Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG “HIỆN NAY TẦNG LỚP TRÍ THỨC THAY THẾ GIAI CẤP CÔNG NHÂN GIỮ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG”

                                                                                                                                 Kiên Trung
Trong dàn hợp xướng xuyên tạc, chống phá lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng nước ta đã, đang có không ít quan điểm tìm cách phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ ra sức rêu rao, tuyên truyền rằng, hiện nay tầng lớp trí thức mới thực sự xứng đáng ở vị trí lãnh đạo cách mạng.
Vì theo “lý luận thiển cận”  của họ, thời đại ngày nay là thời đại của văn minh trí tuệ, thời đại mà “khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” thì trí thức mới là lực lượng tiên phong, có vai trò lãnh đạo cách mạng, chỉ có trí thức mới là lực lượng xã hội có đủ năng lực trí tuệ, đại biểu cho trí tuệ và có đủ khả năng tổ chức, lãnh đạo các lực lượng xã hội khác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, họ cho rằng, phần lớn đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta hiện nay đều là trí thức. Do đó, tầng lớp trí thức thay thế giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp.
Cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh đây là quan điểm hoàn toàn sai trái, phản động, phản khoa học. Bởi lẽ, về mặt lý luận tầng lớp không trực tiếp tham gia sản xuất, không đại diện cho phương thức sản xuất độc lập, không có hệ tư tưởng riêng và cũng không có đủ khả năng tập hợp, tổ chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân và các giai tầng xã hội khác. Và ở nước ta từ trước cho đến nay cho tới nay, trí thức vẫn không bao giờ được coi là một giai cấp. Hiện nay, mặc dù trí thức có vai trò quan trọng, trực tiếp và đi đầu trong sự nghiệp phát triển các lý thuyết khoa học, công nghệ, khoa học quản lý, v.v.. Song, tầng lớp trí thức không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng thay thế giai cấp công nhân. Cùng với đó, thực tiễn cách mạng thế giới và Việt Nam cho thấy, số đông trong đội ngũ cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước đều xuất thân từ tầng lớp trí thức, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trí thức có vai trò lãnh đạo cách mạng. Vấn đề là ở chỗ, những trí thức đó đã từ bỏ lập trường xuất thân của mình, tiếp thu lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, chiến đấu cho mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân.
Do vậy, những luận điệu cho rằng, tầng lớp trí thức thay thế giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng đã, đang trở nên lạc lõng; là một trò lố bịch của những kẻ kém cỏi về lý luận, xa rời thực tiễn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét