Ở nước ngoài, đa số các vụ từ chức sau scandal xuất phát từ áp lực nội bộ trong đảng phái chính trị. Khi một quan chức dính scandal, đảng phái hoặc người đã bổ nhiệm bà ta sẽ yêu cầu bà ta từ chức. Điều này sẽ giúp giữ lại uy tín cho đảng phái chính trị. Chứ nếu để vụ scandal lan rộng, dư luận quay ra chỉ trích đảng phái đó thì kết cục còn tệ hại hơn nhiều. Ở nước ngoài, người ta chẳng bao giờ đưa tin một quan chức bị kỷ luật đảng, vì đó là việc nội bộ của mỗi đảng phái. Thứ chúng ta nhìn thấy chỉ là một lá đơn từ chức về mặt chính quyền.
Ở Việt Nam thì chúng ta cũng có cơ chế tương tự là kỷ luật Đảng. Sau khi Đảng quyết định rằng một quan chức nào đó đã vi phạm kỷ luật, không còn xứng đáng nữa thì tiếp theo đó là xử lý về mặt chính quyền. Hình thức xử lý về mặt chính quyền ở ta có cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc... chứ không có từ chức. Thậm chí, ở Việt Nam còn có luật không chính thức là không cho từ chức khi đang bị kỷ luật Đảng, buộc người đó phải chịu cách chức hoặc buộc thôi việc.
Vậy nên, đừng có nhìn cái đơn từ chức ở nước ngoài mà nghĩ quan chức của họ tự trọng cao hơn quan chức của mình. Cái họ khác mình nằm ở cái khác cơ, mà tút này không nói đâu. Hihi.
-------
Vụ từ chức nổi tiếng nhất Việt Nam có lẽ là sự kiện bác Phan Văn Khải xin thôi chức Thủ tướng! Lý do là gì thì từ từ sẽ biết 🙂
Nguồn: Duc Minh Nguyen
#Nờ
#Hvpcpd
-------
Vụ từ chức nổi tiếng nhất Việt Nam có lẽ là sự kiện bác Phan Văn Khải xin thôi chức Thủ tướng! Lý do là gì thì từ từ sẽ biết 🙂
Nguồn: Duc Minh Nguyen
#Nờ
#Hvpcpd
Bài viết rất hay và ý nghĩa
Trả lờiXóaRất đúng
Xóa