(Quan hệ quốc tế) - Nga không ủng hộ bất kỳ bên nào trong cuộc chiến Libya, và chỉ thực hiện các trách nhiệm quốc tế đúng mực và kêu gọi ngừng bắn, đàm phán.
Quan điểm công khai của Nga về vấn đề Libya
Người đứng đầu nhóm tiếp xúc Nga về Libya, ông Lev Dengov vừa qua đã bày tỏ những quan điểm của Nga về các diễn biến mới nhất liên quan đến vấn đề cuộc nội chiến ở Libya.
Ông Lev Dengov cho rằng nếu tướng Khalifa Haftar, người lãnh đạo của quân đội Libya (LNA) tự xưng thực sự tìm cách giải phóng quốc gia này khỏi khủng bố, thì việc cần thiết nhất ông ta phải làm là hợp tác với chính phủ Hòa hợ dân tộc (GNA), thay vì tổ chức nội chiến như hiện tại.
"Ông Haftar đang cho thấy sứ mệnh (chống khủng bố) và hành động (nội chiến) không liên quan gì đến nhau. LNA không xác lập chính xác những ai được gọi là khủng bố, ở Libya có quá nhiều bên can dự vào, chưa kể các bên nước ngoài" - ông Dengov cho biết.
Cũng trên tờ TASS, ông Dengov khẳng định: "Quan điểm của Nga là không thay đổi. Chúng tôi phản đối việc sử dụng bạo lực, vũ lực và các biện pháp giải quyết xung đột nội bộ của Libya. Nga không có ý định ủng hộ hay bật đèn xanh cho bất cứ bên nào tham gia xung đột."
Hình ảnh một vụ pháo kích bên ngoài thủ đô Tripoli |
Libya vẫn đang trong giai đoạn căng thẳng của cuộc nội chiến giữa LNA và GNA. Kể từ ngày 4/4/2019, LNA phát động chiến dịch tấn công nhằm kiểm soát hoàn toàn thủ đô Tripoli. Cho đến ngày 2/5, LNA kiểm soát hoàn toàn vùng ngoại ô, bao vây cô lập Tripoli.
Cuộc chiến bước vào giai đoạn căng thẳng nhất khi GNA mở được đường máu về phía Tây thành phố, tiếp tục đối đầu với LNA tại các điểm phòng thủ cửa ngõ nội thành và thậm chí giành giật nhau từng tòa nhà, tuyến phố.
Cuộc nội chiến đã ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người. Theo con số không chính thức của Liên Hợp Quốc, tính đến ngày 20/5, 460 người dân thường tử vong, 2.400 dân thường bị thương. 75.000 người dân phải sơ tán, 100.000 người bị mắc kẹt giữa tiền tuyến và không thể thoát ra.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra nghị quyết nhằm yêu cầu hai bên ngừng bắn ngay lập tức, tuy nhiên, LNA không lắng nghe, trong khi GNA không chấp nhận ngừng bắn nếu không có sự đồng thuận từ đối phương.
"Đám cháy" Libya và trách nhiệm của phương Tây
Libya tiếp tục đối diện với một cuộc nội chiến lâu dài và là thảm họa nhân đạo. Bởi lẽ, GNA dù không có lực lượng nào chống lưng, nhưng họ nắm giữ ngân sách quốc gia và có thể chi tiền vào việc mua vũ khí từ chợ đen (Libya bị cấm vận tiếp xúc với vũ khí sát thương từ năm 2014) cũng như thuê lính đánh thuê, cố vấn chiến tranh.
Theo thống kê từ chính Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính phủ GNA hồi giữa tháng 5, trong tháng tư trước đó, GNA đã sử dụng hơn 1 tỷ USD để "chống lại thế lực man rợ, độc tài, phi dân chủ do tướng Haftar lãnh đạo".
Ngược lại, LNA lại nhận được sự hậu thuẫn từ nhiều thế lực bên ngoài, cả công khai và bí mật như Ai Cập, UAE, Arab Saudi, thậm chí cả Pháp và cả Nga.
Tướng Haftar trong một chuyến thăm Moscow |
Bản chất vấn đề cuộc xung đột Libya không thể giải quyết bằng phương pháp đàm phán đều bắt nguồn từ Mỹ và phương Tây. GNA là chính phủ do phương Tây lập ra sau cuộc chiến tiêu diệt Đại tá Gaddafi năm 2011.
Nhưng Khalifa Haftar lại là một nhân vật chính trị đình đám từng được CIA thu nạp và bồi dưỡng, đưa trở về Libya và bước đầu xây dựng lực lượng cho người này.
Chỉ có điều, trong những năm gần đây, Haftar ngày càng bộc lộ quan điểm chính trị liên kết với Nga và sự ảnh hưởng của Moscow đang ngày càng phủ bóng lên thế lực quân sự mạnh nhất quốc gia Bắc Phi này.
Như vậy, cả hai quân bài đều do phương Tây dựng ra và đấu tranh mạnh mẽ với nhau. Chỉ có điều, Mỹ đang rơi vào tình thế không biết phải bênh ai, và không biết còn có thể kiểm soát được ai trong đó. LNA cho thấy không còn hoàn toàn thuộc về Mỹ. Còn nếu đầu tư thêm một cuộc chiến cho GNA, Mỹ cơ bản sẽ lỗ vì chi phí chiến tranh cũng như lợi ích nhận lại không thực sự như kỳ vọng.
Đây là lúc Washington loay hoay, phương Tây cũng chia rẽ. Ngay tại nội bộ NATO, Anh, Tây Ban Nha, Ý không giấu ý định sẽ hỗ trợ Mỹ nếu có các hành động tham chiến ở Libya để ủng hộ GNA. Nhưng ngược lại, Pháp liên tiếp phát đi tín hiệu "việc Libya để người Libya tự giải quyết".
Thực tế, Pháp là thế lực hậu thuẫn mạnh cho tướng Haftar, các tập đoàn năng lượng của Pháp đang kiếm bộn tiền từ các mỏ dầu khổng lồ do tướng Haftar kiểm soát ở vùng lưỡi liềm Bắc Phi tại Libya.
Những tay súng LNA tại ngoại ô Tripoli |
Trong mớ bòng bong do phương Tây tự tạ ra này, Nga vẫn điềm tĩnh và xử lý mọi việc một cách khéo léo: không ai có bằng chứng có thể công khai chứng minh Nga có hậu thuẫn hay ảnh hưởng tới LNA. Còn Moscow tiếp tục xuất hiện với gương mặt của người yêu hòa bình, sứ giả của công lý: kêu gọi ngừng bắn, đàm phán, không ủng hộ bên nào.
Ngoài ra, đây còn là cách ửng xử hợp lý nhất vào thời điểm này của Moscow. Nga không có trách nhiệm cứu GNA, cũng không có nghĩa vụ giúp đỡ LNA (vì họ đang trên thế thắng). Nga cũng không phải người gây ra cuộc chiến Libya năm 2011 để phải có trách nhiệm trong đó.
Hãy nhớ câu nói của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 15/5 trong một chuyến công tác châu Âu: "Nga không phải lữ đoàn cứu hỏa toàn cầu. Chúng tôi không thể cứu vãn tất cả những gì không phụ thuộc hoàn toàn vào trách nhiệm của chúng tôi. Chúng tôi chỉ làm phần việc liên quan đến mình".
Trong đám cháy này, Nga không có trách nhiệm. Nhưng ngược lại, người "cảnh sát toàn cầu" Mỹ đang tự phủi tay và đứng ngoài đống hỗn độn do chính mình tạo ra cách đây vài năm.
Đỗ Tú
Mỹ luôn vô trách nhiệm trước các việc làm do Mỹ gây ra
Trả lờiXóaNga đã hứa là làm
Trả lờiXóa