Trần
Mai Chi
Quan tâm đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các tôn giáo. Nhất quán trong nhận thức và hành động Đảng ta khẳng định: “Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống của đồng bào”[1]. Đây vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa, được thể hiện xuyên suốt trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta luôn bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật của đồng bào; đồng thời, có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, và đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Song song với công tác xây dựng cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng phương án cụ thể, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, xâm phạm an ninh quốc gia.
Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn
giáo. Để
công tác tôn giáo được thực hiện có hiệu quả, Đảng và Nhà nước cần đặc biệt
quan tâm đến công tác cán bộ, cần có sự tính toán sắp xếp đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo đủ cả về số lượng đảm bảo cả về trình độ. Đồng thời, cần tiếp
tục cụ thể hóa về quyền hạn, trách nhiệm, và quy chế phối hợp trong các hoạt động
này hiện nay. Có chính sách về đào tạo và đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ
làm công tác tôn giáo ở những vùng khó khăn, để thu hút được những người tâm
huyết, có năng lực vào thực hiện công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Công tác vận động quần chúng thực
hiện chính sách tôn giáo hiện nay phải làm cho quần chúng nhân dân nhận thức
sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đó là: “Thực
hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo
đúng pháp luật.”[2].
Đồng thời, “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”[3], xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn
lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết đó.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc
gia, H. 2001, tr.128.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc
gia, H. 2001, tr.128.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc
gia, H. 2016, tr.165.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét