- Tôi sinh năm 1926, vào Đảng năm 1947 nên có lần tôi từng nói đùa với một đồng chí trong Chi bộ rằng tôi hơn Đảng…4 tuổi. Cả cuộc đời theo Đảng, chiến đấu vì lý tưởng của Đảng, tôi cũng đã chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước, của Đảng ta. Sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan rã, Đảng ta từng có lúc hiện tượng một bộ phận đảng viên hoang mang, dao động, thậm chí trả thẻ Đảng chứ không phải chỉ một vài người cá biệt làm đơn xin ra khỏi Đảng như hiện nay."
- Trung tướng có nói đến một số người xin ra khỏi Đảng vì lý do bất mãn cá nhân. Rộng hơn, có cả cán bộ cấp cao khi nghỉ hưu, thôi chức vụ lãnh đạo bỗng “có ý kiến khác” chỉ vì những bức xúc riêng. Điều này nên được cảm thông hay phê phán?
- Có người vì quá bức xúc mà bất mãn. Nhưng theo tôi, bất mãn với Đảng là hỏng. Đảng là tất cả chúng ta chứ không phải chỉ là một vài đồng chí lãnh đạo. Phê bình để Đảng mạnh lên chứ không phải để chống Đảng. Đó mới là thái độ của người cách mạng như Bác Hồ từng căn dặn. Gần như sống trong tổ chức thì ai ít nhiều cũng có những điều không hài lòng với tổ chức. Vấn đề là anh nhận thức và hành xử thế nào.
- Vậy với một vài người làm ồn ào việc ra khỏi Đảng vừa qua, động cơ là đấu tranh phê phán hay còn vì vấn đề gì khác?
- Nếu chỉ vì làm cho Đảng mạnh lên hoặc vì dân vì nước thì người ta cũng chẳng nhất thiết phải ra đường hô lên thật to rằng “tôi ra khỏi Đảng”, chẳng cần phải tuyên bố nọ, tuyên bố kia. Xem xét cái cách anh nọ, anh kia thảo tuyên bố rồi tung lên mạng thì quả là không bình thường. Động cơ gì phía sau thì phải xem xét kỹ tuỳ trường hợp nhưng tôi thấy mấy trường hợp này cũng không gây được tiếng vang, ảnh hưởng gì đáng kể tới đội ngũ đảng viên của ta cả.
Tôi cũng từng bị lôi kéo. Họ thấy tôi thường thẳng thắn đấu tranh quyết liệt nên có người từng gặp tôi đề nghị: “Bác phải “chiến đấu” với cái Đảng này”. “Bác phải đứng ra làm “ngọn cờ”. Nhưng tôi nói thẳng, tôi chỉ chiến đấu với cái xấu, cái tiêu cực trong Đảng chứ không bao giờ đấu tranh với Đảng.
Ai vào Đảng cũng thề, cũng nói suốt đời hi sinh cho chủ nghĩa cộng sản. Thế thì lúc Đảng khó khăn không thể ngồi để phê phán rồi bỏ chạy ra khỏi Đảng, khác gì ngoài mặt trận lại thoái lui. Đảng có khó khăn thì chúng ta phải ghé vai vào. Đó mới là cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng đất nước!
- Xin cảm ơn Trung tướng !
P/s: Câu chuyện của một vị tướng 93 năm tuổi đời, 71 năm tuổi Đảng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, từng là Đại biểu Quốc hội các khoá VIII, IX, X. Người từng được gọi tên trong diễn đàn Quốc hội về độ thẳng thắn: Nhất Thước, nhì Lân, tam Trân, tứ Quốc. Người đã bỏ mọi công việc xã hội để về chăm vợ 14 năm nằm trên giường bệnh, cho đến khi bà... đi xa !
Sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan rã, từng có một bộ phận đảng viên hoang mang, dao động, thậm chí trả thẻ Đảng chứ không phải chỉ một vài người cá biệt làm đơn xin ra khỏi Đảng như hiện nay. Đây là cách hành xử không đúng của một số người; làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng.
Trả lờiXóaChúng ta phải hiểu phê bình một số Đảng viên sai phạm là để Đảng mạnh lên chứ không phải để chống Đảng. Đó mới là thái độ của người cách mạng như Bác Hồ từng căn dặn. Gần như sống trong tổ chức thì ai ít nhiều cũng có những điều không hài lòng với cá nhân hoặc tổ chức; vấn đề là phải nhận thức và hành xử thế nào.
Trả lờiXóaAi vào Đảng cũng thề, cũng nói suốt đời hi sinh cho chủ nghĩa cộng sản; vậy nhưng lúc Đảng khó khăn thì bỏ chạy ra khỏi Đảng; khác gì ngoài mặt trận lại thoái lui. Đảng có khó khăn thì chúng ta phải ghé vai vào; đó mới là cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng đất nước.
Trả lờiXóa