Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

GIỮ GÌN “CHỦ QUYỀN VĂN HOÁ” BẰNG NHỮNG VIỆC LÀM THIẾT THỰC


Có nhiều cách để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những cách đó là thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, chúng ta phải tận dụng tối đa những ưu thế của công nghệ thông tin để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của cha ông cho thanh thiếu niên thông qua những hình thức sinh động, phong phú, hấp dẫn, phù hợp với tâm lý, thị hiếu của giới trẻ. Cùng với đó là mở rộng giao lưu văn hóa, nói chuyện lịch sử truyền thống, tăng cường tính tương tác, tính trực quan sinh động khi giáo dục truyền thống văn hóa cho tuổi trẻ.
Trong đợt đi thăm quần đảo Trường Sa mới đây, một trong những món quà mà đoàn công tác của Trường Sĩ quan Chính trị tặng quân và dân Trường Sa là hộp đất mang từ Thành cổ Bắc Ninh-vùng đất nằm trong phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu), nơi từng vang lên bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”-lời Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc cách đây nghìn năm. Khi tặng “hộp đất thiêng” này cho bộ đội đang ngày đêm canh giữ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, chúng tôi muốn gửi một thông điệp tới các chiến sĩ trẻ: Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, từ nay, quần đảo này có thêm khí phách hào hùng “sông núi nước Nam” ngàn đời của tiền nhân truyền lại. Vậy nên, bảo vệ vững chắc quần đảo Trường Sa cũng là bảo vệ “chủ quyền văn hóa” dân tộc Việt Nam trên Biển Đông.
(Trung tướng, PGS, TS PHẠM QUỐC TRUNG, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị)

1 nhận xét:

  1. Bảo vệ vững chắc quần đảo Trường Sa cũng là bảo vệ “chủ quyền văn hóa” dân tộc Việt Nam trên Biển Đông.

    Trả lờiXóa