Nếu bạn đọc tiểu sử của Chủ tịch nước Trần Đại Quang bạn sẽ chỉ thấy đóng góp trong quá trình công tác của ông rất ít.
Lí do rất đơn giản, Chủ tịch nước công tác trong lĩnh vực An ninh của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), hầu hết công tác này ít được nhắc tới qua báo đài. Tuy nhiên, đóng góp và kinh nghiệm của ông phải rất lớn mới được bổ nhiệm làm trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên cũ. Ai cũng biết rằng đó là điểm nóng về diễn biến hòa bình cũng như ly khai của Việt Nam. Và điều ông làm khi ở cương vị cũ là gì thì sẽ ít người nắm được vì nó là thông tin không dễ nắm bắt.
Trong đó tại nhiệm kỳ 2002-2016 của ông ở Ban chỉ đạo Tây Nguyên, với kinh nghiệm và bản lĩnh của một vị tướng, ông đã giúp tham mưu, chỉ đạo đã đập tan được nhiều âm mưu chính trị của thế lực nước ngoài tài trợ nhằm biến Tây Nguyên thành Quốc gia Tin lành ly khai khỏi Việt Nam.
Dẹp loạn cuộc bạo loạn Tây Nguyên 2004 không tốn một viên đạn giúp vùng đất này bình ổn phát triển cho đến nay.
Trải qua những năm tháng chiến đấu, trưởng thành trong lực lượng Công an, ông thăng tiến dần lên các chức vụ quan trọng trong Ngành. Trong thời kỳ làm Bộ trưởng Bộ Công an, ông cũng là người đi tiên phong trong việc xóa bỏ 8 Tổng cục xuống còn 6 tổng cục, làm tiền đề cho việc định hình bộ máy lực lượng Công an như hôm nay.
Ở vai trò, cương vị mới là Chủ tịch nước của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ông Trần Đại Quang đã có những chuyến công du đem về những giá trị hợp đồng, những mối quan hệ liên kết bền vững cho Việt Nam, góp phần đảm bảo cho Việt Nam ổn định dần sau những thăng trầm trong nước và do biến động quốc tế. Cũng vì những năm tháng trong lực lượng Công an từ khi còn là người chiến sỹ cho đến khi là tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp ông luôn thường xuyên đi nhiều nơi, bám trụ cùng đồng đội hoàn thành nhiệm vụ mà từ lâu sức khỏe ông đã có phần giảm xuống.
Tuy rằng sức khỏe vẫn đảm bảo các tiêu chí của y khoa, nhưng kể từ khi đảm nhận chức Chủ tịch nước, ông Trần Đại Quang luôn thay đổi giờ giấc sinh hoạt, di chuyển liên tục bằng máy bay đi công du, đi công tác các nơi trong nước dẫn đến bệnh tình có chuyển biến xấu. Đặc biệt, Năm 2017 trong chuyến công du đến Nga gặp Tổng thống Putin thì bệnh tình của Chủ tịch nước đã trở nặng, lại thêm do thay đổi thời tiết đột ngột dẫn tới viêm phổi nặng, đến mức có thể phải hủy cuộc gặp với Tổng thống Nga, suốt thời gian đó đến nay các y bác sỹ giỏi nhất cố gắng chạy. Cũng vì điều đó mà sau này Tổng Bí thư Nguyễn Phúc Trọng phải thường xuyên đi công du nước ngoài trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cáng đáng mọi chuyện lớn nhỏ trong nước của Chính phủ, khi Chủ tịch nước sức khỏe đỡ hơn nhiều thì ông lại tiếp tục công việc từ Hội nghị thượng đỉnh, công du, tiếp đón các Đoàn ngoại giao… cứ thế quay cuồng theo công việc lại khiến cho bệnh trở nặng thêm.
Nhưng trước khi nhắm mắt xuôi tay, dù hôm nhập viện là ngày 20/9/2018 thì Chủ tịch nước vẫn gắng gượng sửa từng chữ một trong “Thư chúc Tết Trung thu” để động viên trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhân dịp Tết trung thu 2018, bởi Chủ tịch nước vốn mất cha từ nhỏ, ông luôn hiểu rằng “Trung thu là Tết Đoàn Viên”. Với ông các em nhỏ luôn chính là một phần động lực không nhỏ để ông gắng gượng sức mình, cũng bởi ông luôn tâm niệm xây dựng một nước Việt Nam, dân giàu, nước mạnh để các em nhỏ luôn được sống trong Hòa Bình, No Ấm.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa