Niềm Tin
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam
không chỉ là quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn là một dân tộc đa
tôn giáo, tín
ngưỡng.
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc có những sinh hoạt, hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo riêng gắn liền với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và
tâm linh của mình. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn
khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Thực tiễn từ khi đất
nước bước vào thời kỳ đổi mới đến nay, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam thường xuyên sôi động và đang có chiều hướng gia tăng, làm cho đồng bào tin
tưởng, phấn khởi vào chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tôn
giáo, tích cực thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Song, trước những thành tựu của
công cuộc đổi mới ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản
Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị càng hằn học, ra sức lợi dụng
vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để chống phá cách mạng
nước một cách quyết liệt, với nhiều hình
thức và thủ đoạn xảo quyệt, hiểm độc. Trên lĩnh vực tôn giáo, các thế lực thù
địch đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc, tung thông tin sai sự thật, rằng “Việt
Nam có hành động vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng”; “Ở Việt Nam không có tự
do tín ngưỡng, tôn giáo!”. Chúng trắng trợn cáo buộc, lên án “các địa phương
vẫn tiếp tục đàn áp nhiều người Tin lành thiểu số”, “Việt Nam hiện có nhiều
người bị giam giữ vì tôn giáo”, “bị cưỡng ép bỏ đạo”… Đặc biệt, từ nhiều năm
nay Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ cũng như Tổ chức Ân xá Quốc tế đã liên
tục đưa ra những luận điệu vu cáo “Việt Nam đàn áp, tấn công giáo dân”. Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ cũng tự cho mình đặc quyền phán xét về tình hình tự do tôn
giáo của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thông qua cái gọi là “Báo
cáo về tự do tôn giáo quốc tế”, được Quốc hội (Hạ
viện Mỹ) công bố vào tháng 9 hằng năm. Nội dung “Báo cáo” xuyên tạc thô bạo
chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam và tình hình tự do
tôn giáo ở Việt Nam, cho rằng ở Việt Nam “Nếu theo một tôn giáo không được
chính phủ công nhận, họ còn bị đặt trước nguy cơ bị kỳ thị, bị ngược đãi bằng
bạo lực và có khi còn bị bắt bớ”. Vì vậy, họ xếp Việt Nam vào danh sách “các
nước đặc biệt quan tâm về tôn giáo”, khuyến nghị giới lãnh đạo Mỹ ban
hành các sắc lệnh trừng phạt Việt Nam về kinh tế, chính trị, ngoại giao…
Vậy nếu cứ theo những luận điệu
tuyên truyền, cáo buộc của các thế lực thù địch thì phải chăng mọi sinh hoạt và
hoạt động của những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo đều bị Nhà nước Việt
Nam cấm đoán, cản trở, đàn áp!? Phải chăng ở Việt Nam không có tự do tín
ngưỡng, tôn giáo?.
Trước hết chúng ta thấy rõ, thực
tiễn hàng chục năm qua, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ
đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội mà toàn dân ta đã lựa chọn. Chúng núp dưới chiêu bài “tự do tôn
giáo” để cố tình phớt lờ những thành tựu to lớn của Việt Nam về công tác tôn
giáo trong hơn 30 năm đất nước tiến hành công cuộc
đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Nhưng chúng
lại tìm mọi cách chia rẽ các tổ chức tôn giáo ở nước ta, gây mâu thuẫn giữa
người có tín ngưỡng, tôn giáo với người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa
đồng bào tôn giáo với Đảng và Nhà nước; tài trợ cho hoạt động truyền đạo trái
phép, nhằm mục đích gây rối loạn an ninh, trật tự xã hội, tạo ra các “điểm
nóng” chính trị - xã hội để tạo cớ cho nước ngoài can thiệp phá hoại cách mạng
Việt Nam. Từ lâu, dư luận đều biết rõ, không phải ngẫu nhiên Việt Nam cùng một
số nước khác như Nga, Trung Quốc, Cuba, Triều tiên… bị các thế lực thù địch
chống phá quyết liệt, bởi các quốc gia này không tuân theo “giá trị Mỹ”, “giá
trị phương Tây” về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo. Chính vì những toan
tính chính trị, cho nên khi đưa ra những luận điệu vu cáo Việt Nam không có “tự
do tín ngưỡng, tôn giáo”, “Nhà nước Việt Nam đàn áp giáo dân!?”…, các thế lực
thù địch đã cố tình phớt lờ những thực tế sống động về tình hình tự do tôn giáo
ở Việt Nam trong những thập kỷ qua.
Những chuyển biến tích cực trong đời sống tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đã được nhiều cá nhân và tổ chức quốc
tế “mục sở thị” và ca ngợi. Mới đây, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đánh giá: cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về một vài vụ việc
cụ thể liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam ,
nhưng không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam , nhất là từ
năm 1991 đến nay. Nếu Việt Nam hạn chế tôn giáo, vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn
giáo thì các tổ chức tôn giáo không thể xác lập được vị trí và phát triển ổn
định như hiện nay. Thực tiễn sinh động về bức tranh tự do tín ngưỡng, tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay là bằng chứng để chúng ta kiên
quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, cáo buộc, bịa đặt về tình
hình tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam do các thế
lực thù địch trong nước và ngoài nước rêu rao trên các phương tiên thông tin
đại chúng cũng như trên một số diễn đàn quốc
tế. Đồng thời, là cơ sở để đấu tranh ngăn chặn và làm vô hiệu hóa các “đạo lạ”,
“tạp giáo”, “tà giáo” có tính chất chính trị phản động, gây chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Tôn giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc và vì dân tộc trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Những kẻ phản động thường lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta phải tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và đấu tranh phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái của chúng.
Trả lờiXóaThời gian qua, có một số chức sắc, tín đồ lợi dụng tôn giáo để chống đối Đảng, Nhà nước. Họ thực hiện hành vi phi tôn giáo, làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; họ sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật.
Trả lờiXóaNhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân; nhưng cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để lừa đảo, mua chuộc, dụ dỗ, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, gây ảnh hưởng đến TTATXH. Vì vậy chúng ta phải đấu tranh để ngăn chặn các hành vi sai trái.
Trả lờiXóa