Cương Trực
Ở Việt Nam hiện nay, đấu tranh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu. Bởi lẽ, ở nước ta còn có những lực lượng đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng, của Đảng. Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa đi đến tận cùng; tồn tại ở nước ta là cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái cách mạng, tiến bộ và cái bảo thủ, trì trệ… nên phải tiến hành đấu tranh giai cấp để giải quyết một cách triệt để.
Nội dung chủ yếu cuộc đấu tranh
giai cấp ở Việt Nam hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp hóa, hiện
đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, thực hiện công
bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư
tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và
hành động chống phá các thế lực thù địch; bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng
nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Những
nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trên đây là rất lớn lao và phức tạp. Để
thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta phải sử dụng nhiều hình thức đấu tranh
khác nhau, vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết, bao gồm cả đấu tranh trực diện bằng bạo
lực, trấn áp đối với thế lực thù địch trong nước và trên thế giới
luôn tìm cách ngăn cản, phá hoại cuộc cách mạng của nhân dân ta, đấu tranh bằng
giáo dục, tuyên truyền, vận động, cả hành chính và đấu tranh chống khuynh hướng
bảo thủ, tiêu cực của tầng lớp tư sản nói riêng.
Ngày nay, lợi ích cơ bản, lâu
dài của các giai cấp trong cộng đồng Việt Nam thống nhất với lợi ích dân tộc;
cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường vẫn còn nhưng gắn liền
với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, chống nghèo nàn lạc hậu. Đấu
tranh trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, hội
nhập kinh tế thế giới, trong cơ cấu giai cấp - xã hội của nước ta hiện nay, ngoài
giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân lao
động khác, còn có tầng lớp tư sản. Với kết cấu giai cấp đó, tất yếu nảy sinh
mâu thuẫn giữa lợi ích của những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và
mâu thuẫn giữa sự phát triển tự giác theo con đường xã hội chủ nghĩa với khuynh
hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản. Đây là mặt mâu thuẫn trong quan hệ giữa
giai cấp công nhân và nhân dân lao động với tầng lớp tư sản. Ở nước ta, tầng
lớp tư sản không có công cụ để thực hiện sự thống trị về chính trị và kinh tế
của nó. Giai cấp công nhân, dù làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, vẫn
được Nhà nước ta bảo vệ quyền lợi. Mặt khác, kinh tế tư bản tư nhân là bộ phận
không thể thiếu trong nền kinh tế nhiều thành phần. Tầng lớp tư sản có vai trò
nhất định trong sự nghiệp phát triển kinh tế, có khả năng tham gia tích cực vào
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lợi ích hợp pháp của các nhà
tư sản thống nhất với lợi ích chung của cả cộng đồng dân tộc. Đây là mặt thống
nhất giữa giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản. Như vậy, quan hệ giữa giai cấp
công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản là quan hệ vừa hợp tác, vừa
đấu tranh. Hợp tác cùng xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh; đấu tranh chống khuynh hướng bảo thủ, tiêu cực
của tầng lớp tư sản.
Như vậy, cuộc đấu tranh giai cấp
ở nước ta hiện nay diễn ra một cách khá gay gắt và phức tạp. Sự nghiệp xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn mới. Các
thế lực thù địch chưa từ bỏ ý đồ phá hoại, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta. Chúng đang ra sức đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, kết hợp
gây bạo loạn lật đổ, với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Vì vậy, hơn bao giờ hết,
chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để thấy rõ đặc điểm, nội dung, hình thức của
cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực trong điều kiện mới
góp phần đập tan mọi luận điệu sai trái hòng phá hoại khối đại đoàn kết đó.
bài viết rất thực chất
Trả lờiXóa