ML35A
Hiện
nay, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng nước ta
trên tất cả các bình diện của đời sống xã hội, nhất là trên lĩnh vực chính trị
tư tưởng với những thủ đoạn hết sức thâm hiểm, phản động nhằm xuyên tạc lịch
sử; phủ nhận thành quả cách mạng; nguy hiểm hơn cả là chúng phủ nhận vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta. Vì vậy, các thế lực thù địch đang hàng ngày, hàng giờ tung ra nhiều
tài liệu, bài viết, các ấn phẩm phản động, dựng chuyện, làm giả công văn giấy
tờ, đơn nặc danh tới các cơ quan công quyền để khiếu nại tố cáo...tán phát ở
khắp nơi thông qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt thông qua
mạng Internet. Đây là một hình thức chống phá cực kỳ nguy hiểm.
Bởi
vì, Internet có ưu thế vượt trội là: chứa đựng rất lớn lượng thông tin; tốc độ
truyền tin nhanh, chuyển tải đơn giản, vừa thỏa mãn nhu cầu nghe - nhìn - đọc
lại thỏa mãn sự tò mò, tác động nhanh vào giác quan của mỗi cá nhân. Lại tạo
được niềm tin ban đầu vì ít nhiều đóng vai trò của một cơ quan báo chí cung cấp
thông tin nhanh nhạy. Các trang tin này được thiết kế sử dụng tiếng Việt, với
nhiều hình thức thông tin với tên bài “nhạy cảm” có tác dụng thu hút người dân
trong nước truy cập vào, để rồi sau đó xen lồng vào các thông tin phản động,
chống đối. Chúng tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, quan điểm, cương lĩnh, nền
tảng tư tưởng của Đảng, nhất là những vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân
tộc”, “tôn giáo”; đưa tin sai sự thật, làm cho người sử dụng Internet có góc
nhìn sai lệch về những gì đang diễn ra, từ đó tạo sự hoài nghi, giảm sút
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Bằng cách đưa thông tin một chiều về các
vấn đề tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí,… lấy các hiện tượng quy
kết thành bản chất, lấy ý muốn chủ quan duy ý chí để rồi thổi phồng thành
những “sai lầm cố hữu” nhằm gây tác động xấu đến tư tưởng, tâm lý người đọc.
Đặc biệt, chúng lợi dụng một số đối tượng, trong đó có cả những người đã từng
hoạt động trong cơ quan báo chí viết bài viết tung lên mạng để xuyên tạc, kích
động, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Bên
cạnh tuyên truyền, vu khống, cung cấp thông tin phiến diện, chúng còn lôi
kéo, kích động các phần tử bất mãn dưới danh nghĩa các “nhà dân chủ”, “nhà
hoạt động chính trị” để xây dựng lực lượng, tổ chức chống đối thông qua
các trang mạng, blog cá nhân. Các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng một số
cá nhân, tổ chức nhất là những nhà báo, nhà hoạt động xã hội yếu kém
về bản lĩnh chính trị lại có tham vọng chính trị cao, khao khát quá lớn
về tiền bạc hay thích trở thành con người của công chúng. Chúng thành
lập các hội, fanpage… làm cơ quan ngôn luận, địa chỉ hoạt động cho tổ
chức “dân chủ” trên Internet; triệt để lợi dụng báo điện tử, mạng xã hội…
để phát tán rộng rãi các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung xấu, phản động. Từ
đó để phát triển thành các hoạt động như tuần hành, biểu tình, rải
truyền đơn, tụ tập kêu gọi chống đối cán bộ địa phương… để gây mất
ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá chính
quyền, chia rẽ mối đoàn kết giữa Đảng và nhân dân.
Internet
là kênh thông tin mở, mọi người có thể truy cập tự do các trang mạng trong hay
ngoài nước, không phân biệt đó là trang mạng chính thống hay phi chính thống. Do
vậy, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng kết nối, chia sẻ thông tin với bất kỳ
trang thông tin, diễn đàn nào. Trong khi đó, về trình độ nhận thức chính
trị; khả năng sàng lọc, đánh giá các thông tin trái chiều của người
đọc trung bình chung còn rất hạn chế. Việc kiểm soát và ngăn chặn các
trang mạng phản động của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn,
phức tạp; việc phòng ngừa thiếu sự chủ động, còn mang nặng hình thức, nội
dung đấu tranh chưa đa dạng, sắc bén, còn chung chung, giáo điều, khô cứng,
thiếu tính thuyết phục. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các thế lực thù địch
lợi dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét