Theo bloomberg dự đoán thì chỉ 10 năm nữa VN sẽ có thu nhập đầu người khoảng 10.4 ngàn, tính theo sức mua tương đương sẽ ngang châu Âu hiện nay, và vươn lên hàng đầu Asean.
Tăng trưởng kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Theo thống kê thì hiện có 17 quốc gia đang tăng trưởng kinh tế âm, 61 quốc gia tăng trưởng dưới 2%, 132 quốc gia tăng trưởng dưới 4%, 157% quốc gia tăng trưởng dưới 5% (chiếm 81.35%) và chỉ có 16 quốc gia tăng trưởng trên 6.5% (chiếm 2.9%).
Việt Nam chúng ta được các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào câu lạc bộ tăng trưởng kinh tế 7%, nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới. CLB 7% bao gồm 7 nước Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Philippine, Ethiopia và Côte d’Ivoire. Trước đây CLB này có 10 thành viên chia đều cho Châu Á và Châu Phi, nhưng hiện tại Trung Quốc, Indonesia và một loạt các nước châu Phi bị đưa ra ngoài danh sách.
Bloomberg vừa đăng bài đưa ra nhận định của ngân hàng Standard Chartered (ngân hàng Anh Quốc trụ sở tại London) rằng “kinh tế châu Á sẽ thống trị CLB tăng trưởng 7% trong thập niên 2020, trong đó Việt Nam là quốc gia tăng trưởng cao nhất, từ thu nhập bình quân đầu người 2.500$ năm 2018 lên 10.400$ năm 2030. Điều đó có nghĩa là năm 2030 thu nhập đầu người của Việt Nam sẽ cao gấp 1,5 lần Philippines, cao gấp 2 lần Ấn Độ và Bangladesh.
Cơ sở để Standard Chartered đưa ra nhận định trên là:
1) Xuất khẩu hoặc bùng nổ cung cấp hàng hóa
2) Thời kỳ phục hồi sau khi suy yếu mạnh về kinh tế hoặc chính trị
3) Mở rộng tiền tệ hoặc bùng nổ bất động sản
4) Công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu, đặc biệt là trong sản xuất
2) Thời kỳ phục hồi sau khi suy yếu mạnh về kinh tế hoặc chính trị
3) Mở rộng tiền tệ hoặc bùng nổ bất động sản
4) Công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu, đặc biệt là trong sản xuất
Lưu ý rằng Standard Chartered dự báo trên cơ sở dữ liệu của World Bank, quĩ tiền tệ quốc tế IMF và liên hiệp quốc United Nation.
“Tăng trưởng kinh tế cao không phải là thuốc chữa bách bệnh, nó thường gây gia tăng bất bình đẳng thu nhập, tội phạm và ô nhiễm môi trường, nhưng nó giúp nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói tuyệt đối, kèm theo sức khỏe và giáo dục tốt hơn. Thu nhập cao hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn cũng làm giảm sự bất ổn chính trị - xã hội và giúp đưa ra các cải cách thể chế dễ dàng hơn”, Standard Chartered bình luận.
Cuối năm 2017, PWC một trong 4 nhà tư vấn tài chính uy tín nhất thế giới cũng đưa ra dự báo đầy lạc quan: “Việt Nam vào Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050”, vượt qua cả Thailand, Malaysia, Italy, Canada, Poland, Australia...
Tất nhiên, dự báo bao giờ cũng chỉ là dự báo. Thế nhưng lạ một điều là các tổ chức tài chính quốc tế như PWC, Bloomberg, Standard Chartered thì lại hay đưa ra những dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, còn một số người Việt Nam thì lại không tin và nhiều người Việt Nam khác lại hoài nghi nhỉ?
Fb Cao Ba Do.
Trả lời câu hỏi cuối của bác rằng sao lại có những ng Việt lại hoài nghi hay phủ nhận sự phát triển này: bởi vì chúng muốn phủ nhận vai trò của Đảng, nhà nước. Chúng muốn gieo suy nghĩ rằng Việt Nam là nước bất hạnh, phải phá bỏ đi để tìm cái khác hạnh phúc hơn. Nhưng sự thật của các quốc gia khác đã cho thấy sự thay đổi dân chủ đó chỉ là dối trá, mà sự thật là bom đạn, bất ổn, nghèo đói.
Đây là tín hiệu rất mừng, những cũng không thể chủ quan
Trả lờiXóaChúng ta không thể chủ quan được
Trả lờiXóa