Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

CÓ NHỮNG TỘI ÁC KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ĐƯỢC

"Khi chúng tôi nghe thấy lính Mỹ đến, mẹ bảo chúng tôi nằm xuống sàn và trật tự. Bà chào họ lịch sự và nói chúng tôi chỉ là nông dân. Lính Mỹ quát và đẩy chúng tôi khỏi nhà.
Ba người trong số họ chĩa súng vào gia đình tôi và bắt đầu bắn không cần hỏi. Chúng tôi ngã chồng lên nhau trong khi họ vẫn bắn. Mẹ ngã đè lên tôi, vẫn ôm em trai tôi trong tay. Máu của họ phủ khắp người tôi. Tôi chỉ bị một hai phát đạn vào tay.
Mẹ thì thầm vào tai tôi: "Lặng yên, đừng cử động, cho đến khi chúng bỏ đi. Hãy giả như con đã chết." Máu chảy từ khắp bụng và tay mẹ. Bà rất đau, và rất lâu thì mới chết. Tôi lặng như tờ như mẹ dặn.
Tôi gần như bất tỉnh vì sợ và kiệt sức, cho đến khi có tiếng kêu la làm tôi mở mắt. Hai tên lính kéo hàng xóm của tôi ra khỏi đống bụi đất, một người mẹ, con gái nhỏ và đứa em trai ba tuổi chạy theo sau. Tôi không thấy người cha ở đó.
Một tên lính lột quần áo cô gái và quăng cô xuống đất. Bà mẹ vùng lên thoát được ra và chạy đến nằm đè lên cô. Hai tên lính nổ súng giết cả hai. Cậu em nhỏ cố gắng chạy thoát, chúng cười và bắn chết.
Quá khủng khiếp khi phải nằm im tại đó, ngay cạnh mẹ tôi và em trai nhỏ của tôi (bảy tháng tuổi) đã mất đầu."
Lời kể của Phạm Thị Trinh, lúc đó 10 tuổi, người duy nhất sống sót trong gia đình 11 người sau thảm sát Mỹ Lai, do phóng viên Thomas Bo Pederson ghi lại năm 1985.

3 nhận xét:

  1. Đúng là một ký ức kinh hoàng, người dân Việt Nam không bao giờ quên mối hận thù trong vụ thảm sát Mỹ lai.

    Trả lờiXóa
  2. Đây là một ký ức đau buồn và kinh hoàng do Mỹ để lại; chúng quá dã man và không còn tính người; tội ác của chúng trời không rửa sạch.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là quân Mỹ quá dã man; tội ác do Mỹ gây ra thật không gì tả nổi; vậy mà tù binh Mỹ vẫn được Việt Nam chữa chạy các vết thương, cho ăn uống đầy đủ; Việt Nam quá nhân hậu.

    Trả lờiXóa