Việt Nam trở lại với thế giới từ một xuất phát điểm cực thấp. Một quốc gia bị chiến tranh tàn phá kéo dài hơn 100 năm, nói không phóng đại nhưng đúng là lúc ấy, chúng ta là một đống hoang tàn. Một quốc gia được thế giới biết đến vì bom đạn, vì đã cả gan dám “bật” những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, một quốc gia mà mỗi người dân đều phải chịu những vết nứt từ chiến tranh, một quốc gia đã từng bị cô lập vì đấu tranh cho lẽ phải.
Việt Nam là quốc gia có thời gian chiến tranh nhiều bậc nhất thế kỷ 20. Gần trọn vẹn thế kỷ 20, chúng ta sống trong bom đạn, chiến tranh, đi kèm với đó là đói nghèo, lạc hậu. Chúng ta chấp nhận đánh đổi gần như tất cả mọi thứ mà dân tộc này có. Chỉ nhận lấy hai từ: ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO.
Có thể do chúng ta chịu quá nhiều đau thương, trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh nên Tổ Quốc Việt Nam mới có hình dạng chữ S: còng lưng gánh chịu nhưng vẫn đưa phần thân thể ra hướng về phía biển, vươn mình ra bên ngoài.
Chúng ta đã kiên cường hơn những gì chúng ta nghĩ.
Đất nước ấy bước chân vào vũ đài thế giới, gần như không có gì cả.
Từ ngày được gỡ bỏ cấm vận, đến ngày chính tức bước chung với nhân loại khi gia nhập WTO hay APEC, chúng ta đã tiến một bước dài. Đôi khi mải mê quá, chúng ta quên rằng xuất phát điểm của mình đã thấp dường nào. Tâm lý tự ti vẫn len lỏi vào trong mỗi con người. Chúng ta có còn nhỏ bé nữa không?
Chắc chắn là không.
Chúng ta đã không còn phải chạy ăn từng bữa, không phải chịu cảnh cắt điện luân phiên, không còn tụ họp cả lũ đi coi chùa tivi đen trắng nữa. Điện, đường, trường, trạm… đã len lỏi khắp các vùng miền, dù xa xôi nhất, từ biên cương vùng Tây Bắc đến núi rừng Tây Nguyên, từ Tây Nam Bộ đến Trường Sa. Chúng ta đã cắm cọc ở thềm lục địa, xây dựng và cải tạo các đảo ở tận những nơi xa xôi.
Chúng ta đã mơ những giấc mơ lớn hơn. Về điện thoại Việt, xe hơi Việt, công nghệ 5G, AI, thương mại điện tử, logistics, mạng xã hội Việt, phần mềm, game, thể thao… Tựu chung lại, tất cả những thứ chúng ta mơ ấy, định hình bản ngã của chúng ta trước thế giới.
Từ một nước chiến tranh đói nghèo lạc hậu và có quyền mơ đến những điều xa hơn, là một cuộc chuyển mình vĩ đại.
Gần 100 triệu dân Việt chung một giấc mơ lớn.
Nhưng để giấc mơ ấy thành hiện thực, chúng ta cần thứ tha hơn.
Chúng ta phải thứ tha cho những điều chỉnh chưa hoàn chỉnh ở các sản phẩm Việt. Chúng ta phải thứ tha cho những khát khao dù có viễn vông như đánh chiếm lại thị trường ô tô Việt hay thị trường điện thoại Việt, thậm chí đánh bại những gã khổng lồ của thế giới tại chính sân chơi của chúng ta. Chúng ta phải thứ tha và nâng đỡ những thất bại của những con người tiên phong cùng dòng máu. Chúng ta phải thứ tha vì nền tảng của chúng ta gần không có gì, không thể đòi hỏi chúng ta ngang đường với thế giới được. Chúng ta phải thứ tha cho một quốc gia xuất phát sau nhưng đang đau đáu tìm mình giữa thế giới.
Trách móc, chê bai bao giờ cũng dễ dàng, bước tay vào làm mới khó.
Chúng ta không thể nào đọ được với những quốc gia đi trước, họ đã đi trước chúng ta quá lâu. Những gì chúng ta đang đi thì họ đã đi cả nhiều năm về trước. Làm ơn, đừng so sánh và chì chiết.
Bạn có thích bị so sánh với con nhà người ta không? Trước khi tập chạy, chúng ta phải tập bò và tập bước.
Yêu một người, đừng mong họ mười điểm. Chúng ta phải chấp nhận những điều không ổn của họ. Yêu một cô gái chân ngắn ngực phẳng phải chấp nhận rằng họ sẽ không sexy, yêu một một người đàn ông dành phần lớn thời gian làm việc phải hiểu rằng hắn ta có thể sẽ không lãng mạn. Quan trọng nhất, họ luôn là điều tuyệt diệu nhất mà chúng ta có được và xứng đáng có được.
Mình luôn tin rằng, những ngày sau nữa, chúng ta sẽ hướng mặt lên cao và tay nắm chặt hiên ngang.
Cá chép cũng có thể hoá rồng.
Việt Nam là quốc gia có thời gian chiến tranh nhiều bậc nhất thế kỷ 20; gần trọn vẹn thế kỷ 20, chúng ta sống trong bom đạn, chiến tranh, kèm với đó là đói nghèo, lạc hậu. Chúng ta chấp nhận đánh đổi gần như tất cả mọi thứ mà dân tộc này có; chỉ nhận lấy hai từ: độc lập và tự do. Nhưng Việt Nam đã kiên cường vươn lên.
Trả lờiXóaCó thể nói chúng ta chịu quá nhiều đau thương, trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh nên Tổ Quốc Việt Nam mới có hình dạng chữ S: còng lưng gánh chịu nhưng vẫn đưa phần thân thể ra hướng về phía biển, vươn mình ra bên ngoài.
Trả lờiXóaChiến tranh đã tàn phá khốc liệt đất nước ta; nhưng chúng ta vẫn kiên cường vực dậy, phát triển với những thành tựu tột bậc trong thời gian qua; một Việt Nam anh dũng, kiên cường.
Trả lờiXóa