15 năm trước tôi từng đến đây - Đại Lộc - Quảng Nam, một vùng đất nóng bỏng nhất trong chiến tranh chống Mỹ. Hôm nay tôi quay lại, đi qua đây, có nhiều thứ thay đổi nhưng có một thứ dù rất nhỏ nhưng không thay đổi: Tấm bảng với dòng chữ đỏ "KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO!" trước cổng của từng hộ gia đình vẫn còn nguyên vẹn. Thất đáng trân quý biết bao!
Nhìn vào những tấm bảng ấy, cái thì bằng xi măng, cái bằng gỗ, cái bằng tôn nhưng đã cũ kỹ, nhuốm màu thời gian 30 - 40 năm, thậm chí lâu hơn thế. Tôi cứ tự hỏi, Nhiều thứ đã thay đổi, đời sống Kinh Tế - Xã Hội của đất nước và cả vùng quê này đã phát triển lên rất nhiều sau hơn 40 năm vắng bóng giặc, nhà cao tầng mọc lên san sát, đường nhựa, bê tông trải dài, cuộc sống của con người cũng sung túc, no đủ, dư dả hơn trước, tư duy, nhận thức cũng đã có những thay đổi nhất định, có những gia đình phía trong cổng là nhà cao tầng, cột cổng dù mới xây, được ốp đá hoa cương, nhưng tại sao những cái bảng cổng cũ kỹ, lạc hậu ấy vẫn sừng sững, vững chãi đến tự hào như thế? À thì ra như thế đó: Giá trị không nằm ở cái cổng, mà nó nằm trong dòng chữ quen thuộc kia. Khi đất nước lầm than, nơi nao cũng có giặc thì ĐỘC LẬP, TỰ DO của đất nước và của mỗi người dân là thứ đáng quý nhất, là mục tiêu, là lẽ sống, những người dân nơi đây và trên mọi miền đất nước đã đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để đấu tranh, đánh đổi, để giành lấy thứ quý giá nhất ấy. Hôm nay, dù hòa bình rồi thì ĐỘC LẬP, TỰ DO vẫn không bị mờ nhạt hay giảm nhẹ giá trị, mà nó vẫn là thứ quý giá, thiêng liêng nhất phải gìn giữ bằng mọi giá.
Nhìn những chiếc cổng ấy, tôi chợt nghĩ ngay đến vấn đề, lĩnh vực lịch sử nước nhà hiện tại mà thấy lòng xót xa, đau đáu. Tại sao nhiều nhà sử học, học giả, trí thức không thể so sánh được với chính người nông dân, ít nhất là không hiểu được lịch sử, giá trị lịch sử như những người dân nơi đây, bỏi những nhà sử học, học giả, trí thức kia không biết nỗi đau của chiến tranh loạn lạc, nô lệ, đọa đày, họ cũng không trực tiếp đổ máu trong chiến tranh như những người dân nơi đây, nên họ mới u mê, cả gan tấn công, xét lại, xuyên tạc, bóp méo lịch sử đất nước trong giai đoạn bi thương, hào hùng nhất. Công trình sách lịch sử của các nhà sử học dù có thể tiêu tốn hàng chục, hàng trăm tỷ đồng của nhà nước, của nhân dân nhưng chắc chắn không thể có giá trị bằng những chiếc cổng cũ kỹ, lạc hậu không có giá trị vật chất nhưng lại vô song về giá trị tinh thần, lịch sử.
Xin dành sự ngưỡng mộ, trân quý đến những người dân vùng đất Đại Lộc - Quảng Nam và nhiều vùng quê hương khác trên đất nước Việt Nam - nơi đang sừng sững những chiếc cổng "KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO" lưu dấu, trân trọng lịch sử, giá trị máu xương của cha ông, đã cho chúng tôi nhìn vào những chiếc cổng, rồi nhìn xuống mặt đất mình đang đứng, nhìn lên bầu trời mà mình đang sống, nhắm mắt hít sâu bầu không khí xung quanh sẽ thấy giá trị của ĐỘC LẬP, TỰ DO.
Cao Minh Thành, Đà Nẵng, ngày 11/9/2019.
Khi đất nước lầm than, nơi nào cũng có giặc, thì độc lập, tự do của đất nước và của mỗi người dân là thứ đáng quý nhất, là mục tiêu, là lẽ sống, những người dân nơi đây và trên mọi miền đất nước đã đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để đấu tranh, đánh đổi, để giành lấy thứ quý giá nhất ấy.
Trả lờiXóaHôm nay, dù hòa bình rồi thì độc lập, tự do vẫn không bị mờ nhạt hay giảm nhẹ giá trị, mà nó vẫn là thứ quý giá, thiêng liêng nhất phải gìn giữ bằng mọi giá.
Trả lờiXóaThật đáng trân trọng người dân vùng đất Đại Lộc-Quảng Nam và nhiều vùng quê hương khác trên đất nước Việt Nam; nơi đang sừng sững những chiếc cổng "KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO" lưu dấu, trân trọng lịch sử, giá trị máu xương của cha ông ta.
Trả lờiXóa