhũng. Hiện nay, Hàn Quốc, Trung Quốc đang tiến hành đấu tranh quyết liệt chống tham nhũng là những điển hình tiêu biểu. Năm 2017 kinh tế nước ta đạt được toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong điều kiện đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đây là những thực tế có sức thuyết phục để bác bỏ những ý kiến cho rằng không nên đấu tranh chống tham nhũng trong lúc cần phải tập trung vào phát triển kinh tế hay vì thành tích đạt được trong lĩnh vực kinh tế quá ít ỏi, nghèo nàn, phải dùng việc chống tham nhũng để đánh lạc hướng dư luận xã hội; mà cần khẳng định rằng chỉ có chống được tham nhũng thì mới phát triển được kinh tế nhanh, bền vững.
Chống tham nhũng là phải vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng.
Trả lờiXóa