Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Chống tham nhũng để Đảng thật sự trong sạch và vững bền

(TG) - Tham nhũng làm nghèo đất nước, làm suy thoái, hư hỏng cán bộ, đảng viên và làm mất niềm tin của nhân dân, đe dọa sự tồn vong của Đảng. Chống tham nhũng để Đảng thật sự trong sạch, vững bền, vì thế được coi là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách của Đảng ta.

Đảng cầm quyền từ thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước kiên quyết chống những tiêu cực trong bộ máy lãnh đạo, quản lý, trong đó có tham ô, tham nhũng. Vụ án Cục trưởng Cục quân nhu Trần Dụ Châu tham ô tài sản bị tòa án kết án tử hình năm 1950 là một ví dụ. Bị cáo đã làm đơn xin được giảm mức hình phạt. Sau cả đêm suy nghĩ, mặc dù rất đau đớn về tình cảm, nhưng để giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định y án. Sau vụ việc này, Bác Hồ và Chính phủ đã họp và nêu rõ bài học về công tác cán bộ, về giáo dục, rèn luyện cán bộ và về tự tu dưỡng của mỗi người cán bộ.

Năm 1963, Trung ương Đảng mở cuộc vận động lớn Ba xây ba chống, trong đó xác định quyết tâm chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Nhớ lại thời đó, mỗi đồng tiền, bát gạo được gom góp, tích lũy để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cách mạng ở miền Nam. Trong nghèo khó, nguồn của cải đó càng vô cùng quý giá để làm nên thắng lợi. Kỷ luật của Đảng và Nhà nước rất nghiêm khắc. Cán bộ, đảng viên tham ô mấy chục cân thóc, vài chục đồng bạc đã bị khai trừ khỏi Đảng và cách chức. Ai mắc vào tội đó bị nhân dân, dư luận xã hội lên án và tự mình thấy xấu hổ.

Trong thời kỳ đổi mới, khi chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, Đảng cũng đã sớm nhận thấy mặt trái, sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với phẩm chất và lối sống của cán bộ, đảng viên. Nhiều nghị quyết quan trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được ban hành như Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII (6-1992) về đổi mới, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII (2-1999) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong xây dựng Đảng.

Kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế mở rộng cũng du nhập cách nghĩ và lối sống khác, nhiều mối quan hệ bị vật chất, đồng tiền chi phối, do sự quản lý lỏng lẻo, thiếu minh bạch và việc tự tu dưỡng của cán bộ, đảng viên chưa được chú trọng ở một số người dẫn đến những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng không được ngăn chặn kịp thời và phát triển đáng lo ngại. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI (1- 2012) có một nhận định rất quan trọng, đó là do ta “chưa lường hết được những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, chưa có sự chuẩn bị thật kỹ về lập trường, tư tưởng và cả cách thức tiếp cận mới cho cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, còn thiếu những cơ chế, chính sách đồng bộ, khoa học để chủ động ngăn ngừa những vi phạm. Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng, phát triển với quy mô ngày càng lớn, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước; đó là môi trường để chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển”(1).

Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trung ương đã lượng hóa 9 biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tham nhũng thuộc nhóm suy thoái về đạo đức, lối sống.

Biểu hiện của nó được nêu rõ: “Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực”(2). Cần nhận thức rõ, tham nhũng và sự suy thoái về đạo đức, lối sống có quan hệ và tác động trực tiếp tới suy thoái về tư tưởng chính trị và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Sự suy thoái, hư hỏng về đạo đức, lối sống, nhất là sự tham nhũng, hưởng thụ, xa hoa về vật chất là điều kiện nuôi dưỡng chủ nghĩa cá nhân, phai nhạt lý tưởng cách mạng dẫn tới suy thoái về tư tưởng chính trị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tiếp tay cho các thế lực thù địch, thậm chí chống lại sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và nhân dân.

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và nhất là sau Đại hội XII của Đảng, “Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện và tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, được nhân dân đồng tình ủng hộ”(3). Năm 2017 đã xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán Sự thống nhất nhận thức và hành động của toàn Đảng trong đấu tranh chống tham nhũng hiện nay đã bác bỏ luận điệu của các thế lực thù địch cho rằng đó là “cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng”. Cần khẳng định rõ ràng là bất kỳ cán bộ, đảng viên dù ở cấp nào suy thoái, tham nhũng, vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước đều bị xử lý nghiêm minh”. bộ lãnh đạo cao cấp tham nhũng hoặc liên quan tới tham nhũng. Những vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng đang tiếp tục được xét xử. Thực tế đó cho thấy quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư. Rõ ràng, cuộc chiến chống tham nhũng là không có vùng cấm. Bất kỳ người có hành vi tham nhũng ở cương vị nào, đương chức, đã chuyển công tác hoặc đã về hưu đều phải chịu trách nhiệm về những sai phạm của mình và phải bị xử lý bằng kỷ luật Đảng, kỷ luật Nhà nước và pháp luật. Điều hết sức quan trọng là kết quả tích cực trong chống tham nhũng vừa qua đã củng cố sự thống nhất nhận thức trong Đảng và niềm tin của toàn Đảng vào cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, củng cố sự tin tưởng của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay chưa bao giờ có biểu hiện bè phái. Sự thống nhất nhận thức và hành động của toàn Đảng trong đấu tranh chống tham nhũng hiện nay đã bác bỏ luận điệu của các thế lực thù địch cho rằng đó là “cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng”.


Cần khẳng định rõ ràng là bất kỳ cán bộ, đảng viên dù ở cấp nào suy thoái, tham nhũng, vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước đều bị xử lý nghiêm minh. Chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp cần phải tiến hành thường xuyên với những biện pháp căn bản, kiên quyết và bài bản và đồng bộ. Kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tham nhũng vừa qua cũng đặt ra những vấn đề quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.

Một là, phải giữ nghiêm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa thi hành kỷ luật của Đảng với nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật.

Có một thực tế là những vụ việc tham nhũng lớn đã và đang được xét xử đều xảy ra từ những năm trước đây, thậm chí từ nhiều năm trước nhưng chậm được phát hiện để xử lý kịp thời. Chính vì kỷ luật và pháp luật chưa nghiêm nên “khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục”, như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đã thẳng thắn thừa nhận.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII (10-2016) cũng nhấn mạnh việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa nghiêm. Để khắc phục yếu kém đó, trong nhiệm kỳ khóa XII, Đảng chủ trương tăng cường kỷ luật của Đảng, “Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng”(4).

Với tinh thần đó, từ năm 2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã thật sự vào cuộc với sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nhiều vụ tham nhũng lớn đã được đưa ra ánh sáng, được xử lý nghiêm từ kỷ luật Đảng đến kỷ luật Nhà nước và pháp luật. Năm 2017, Bộ Chính trị ban hành văn bản quy định về các hình thức kỷ luật trong Đảng. Quốc hội đã thảo luận để bổ sung, sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng (2015). Điều đó thể hiện quyết tâm chống tham nhũng dựa trên hoàn thiện cơ sở pháp lý. Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các văn bản pháp luật khác vừa thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, vừa bảo đảm không có kẽ hở để kẻ xấu không dám, không thể tham nhũng. Việc kiểm tra, tăng cường kỷ luật Đảng đòi hỏi thực hiện nghiêm ở các cấp.

Hai là, phải hết sức chú trọng công tác cán bộ, lựa chọn và bố trí đúng cán bộ và tăng cường kiểm soát quyền lực. Sự suy thoái, tiêu cực, tham nhũng là ở mỗi cán bộ, đảng viên cụ thể. Chọn được cán bộ có phẩm chất đạo đức, có trí tuệ, năng lực và trách nhiệm trước Đảng và nhân dân là bảo đảm thành công. Lựa chọn và bố trí không đúng cán bộ, nhất là người đứng đầu ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phương. Tham nhũng là sự suy thoái về đạo đức, lối sống nhưng lại liên quan đến suy thoái về tư tưởng chính trị và những kẻ tham nhũng cũng có thể đi tới tha hóa về phẩm chất và bản lĩnh chính trị, dẫn tới phản bội sự nghiệp cách mạng, phản bội Tổ quốc. Cho nên, cần hết sức coi trọng công tác kiểm tra, giám sát kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự lạm quyền, lộng quyền, vi phạm nguyên tắc của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Quy định về luân chuyển cán bộ; Quy định về quản lý và phân cấp quản lý cán bộ. Đó là cơ sở rất quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh.

Ba là, tăng cường tự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên gắn liền với sự giáo dục nghiêm túc trong Đảng.

Việc tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên phải được đặt ra nghiêm túc, hàng ngày thông qua tự phê bình gắn liền với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nói đi đôi với làm, nêu gương đối với đồng chí mình, với cấp dưới.. Bác Hồ nói: Đảng ta là đạo đức là văn minh. Những phẩm chất ấy không tự nhiên mà có. Đó là kết quả của sự học tập, tu dưỡng nghiêm túc của mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng, đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của mỗi cán bộ, đảng viên làm nên đạo đức cao cả, trong sáng của Đảng. Người cũng căn dặn, Đảng “phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân”(5). Có như vậy, Đảng mới thật sự trong sạch và vững bền cùng sự trường tồn của đất nước và dân tộc.
_______________________________________
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H, 2012, tr 23. (2), (3), (4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016, tr 31, 21, 42-43.. (5) Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H, 2011, t. 5, tr. 289.
PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc / Tạp chí Tuyên giáo số 2 - 2018

1 nhận xét:

  1. Cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng ta được nhân dân hết lòng ủng hộ

    Trả lờiXóa