Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

Luận điệu chống phá của Nguyễn Thông

                                                                                                                                                  HẢI LINH

Ngày 13/8/2022 trên trang facebook Chân Trời Mới Media, đối tượng Nguyễn Thông tán phát bài “Cãi văng mạng (phần 2)” vu cáo Việt Nam đàn áp  truyền thông, mạng xã hội. Vậy đâu là sự thật?

Nguyễn Thông ơi, phải nói để Thông biết này, bất kỳ một Nhà nước nào trên thế giới dù nước đó theo thể chế chính trị nào đi chăng nữa thì cũng đều phải quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực truyền thông bằng hiến pháp và pháp luật. Ở Việt Nam cũng vậy, cũng tổ chức quản lý truyền thông, cũng có đủ các luật liên quan như Luật Thông tin – Truyền thông, Luật An ninh mạng…nếu không như thế thì mạnh ai người đó làm, thì loạn à. Cho nên, nếu Thông mà không hiểu thì Thông nên nghiên cứu lại nhé. Chứ đừng có mà ra sức rêu rao, xuyên tạc Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, là kẻ thù của tự do báo chí trên mạng.

Có thể, Thông đang cố tình bày trò, cố tình xuyên tạc để thúc đẩy thành lập một số tổ chức chống đối, phản động để kiếm đô la bẩn. Chẳng cần nói thì ai cũng biết, Đảng và Nhà nước ta với quan điểm đề cao vai trò của báo chí là diễn đàn của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, để nhân dân trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. Thông qua đó báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội, đề xuất những ý kiến tâm huyết đối với Đảng, Nhà nước, định hướng dư luận trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Thực hiện quan điểm đó, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin đã được Hiến pháp (năm 2013), Luật Báo chí (năm 2016) và Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016) quy định trách nhiệm của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Đặc biệt, báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.

Theo số liệu tôi được biết thì hiện nay, Việt Nam có khoảng 41.000 nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, với 779 cơ quan báo chí (trong đó có: 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập), 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh - truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình. Số lượng người dùng internet không ngừng tăng lên, số người sử dụng mạng xã hội là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 01 năm. Với những số liệu đó, tôi xin hỏi Nguyễn Thông nếu Việt Nam mà thật sự có đàn áp báo chí, đàn áp mạng xã hội thì có được sự phát triển đó không hả Thông.

          Nói tóm lại, với thực tiễn phát triển của mạng xã hội, với thực tiễn số lượng người truy cập internet, sử dụng mạng xã hội như hiện nay thì những luận điệu như của Nguyễn Thông chả có đất mà sống chứ đừng nói đến chuyện sinh sôi, phát triển. Cho nên tôi gửi lời khuyên chân thành đến Nguyễn Thông và “đồng bọn” hãy hoàn lương, “quay đầu là bờ”, hãy trở thành người tử tế đừng tiếp tục những chiêu trò cũ rích ấy mà tự làm khổ mình, khổ đồng bào của mình và đặc biệt, mỗi người khi sử dụng mạng xã hội hãy thật tỉnh táo, đừng để những con sâu như Nguyễn Thông làm bẩn mắt mình./.

       

1 nhận xét:

  1. Bọn phản động có thể làm tất cả những việc xấu xa nhất để kiếm tiền bố thí

    Trả lờiXóa