Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

NHẬN DIỆN CHIÊU TRÒ ĐÒI XÓA BỎ MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT

Văn Hóa

Vừa qua, số cơ hội chính trị có quan hệ với các tổ chức thù địch, phản động, lưu vong, chống phá Nhà nước Việt Nam từ bên ngoài đang tìm cách kêu gọi xóa bỏ một số điều luật với các mục đích chính trị xấu. 

Chúng kêu gọi xóa bỏ một số điều luật được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), bao gồm một số điều luật thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia như: Điều 109 “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; Điều 117 “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Điều 331 “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” thuộc Chương XXII về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính... Thực chất, đây là những luận điệu của các đối tượng có âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thông qua hoạt động này, chúng muốn đưa mình đứng ngoài quy định của pháp luật để dễ hoạt động chống phá mà không bị chế tài pháp luật xử lý. Mặt khác, các đối tượng này muốn gây sự chú ý cả bên trong lẫn bên ngoài, thông qua việc tuyên truyền kêu gọi tẩy chay, đòi xóa bỏ các điều luật.

Việc kêu gọi xóa bỏ một số điều luật trong Bộ luật Hình sự Việt Nam nhằm xuyên tạc, vu khống, hạ bệ hình ảnh Việt Nam, cho rằng, Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; vu cáo nhà nước sử dụng các điều luật này để “bóp nghẹt” quyền tự do dân chủ, các quyền căn bản của công dân được Hiến định. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, đã có nhiều đối tượng phạm tội, bị truy tố theo các tội danh quy định tại Điều 109, Điều 117, Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); phạm tội quy định tại Điều 117 “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Hiện nay, mọi quốc gia trên thế giới đều quản lý xã hội bằng pháp luật và các quốc gia hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tình hình, đặc điểm, điều kiện cụ thể của quốc gia mình. Điều đó thể hiện sự tiến bộ, văn minh của nhân loại đang là một xu thế tất yếu. Theo đó, việc bảo vệ sự ổn định chính trị - xã hội, không ngừng củng cố, bổ sung và tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật luôn là đòi hỏi khách quan; qua đó góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, bền vững, tuân thủ theo pháp luật. Đồng thời, việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật còn góp phần loại trừ các nguy cơ can thiệp, chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân từ các thế lực thù địch, phản động. Vì vậy, việc đòi bỏ một số điều luật dưới vỏ bọc dân chủ, nhân quyền là chiêu trò, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động cần được nhận diện và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn kịp thời./.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch

    Trả lờiXóa