Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

QUYẾT TÂM CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG



                              HB
Thời gian gần đây trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, tuyên truyền xuyên tạc tình hình chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng rêu rao rằng lợi dụng việc chống tham nhũng các bè phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam đang thanh trừng nội bộ.
Ngay từ khi mới giành được chính quyền, để giữ gìn, củng cố và nâng cao sức chiến đấu, sự trong sạch, vững mạnh của Đảng Cộng sản, V.I. Lênin yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thường xuyên, nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình một cách thẳng thắn, trung thực, mang tính xây dựng. Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ, chống sự không minh bạch, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm... trong công việc cũng như trong cuộc sống, đoạn tuyệt với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội. Theo V.I. Lê-nin, để đội ngũ của Đảng Cộng sản luôn luôn trong sạch, chỉ bao gồm những chiến sĩ tiên phong trong phong trào cách mạng cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, được quần chúng tin tưởng, Đảng Cộng sản phải thường xuyên đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi hàng ngũ của mình. Đó là một biện pháp đặc biệt quan trọng, một nguyên tắc nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tư tưởng này của V.I. Lênin được chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tài tình vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam trong đó có công tác phòng chống tham nhũng.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhân dân Việt Nam giành được chính quyền năm 1945; kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thống nhất đất nước năm 1975; tiến hành đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, kinh tế phát triển nên một số đảng viên giữ chức vụ trong Đảng, trong chính quyền có điều kiện tham nhũng. Vì vậy như một tất yếu, Đảng ta đã chủ trương phòng chốn tham nhũng ngay từ sớm, có lộ trình để đội ngũ cán bộ của Đảng luôn trong sạch.
Cách đây 12 năm, năm 2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật chống tham nhũng; luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007, 2010, 2012, 2013, 2015, 2016, 2017 để cho phù hợp điều kiện thực tế. Luật ban hành chính là khung cơ sở pháp lý để răn đe cán bộ, đảng viên, công dân và xử lý những cá nhân cố tình vi phạm. Thế nhưng trước sự phát triển nhanh về kinh tế, một số cán bộ, đảng viên làm công tác quản lý đã không thường xuyên tự rèn luyện mình nên đã có hành vi tham nhũng, tham nhũng tại Việt Nam có xu hướng phat triển đã hình thành lợi ích nhóm, cùng tiến hành tham nhũng.
Ngày 16/1/2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Ngày 01/02/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
Sau một thời gian xem xét cả lý luận và thực tiễn, đến nay cơ chế và các cơ quan phòng chống tham nhũng ở nước ta đã phát huy tác dụng. Đến nay các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ án tham nhũng lớn, nhiều cán bộ đảng viên, trong đó có cả cán bộ là ủy viên Bộ Chính trị. Những cá nhân, tổ chức vi phạm tham nhũng thì quá trình xét xử mỗi bị cáo đều được một hệ thống luật sư bào chữa theo quy định của pháp luật, nhưng khi bị luận tội đã không chối cãi được cho nên bản án của Tòa án đưa ra là đúng khung hình phạt và được Nhân dân ủng hộ, tán thánh.
Việc phòng chống tham nhũng đã có kết quả được Nhân dân ủng hộ, niềm tin vào Đảng của Nhân dân tăng lên. Đây là việc làm thường xuyên của Đảng trong tình hình hiện nay, thể hiện Đảng là một khối thống nhất tuyệt nhiên không phải chia bè cánh, thanh trừng lẫn nhau trong Đảng như các thế lực thù địch, phản động đang rêu rao.


1 nhận xét:

  1. Phòng chống tham nhũng có kết quả rất tốt và được nhân dân ủng hộ cao

    Trả lờiXóa