Những
ngày gần đây, dư luận xã hội quan tâm đến việc các bảo mẫu đày đọa dã man các
trẻ mầm non tại Cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh ở Quận 12, TP Hồ Chí Minh, hành
động của các bảo mẫu rất đáng lên án và phải trừng trị nghiêm khắc theo pháp luật.
Các cơ quan truyền thông và cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc xem xét, xử
lý như các vụ bạo hành đã từng xảy ra ở một số nơi trước đây. Sẽ không có gì phải
bàn khi việc chia sẻ thông tin các bài báo lên trang mạng xã hội của cá nhân về
vấn đề này nhằm góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Điều đáng bàn ở đây là
Đinh Hữu Thoại, một linh mục dòng chúa cứu thế, trên trang facebook cá nhân của
mình chia sẻ bài báo “Kinh hoàng bảo mẫu đày đọa trẻ mầm non tại trường tư thục”
(https://tuoitre.vn/kinh-hoang-bao-mau-day-doa-tre-mam-non-tai-truong-tu-thuc-20171126144540713.htm)
kèm theo là những câu từ mang tính chất phản động, vu cáo, xuyên tạc trắng trợn,
Y viết: “Pháp
luật VN không nhằm hạn chế cái ác nên cái ác ngày càng phát triển cách đa dạng.
Pháp luật chỉ nhắm bảo vệ chế độ....”.
Thử hỏi Đinh Hữu Thoại, ở đâu trong Hiến pháp và trong luật nào của Việt Nam mà
lại dung túng, bao che cho cái ác, hay là cái ác nó xuất phát từ chính những
tên như hắn.
Không khó để nhận thấy, trên trang cá nhân của Đinh Hưu Thoại
hầu hết là những dòng vu khống, xuyên tạc, chửi bới chế độ được nhặt nhạnh từ sự
“lê la” từ các tài khoản phản động trong và ngoài nước, những thông tin vụn vặt
về hiện tượng tiêu cực trên một số báo ở nơi này nơi khác rồi hắn “đơm đặt” thổi phồng, dựng chuyện nâng lên thành bản chất để từ
đó nói xấu chế độ, hạ thấp vai trò, uy tín sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước với nhân
dân. Thực chất đó là cái trò ngụy biện quen dùng biến cái hiện tượng thành cái
bản chất, biến cái bản chất thành hiện tượng, nhằm phỉnh lừa người dân có nhận
thức chưa đầy đủ.
Hành động của Đinh Hưu Thoại đã vi phạm Hiến pháp, pháp luật
nhà nước. Điều 24, Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (năm 2013) khẳng định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn
trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, song “3. Không ai được xâm
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm
pháp luật.”. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) cụ thể hóa Hiến pháp, các
hành vi bị nghiêm cấm ở Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm, khoản 4: “Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, môi trường; b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe,
tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo
tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người
theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.”. Đáng lẽ, theo bổn phận
của mình, Hắn phải chuyên tâm chăm lo cho các tín đồ của mình sống “tốt đời đẹp
đạo” như quy định ở khoản 2,
điều 9,
luật Tín ngưỡng, tôn giáo:
Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng
có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động
tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của
pháp luật. Đằng này, hắn lại suốt ngày “lê la, đơm đặt”, nhằm
nói xấu chế độ, xuyên tạc thành quả cách mạng, đủ thấy hắn là kẻ phản động hơn
là chức sắc tôn giáo đúng nghĩa.
Hồng
Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét