Ngày 15 tháng 8 năm 2017, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố Báo cáo
thường niên về tự do tôn giáo của 199 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, có 29 trang nói về tình hình tôn giáo ở Việt Nam,
Mặc dù có một số tiến bộ trong đánh giá và đã ghi nhận Việt Nam đã
có những cải thiện về tự do tôn giáo: Hiến pháp Việt Nam quy định tự do tín
ngưỡng và tự do thờ phụng theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng; Quốc
hội Việt Nam đã thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vào ngày 18 tháng 11 năm
2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, nhằm đảm bảo thực thi quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trên thực tế. Tuy nhiên, trong Báo cáo
còn có nội dung không đúng sự thật, khi cho rằng, Việt Nam tiếp tục kiểm soát,
thậm chí triệt hạ những tổ chức tôn giáo không được sự chấp thuận của Nhà nước,
với những điều luật mơ hồ cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi
sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, duy trì đoàn kết
dân tộc. Nhiều tôn giáo lớn, như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài,... đến
các nhóm Tin lành ở vùng sâu, vùng xa đang là đối tượng bị nhà cầm quyền sách
nhiễu, cấm đoán. Những người truyền đạo là người dân tộc ở Tây Bắc hoặc ở Tây
Nguyên, miền Trung bị đe dọa, buộc phải chối bỏ đức tin; các hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục và y tế của các nhóm tôn giáo được công nhận tiếp tục bị hạn
chế, dù ít nghiêm trọng hơn năm trước.
Để xây dựng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lấy
thông tin bị xuyên tạc, bóp méo do một số tổ chức phản động lưu vong, cá nhân
bất mãn, chống đối trong nước cung cấp. Mặt khác, họ bị chi phối bởi định kiến
và sự khác biệt về quan điểm lịch sử, văn hóa đối với các sự việc liên quan tới
tôn giáo ở Việt Nam và hơn nữa, họ còn tự cho mình quyền áp đặt mô hình tự do
tín ngưỡng, tôn giáo cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của công dân là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam
qua các thời kỳ cách mạng. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Quan tâm và tạo
điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ
chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp
tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời, chủ động phòng
ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo trái với quy định của pháp luật”1. Quan điểm của Đảng đã
được cụ thể hóa trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật Việt Nam, như: Luật Tín
ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2017), Luật Tố tụng
Hình sự,… và được bảo đảm, tôn trọng thực hiện trên thực tế. Điều 24, Hiến pháp
năm 2013 đã khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Hiến pháp Việt Nam chỉ
nghiêm cấm “xâm
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm
pháp luật”, không đưa ra giới hạn nào về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Điều này tương thích với các văn bản quốc tế mà Việt Nam đã tham gia
ký kết. Chẳng hạn như Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (năm 1966)
đã nêu: Mọi người có quyền “tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” nhưng phải
chịu giới hạn vì “an
ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng, hoặc
những quyền và tự do cơ bản của người khác”.
Thực tiễn sinh động và những thành tựu trong hoạt động
tôn giáo những năm qua là minh chứng thuyết phục nhất về bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, tính đến năm 2017, cả
nước có 40 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo khác nhau được Nhà nước công nhận
và cho phép hoạt động với hơn 25 triệu tín đồ (chiếm gần 30% dân số cả nước),
53 nghìn chức sắc, hơn 133 nghìn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo
đã có hệ thống đào tạo quy mô trong cả nước, trong đó Phật giáo có 04 học viện,
01 trường cao đẳng và nhiều trường trung cấp Phật học, gần 17 nghìn cơ sở thờ
tự; Công giáo có 01 học viện, hàng chục trường đào tạo và hơn 7 nghìn cơ sở thờ
tự; Cao Đài có 01 học viện, hơn 1.200 thánh thất, thánh tịnh; Tin lành có 01
trường Thánh kinh thần học, hơn 500 cơ sở thờ tự và trường đào tạo tín đồ. Hầu
hết các tổ chức tôn giáo đã có báo, tạp chí, bản tin riêng. Nhà nước đã cho
phép xuất bản kinh sách bằng các tiếng dân tộc, như: xuất bản Kinh thánh bằng
tiếng Ba-na, Ê-đê, Gia-rai; in Kinh Phật bằng tiếng Khơ-me, v.v. Hoạt động hợp
tác quốc tế trên lĩnh vực tôn giáo được chú trọng, đẩy mạnh. Thời gian qua,
Chính phủ đã tạo điều kiện cho các tôn giáo được mở rộng quan hệ quốc tế; cho
phép nhiều đoàn tôn giáo quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam và nhiều đoàn
chức sắc tôn giáo trong nước đi thăm, làm việc, học tập ở nước ngoài. Việt Nam
cũng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện tôn giáo lớn, như: Đại lễ Phật đản
Liên hợp quốc (Vesak) năm 2008 và 2014; Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần
thứ XI (năm 2009), Đại lễ 100 năm Tin lành đến Việt Nam (năm 2011), Diễn đàn
Thượng đỉnh Phật giáo ASEAN (năm 2016), v.v. Đại diện các tổ chức tôn giáo Việt
Nam đã được tham gia đối thoại, giao lưu trên các diễn đàn lớn, như: Diễn đàn
hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), v.v. Việc đăng
ký điểm nhóm Tin lành đã được Chính phủ hết sức quan tâm, tạo điều kiện phê
duyệt. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có khoảng 500 ngàn tín đồ
thuộc 31 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành, với hơn 400 ngàn người đang sinh hoạt
tại 240 chi hội và 1.300 điểm nhóm đã đăng ký với chính quyền địa phương. Khu
vực Tây Bắc hiện có gần 200 ngàn tín đồ, chủ yếu là người Mông sinh hoạt ở hơn
1.300 điểm nhóm. Chính quyền các cấp đã tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo Tin
lành được sinh hoạt tôn giáo tại gia đình hoặc tập trung theo điểm nhóm. Đến
nay, đã có trên 500 điểm nhóm đăng ký sinh hoạt thuộc 6 tổ chức, hệ phái. Từ
năm 2013 đến nay, liên tục có các điểm nhóm mới được Nhà nước cấp đăng ký sinh
hoạt tôn giáo. Với chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn của Đảng, Nhà nước,
những năm qua, tín đồ, chức sắc các tôn giáo đã yên tâm, tin tưởng vào đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền thống yêu
nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia các phong trào “ích nước, lợi dân”,
phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp
phần to lớn trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước.
Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
người dân thực sự được tôn trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn. Đó là
một thực tế rõ như ban ngày, không ai có thể phủ nhận được. Điều này, được cộng
đồng quốc tế, trong đó có nhiều chính khách Mỹ đã chứng kiến và ghi nhận.
Như vậy hoàn toàn không có chuyện pháp luật Việt Nam về
tôn giáo “Với những điều khoản “mơ hồ” lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong
việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh
quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc” như Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới
2016 của Hoa Kỳ viết.
Việc một số cá nhân hoặc một số nhóm tôn giáo bị các
cơ quan chức năng xử lý hình sự, trấn áp như bắt Hoàng Đức Bình, Trần Thị Xuân.
hoặc nhắc nhở linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục trong vụ việc cố tình tụ
tập đông người gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông trên Quốc lộ 1A ở
Diễn Châu, Nghệ An với lý do là “đòi Fomosa bồi thường”, vào tháng 4-2017 (sau
vụ Fomosa gây ô nhiễm diện rộng…) là điều tất nhiên, là vì họ vi phạm pháp luật
chứ hoàn toàn không phải vì lý do tôn giáo vì họ có đạo. Sự trừng phạt này là
vì lợi ích chung của cả xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét