Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC SỰ THẬT CỦA LÂM BÌNH DUY NHIÊN

Văn Sơn

Gần đây, trên trang Baotiengdan.com, kẻ lấy bút danh là Lâm Bình Duy Nhiên đã phát tán bài viết Việt Nam phát triển, trong đó đã cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật về sự phát triển của Việt Nam trong suốt thời gian gần 50 năm qua kể từ khi đất nước hoàn toàn độc lập và thống nhất. Bài viết cho rằng sự phát triển của đất nước Việt Nam hiện nay chỉ là “bề ngoài, không có nền móng vững chắc, phát triển vô tội vạ…” và rằng “mọi công dân Việt Nam không được thừa hưởng thành quả của sự phát triển”, “đời sống nhân dân khổ cực,… vất vả mưu sinh”…

Khẳng định rằng, những nhận định trong bài viết hoàn toàn mang tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học nhằm bôi nhọ, bóp méo sự thật về sự phát triển của đất nước Việt Nam hiện nay, bởi vì:

Từ khi miền Nam được giải phóng, nước nhà độc lập, thống nhất, đặc biệt từ khi bắt tay vào công cuộc đổi mới (1986) đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo phát triển mọi mặt cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững, sớm hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Điều này được thể hiện rõ trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, chiến lược, kế hoạch phát triển của Chính phủ.

Thực tiễn cho thấy, gần 50 năm đất nước thống nhất, hơn 35 năm đổi mới đã làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế Việt Nam, đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, tốc độ tăng trưởng GDP nằm trong top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới (10 năm trở lại đây), kinh tế vĩ mô ổn định, chất lượng tăng trưởng đã từng bước được cải thiện, mô hình tăng trưởng đang chuyển đổi theo hướng giảm dần dựa vào khai thác tài nguyên, sang lấy công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ làm nòng cốt.

 Cộng đồng quốc tế cũng đã ghi nhận những thành công của Việt Nam trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Môi trường kinh doanh của Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá tăng 14 bậc, đứng thứ 68/190 nền kinh tế; năng lực cạnh tranh quốc gia theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tăng 5 bậc, đứng thứ 55/137 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng của thế giới nhất là các vấn đề môi trường, dịch bệnh và tác động của biến đổi khí hậu như hạn hán, nhiễm mặn, bão lũ, ngày càng ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống nhân dân… Tuy nhiên, Đảng, Nhà nước ta luôn chủ động tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để khắc phục những khó khăn, thách thức, gia tăng các động lực nhằm phát triển ổn định, bền vững, tránh nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

Vậy nên, những luận điệu trong bài viết của Lâm Bình Duy Nhiên là hoàn toàn sai trái, bịa đặt, đổi trắng thay đen. Mỗi người dân Việt Nam cần cảnh giác và lên án mạnh mẽ những hành động của y và đồng bọn, đồng thời cùng nhau đoàn kết, thống nhất, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và thịnh vượng chung của đất nước như Đảng ta đã xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII./.

 

 

1 nhận xét:

  1. Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết; những kẻ cố tình chống phá Đảng, Nhà nước đều sẽ bị nghiêm trị.

    Trả lờiXóa