Thiện Trí
Vừa qua, một số
sự việc giáo dục đáng buồn xảy ra về việc gian lận trong thi cử, về đạo đức học
đường. Rất nhiều báo chí đã đăng tải, đưa tin phản ánh và một số đề ra các giải
pháp. Phê phán tiêu cực và biểu dương, khuyến khích những yếu tố tích cực tốt đẹp
là việc rất cần thiết nhằm xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ, phát triển.
Tuy nhiên, một số bài báo, đặc biệt là một số tài khoản mạng xã hội đã thổi quá
vấn đề lên nhằm “câu view”, hoặc kích động tâm lý người dân, hạ thấp vai trò
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Có những ý kiến cho rằng, giáo dục Việt Nam cần đổi
mới bằng cách bê nguyên xi mô hình giáo dục, sách giáo khoa của các nước phát
triển dạng như Singapo sử dụng bộ sách giáo khoa của Vương quốc Anh để giảng dạy,
như thế sẽ tận dụng được thành tựu tiên tiến của các nước phát triển đi trước.
Liệu những luồng ý kiến đổi mới giáo dục theo cách bắt chước bê nguyên xi mô
hình của các nước tư bản phát triển vào Việt Nam có hợp lý, có hiệu quả không?
Hiển nhiên, điều này mới đầu tưởng rằng là đúng, là khoa học, song họ chưa hiểu
bản chất của vấn đề, chưa thấy được vai trò của yếu tố văn hóa, của truyền thống
và đặc biệt là thực trạng tồn tại ở Việt Nam. Đảng ta khẳng định quá trình đổi
mới và phát triển chúng ta cần kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp và tiếp
thu tinh hoa của nhân loại. Có thể thấy, văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng
đối với bất cứ sự phát triển của quốc gia, dân tộc nào. Do đó chúng ta cần thấy
việc đổi mới giáo dục cần xem xét một cách hợp lý trên nền tảng, phông văn hóa
của Việt Nam có như vậy mới đem lại thành tựu tiến bộ, chứ không phải nhập khẩu
quản lý giáo dục, nhập khẩu sách giáo khoa của một nước nào đó áp vào Việt Nam
là đạt được hiệu quả./.
Văn hoá Việt Nam thì phải có sách riêng của Việt Nam; chứ không thể nhập khẩu sách ngoại về để giáo dục
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa