Đây là những khái quát cơ bản nhất, những điều ad chắt lọc được trong quá trình làm việc và cho rằng đó là "thú vị" nhất, nếu các bạn có điều gì cần bổ sung có thể cmt để chia sẻ:
Việt Nam tính đến nay đã tròn 74 tuổi, vậy bạn đã biết những gì về thể chế, về hệ thống chính trị của Việt Nam? Hãy cùng điểm qua một số điều thú vị này nhé!
1. VIỆT NAM LÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI CÓ CHỨC "CHỦ TỊCH NƯỚC"
Qủa thật là như vậy, ở Việt Nam, chức vụ Chủ tịch nước là sự kết hợp ngôn ngữ giữa hai từ: từ Hán Việt - "Chủ tịch" (mang ý nghĩa là người đứng đầu) và từ thuần Việt - "nước". Kết hợp lại thành ý nghĩa "Người đứng đầu đất nước". Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946 có quy định về chức vụ Chủ tịch nước và Chính phủ tại Chương IV: CHÍNH PHỦ như sau: Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các. Nội các có Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. (Điều 44)
Ở Trung Quốc, chức vụ của người đứng đầu được gọi là "Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc chủ tịch" (中华人民共和国主席) hoặc "Trung Quốc quốc gia chủ tịch" (中国国家主席). Và mãi đến năm 1954 thì chức vụ này mới được Hiến pháp Trung Quốc ghi nhận.
2. VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CỦA CÁC NHÀ ĐỘC TÀI?
Rất nhiều người nước ngoài lầm tưởng như vậy, nhưng có thể khẳng định chắc chắn: VIỆT NAM KHÔNG HỀ CÓ ĐỘC TÀI.
Trên thực tế, không hề có 1 lãnh đạo nào của Việt Nam nắm giữ quyền lực quá lâu và quyền lực cũng không hề tập trung vào một mình họ, họ không nắm trọn quyền sinh sát, càng không có quyền lèo lái quốc gia theo ý nghĩ chủ quan của họ, họ chỉ được phép quyết định những việc mà Hiến pháp cho phép họ làm. Quyền lực của các lãnh đạo ở Việt Nam được phân chia trên cơ sở các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (mặc dù ở khía cạnh nào đó thì vẫn chưa thể hiện rõ tính tam quyền phân lập), quyền lập pháp được trao cho Quốc hội - đứng đầu là chủ tịch Quốc hội, hành pháp do Chính phủ nắm giữ và Thủ tướng đứng đầu, quyết định các vấn đề quan trọng của Chính phủ luôn do Tập thể Chính phủ biểu quyết, không phải chuyện gì cũng do Thủ tướng toàn quyền quyết định, Tư pháp do Tòa án và Viện Kiểm sát nắm giữ, Chủ tịch nước đóng vai trò Nguyên thủ quốc gia, ngoài quản lý về Nhà nước còn có quản lý về mặt Đảng, các cơ quan Nhà nước, Đảng có mối quan hệ ràng buộc, kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau, không nơi nào thực sự có quyền hành tuyệt đối. Ngay cả đối với Đảng, tính tập thể cũng được đề cao, thiểu số phải phục tùng đa số, không cá nhân nào độc quyền quyết định.
Trên thực tế, không hề có 1 lãnh đạo nào của Việt Nam nắm giữ quyền lực quá lâu và quyền lực cũng không hề tập trung vào một mình họ, họ không nắm trọn quyền sinh sát, càng không có quyền lèo lái quốc gia theo ý nghĩ chủ quan của họ, họ chỉ được phép quyết định những việc mà Hiến pháp cho phép họ làm. Quyền lực của các lãnh đạo ở Việt Nam được phân chia trên cơ sở các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (mặc dù ở khía cạnh nào đó thì vẫn chưa thể hiện rõ tính tam quyền phân lập), quyền lập pháp được trao cho Quốc hội - đứng đầu là chủ tịch Quốc hội, hành pháp do Chính phủ nắm giữ và Thủ tướng đứng đầu, quyết định các vấn đề quan trọng của Chính phủ luôn do Tập thể Chính phủ biểu quyết, không phải chuyện gì cũng do Thủ tướng toàn quyền quyết định, Tư pháp do Tòa án và Viện Kiểm sát nắm giữ, Chủ tịch nước đóng vai trò Nguyên thủ quốc gia, ngoài quản lý về Nhà nước còn có quản lý về mặt Đảng, các cơ quan Nhà nước, Đảng có mối quan hệ ràng buộc, kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau, không nơi nào thực sự có quyền hành tuyệt đối. Ngay cả đối với Đảng, tính tập thể cũng được đề cao, thiểu số phải phục tùng đa số, không cá nhân nào độc quyền quyết định.
3. QUỐC HỘI VIỆT NAM CHỈ CÓ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN?
Thực sự nhầm, tuy Đảng viên chiếm đa số trong Quốc hội nhưng vẫn có những người ngoài Đảng trúng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước này. Quốc hội khóa XIV có 484 đại biểu, trong đó có 19 đại biểu ngoài Đảng và họ vẫn phát huy tối đa quyền của mình.
4. THỦ ĐÔ CỦA VIỆT NAM
Nhiều người nước ngoài vẫn nhầm lẫn TP. Hồ Chí Minh là Thủ đô của Việt Nam vì quy mô lớn của đô thị loại đặc biệt này, nhưng thực tế Hà Nội mới là Thủ đô của Việt Nam. Có 1 sự thật là không có 1 triều đại nào có thể tồn tại lâu dài trong lịch sử nếu không đóng đô ở Thăng Long - Hà Nội.
5. VIỆT NAM CÓ GIA ĐÌNH TRỊ
Câu trả lời là: "Có và không"
Thông thường, trong quan niệm dân giã vẫn tồn tại thuật ngữ "Con ông cháu cha" "Con cháu các cụ", và thực tế tại nhiều địa phương vẫn có tình trạng "gia đình trị" ở quy mô nhỏ, những người có quan hệ huyết thống vẫn được đề bạt, bổ nhiệm làm việc và quản lý trong cùng 1 địa phương.
Nhưng ở quy mô lớn hơn, đối với các chức danh quan trọng - Tứ trụ triều đình thì chưa bao giờ ở Việt Nam có chuyện cha truyền con nối, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng luôn được lựa chọn là những người có tài năng, kinh nghiệm, phẩm chất. Sau khi họ kết thúc nhiệm kỳ thì con của họ cũng không hề có cửa thay thế họ ngồi vào vị trí đó.
6. CHUYỆN CẤM ĐOÁN HÀNG HÓA CỦA NƯỚC KHÁC
Có 1 điều thú vị là ở Việt Nam không bao giờ có chuyện cấm đoán hàng hóa của một quốc gia khác chỉ vì lý do chính trị. Bạn có thể mua bất cứ hàng hóa của mọi quốc gia xuất đến Việt Nam, miễn đó không phải là hàng cấm và bạn có nhiều tiền.
7. CHỦ NGHĨA CỦA NGƯỜI VIỆT
Chúng ta vẫn biết Việt Nam là 1 quốc gia Cộng sản, và nhiều người cho rằng mỗi người Việt Nam đều nằm lòng Chủ nghĩa Mác - Lenin, nhưng có thể sự thật không như vậy. Mỗi khi nhắc đến chủ nghĩa mà mỗi người Việt Nam đều theo đuổi thì phải nhắc đến Chủ nghĩa yêu nước - Chủ nghĩa dân tộc trước khi nhắc đến Chủ nghĩa xã hội.
8. VIỆT NAM GIÀ
Tính đến ngày 02/9/2019, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tồn tại được 74 năm - hơn 27.027 ngày - là Nhà nước Xã hội chủ nghĩa tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhân loại.
Nhiều lời đồn đoán về sự sụp đổ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi Liên Xô và hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ, nhưng sau tất cả, nhà nước CHXHCN Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển cho đến tận bây giờ, mặc cho sự cay cú của bao nhiêu người.
9. VIỆT NAM LÀ CƯỜNG QUỐC
Việt Nam ta cũng có thể tự hào vỗ ngực mình là "cường quốc" khi trong mấy chục năm liền từ 1 quốc gia đói ăn, người dân phải chạy ăn từng bữa thì chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều thứ hai và thứ ba trên thế giới. Rất nhiều các quốc gia đang ăn gạo "made by Việt Nam".
Bên cạnh đó Việt Nam cũng là nước xuất khẩu hồ tiêu và cafe hàng đầu trái đất
10. VIỆT NAM CŨNG CÓ 1 VỊ THẾ KHÔNG HỀ NHỎ TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ
Có vẻ như Việt Nam là 1 người hùng thầm lặng, chưa bao giờ được truyền thông quốc tế ca ngợi và biết đến, nhưng Việt Nam đã làm được những điều mà cả Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản đều không làm được - đó là độc lập, lúa gạo, y tế, giáo dục và viễn thông. Ba tiếng "Điện Biên Phủ" là tiếng súng mở đầu giúp 17 nước châu Phi giành độc lập, "Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ" là những gì làm động lực cho người châu Phi tự do. Việt Nam chuyển giao công nghệ nông nghiệp cho các quốc gia châu Phi, giúp họ trồng ra cây lúa gạo, đến bây giờ vẫn còn hàng trăm chuyên gia nông nghiệp Việt Nam ở châu Phi, phần nào giúp người dân châu Phi no bụng. Việt Nam đem đến châu Phi hạ tầng viễn thông giúp liên lạc thông suốt, Việt Nam đêm đến châu Phi sự giúp đỡ y tế, những bác sỹ quân y Việt Nam ngày đêm cứu giúp nhân dân châu Phi, những người lính Việt Nam còn là thầy của các em nhỏ châu Phi, dạy họ con chữ, dạy họ biết đến 1 đất nước Việt Nam xa xôi nhưng luôn đồng hành cùng họ!
Không có ô tô, không có bom mìn, không có nhân quyền, dân chủ. Những món "quà quê" đậm tình nghĩa mà Việt Nam đem đến châu Phi là những thứ người dân châu Phi cần
Trên đây là 10 điều ad đã tổng hợp được, vậy bạn còn biết những điều thú vị gì nữa? Hãy cho ad biết thêm nhé!
Việt Nam có rất nhiều điều đặc biệt mà trên thế giới không có; vì những điều đặc biệt đó mà người nước ngoài luôn muốn sống tại Việt Nam.
Trả lờiXóaViệt Nam ta có thể tự hào vỗ ngực mình là "cường quốc" khi trong mấy chục năm liền từ 1 quốc gia đói ăn, người dân phải chạy ăn từng bữa thì chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều thứ hai và thứ ba trên thế giới. Rất nhiều các quốc gia đang ăn gạo Việt Nam.
Trả lờiXóaSau khi Liên Xô và hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ, nhưng nhà nước CHXHCN Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển cho đến tận bây giờ, mặc cho sự cay cú của bao nhiêu người.
Trả lờiXóa