Như chúng ta đều biết, báo chí phương Tây (và cả một số lều báo Việt Nam) khắc họa về Triều Tiên như một đất nước của sự tàn bạo, nghèo đói, khổ sở, nhếch nhác, bẩn thỉu... và bằng tất cả các từ ngữ còn ghê tởm hơn thế. Tuy nhiên, những kẻ viết những bài báo như vậy đa phần là những kẻ chưa hề tới Triều Tiên mà chỉ là những kẻ ngồi sau màn hình laptop và viết như một tên "thợ chữ ngu dốt". Chúng có thể là nô lệ cho chính sách bôi nhọ Triều Tiên của phương Tây nhưng cũng có thể là những tên chỉ biết lên google dịch lại bài của phương Tây về đăng lại (đối với lều báo Việt Nam). Sau đây, chúng tôi giới thiệu đến các bạn một góc nhìn trực tiếp từ những còn người đã đến đất nước này, đã sống và trải nghiệm ở đất nước này để có một góc nhìn chân thực hơn, khách quan hơn. Trân Trọng.
---------------------
---------------------
Triều Tiên đang chuyển đổi, tìm cách vươn lên
---------
Quốc hội Mỹ vừa qua đã thông qua một dự luật trừng phạt mới đối với Triều Tiên.
Các biện pháp trừng phạt nay đã tồn tại hơn 70 năm nay từ thời chiến tranh Triều Tiên, nhưng đất nước này đã không sụp đổ mà còn đứng vững và phát triển. Tinh thần tự lực, tự cường, ý chí quyết tâm của nhân dân Triều Tiên đã giúp đất nước vượt qua được khó khăn và thách thức to lớn.
Theo các dữ liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Triều Tiên năm 2016 tăng 3,9%, đây là con số kỷ lục về tăng trưởng kinh tế của Triều Tiên kể từ năm 1999 đến nay. Lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, GDP của Triều Tiên đã vượt tỷ số tăng trưởng của Hàn Quốc (2,8%).
Đáng lưu ý, sự tăng trưởng kinh tế kỷ lục này của Triều Tiên đã đạt được trong bối cảnh sau khi khắc phục hậu quả của đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra năm 2015 cùng với các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ.
22,3%, mức cao nhất kể từ năm 1991.
Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế đáng kể của Triều Tiên trong 5 năm qua một phần rất quan trọng là do nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang từng bước cho phép chuyển đổi từng bước nền kinh tế sang cơ chế thị trường, bắt đầu từ các nhà sản xuất nhỏ như nông dân và thương nhân. Điều này ngay lập tức đã đem lại một sự gia tăng đáng kể trong sản xuất, buôn bán và tiêu thụ.
Ông Georgy Toloraia, giám đốc Trung tâm Chiến lược châu Á của Nga tại Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết, hiện nay khu vực nhà nước của Triều Tiên chỉ chiếm không quá một phần ba nền kinh tế, chủ yếu là công nghiệp quốc phòng. Các doanh nghiệp và các công ty khác đều được tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Theo Cơ quan Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Hàn Quốc ( Korea Trade-Investment Promotion Agency (KOTRA), kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên năm 2016 tăng 4,6% đạt 6,5 tỷ USD, đặc biệt là rau quả 74%, khoáng sản 8,9%. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 4,8% đạt 3,73 tỷ USD.
Các chuyên gia nhận xét rằng, nền kinh tế Triều Tiên đang ở vào giai đoạn tăng trưởng tự tin và năng động hơn. Ngành xây dựng và công nghiệp đang phát triển tích cực, nhu cầu tiêu thụ trong nước đang được kích thích.
Dòng vốn đầu tư tư nhân đang được khuyến khích và tăng đáng kể. Ông Lim Yul Chul, giáo sư Viện nghiên cứu Viễn Đông, Đại học Gyeongnam (Changwon, Hàn Quốc) cho rằng tăng trưởng GDP thực tế của Triều Tiên năm 2018 có thể đã vượt quá 5%.
Thu nhập ngoại tệ của Triều Tiên đang tăng lên đáng kể do xuất khẩu lao động sang Trung Quốc và Nga. Từ khi Hàn Quốc đóng cửa khu công nghiệp Kaesong tháng 2/2016, Triều Tiên đã cử ngày càng nhiều lao động ra nước ngoài.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hiện có khoảng 50 nghìn lao động Triều Tiên đang làm việc ở Trung Quốc và Nga hàng năm gửi về nước khoảng 2,3 tỷ USD.
Triều Tiên đang từng bước mở cửa với bên ngoài, trước mắt là về du lịch. Hiện nay nước bạn bắt đầu cho phép các đoàn khách du lịch các nước bạn bè đến Triều Tiên, chủ yếu là khách từ Trung Quốc và Việt Nam. Tại các cửa hàng có thể trả bằng đồng Nhân dân tệ, USD và Euro.
Trong cuộc trò chuyện với Đại sứ Việt Nam tại Bình Nhưỡng Lê Bá Vinh, ông nói nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, chỉ trong thời gian ngắn Triều Tiên sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
Đại sứ Lê Bá Vinh cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và Triều Tiên đang bước sang một giai đoạn mới về chất sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tháng 3/2019. Tiềm năng hợp tác giữa hai nước là hết sức to lớn. Ông đang có nhiều ý tưởng để biến các tiềm năng này thành hiện thực, bắt đầu bằng việc giúp Triều Tiên kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, tiến tới tự túc được về lương thực, thực phẩm.
Kết thúc
Như chúng ta đều biết, báo chí phương Tây đã khắc họa về Triều Tiên như một đất nước của sự tàn bạo, nghèo đói, khổ sở, nhếch nhác, bẩn thỉu... và bằng nhiều từ ngữ còn ghê tởm hơn thế. Nhưng đó là hoàn toàn bịa đặt về Triều Tiên.
Trả lờiXóaNhững kẻ viết những bài báo như trên đa phần là những kẻ chưa hề tới Triều Tiên mà chỉ là những kẻ ngồi sau màn hình laptop và viết như một tên "thợ chữ ngu dốt"; với mục đích là xuyên tạc Triều Tiên.
Trả lờiXóaMột thực tế đó là: Các biện pháp trừng phạt nay đã tồn tại hơn 70 năm nay từ thời chiến tranh Triều Tiên, nhưng đất nước này đã không sụp đổ mà còn đứng vững và phát triển. Tinh thần tự lực, tự cường, ý chí quyết tâm của nhân dân Triều Tiên đã giúp đất nước vượt qua được khó khăn và thách thức to lớn.
Trả lờiXóa