Thiện Trí
Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ra đi mãi mãi, để lại lòng kính trọng và tiếc
thương vô hạn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Trong những ngày này
trên các trang thông tin, mạng xã hội đã có rất nhiều câu chuyện, những chia sẻ
về cuộc đời hoạt động cách mạng và những công lao to lớn của Chủ tịch nước Lê Đức
Anh và cả tình cảm, sự kính trọng của người dân mọi miền đất nước, nhất là những
người được sống, công tác, chiến đấu cùng với Người. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn
còn những tiếng nói lạc lõng, ngược dòng từ những kẻ thua cuộc, những kẻ còn
chưa tỉnh ngộ vẫn cố tình tìm cách chống đối sự nghiệp cách mạng. Chúng lợi dụng
mệnh lệnh của Đại tướng Lê Đức Anh lúc này là ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ quốc
phòng chỉ đạo, Tư lệnh quân chủng Hải quân là đô đốc Giáp Văn Cương: “hết sức
kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết táo bạo, với
phương châm: có người, có đảo; còn người, còn đảo”, để cắt lấy một đoạn “không
nổ súng trước”, một số tài khoản còn xuyên tạc cho rằng Đại tướng Lê Đức
Anh đã
ra mệnh lệnh “không được nổ súng”, rồi từ đó chúng suy luận mệnh lệnh đó làm
cho 64 chiến sĩ của chúng ta ở Gạc Ma đứng yên chờ chết và rằng mệnh lệnh đó là
phục vụ tay sai cho Trung Quốc. Đó là sự xuyên tạc bỉ ổi, trắng trợn, chúng
tưởng rằng với lập luận đó có thể làm cho quân và dân ta tin được sao? Sự thật
đã lên tiếng, rất nhiều cựu chiến binh, các tướng lĩnh có mặt trực tiếp ở những
thời điểm đó đã phân tích rất cụ thể toàn cục.
Thiếu
tướng Hoàng Kiền – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã kể lại thời điểm đó:
Tháng 4/1986 tôi trong đoàn công tác do Phó đô đốc Giáp Văn Cương - Tư lệnh Hải
quân dẫn đầu đi kiểm tra toàn bộ quần đảo Trường Sa, đến đảo chìm Thuyền Chài
dừng lại cho một tổ vào kiểm tra, chúng tôi phát hiện có mưu đồ của nước ngoài
chiếm đóng các đảo chìm của ta. Tư lệnh Giáp Văn Cương chỉ đạo: sẽ có tranh
chấp đảo chìm xảy ra, các cơ quan đơn vị cần tìm biện pháp đối phó. Trước tình
hình đó Đại tướng Lê Đức Anh đã chỉ đạo Bộ tổng tham mưu, Bộ tư lệnh Hải quân
khẩn trương nghiên cứu phương án đóng giữ các đảo chìm. Nhà C3 bằng cột gỗ
thông lấy từ bán đảo Cam Ranh, làm cột, dầm, chống xiên, lát ghi nhôm, lợp vòm
tôn được lắp dựng trên đảo Thuyền Chài đầu tiên vào cuối năm 1986. Ngày
3/9/1987 Quốc hội Trung Quốc thông qua quy chế đưa đảo Hải Nam thành tỉnh và
sáp nhập quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào Hải Nam. Sau đó họ
liên tục cho tầu chiến giả dạng tầu dân sự để khảo sát, trinh sát thăm dò quần
đảo Trường Sa của ta nhằm âm mưu xâm chiếm các đảo chìm. Trên cơ sở kế hoạch
đóng giữ các bãi đá ngầm tại Trường Sa do Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị đã được
đồng chí Đỗ Mười, Thường trực Ban Bí thư, phê duyệt, ngày 6-11-1987, Đại tướng
Lê Đức Anh ký ban hành Mệnh lệnh số 1679/ML-QP giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Hải
quân: “Đưa lực lượng ra đóng giữ các bãi đá cạn chưa có người, không chờ xin
chỉ thị cấp trên; trước mắt đưa ngay lực lượng ra đóng giữ Đá Tây, Đá Chữ Thập,
Đá Lớn, Đá Tiên Nữ...”. Khi phát hiện Trung Quốc đưa tầu chiến xuống Trường Sa,
chúng ta đã đưa Công binh cùng các lực lượng ra với các phương tiện: pông tông,
tàu vận tải, tàu đổ bộ LCU và các nhà cao chân C3 để chốt giữ các đảo chìm. Trung
Quốc với lực lượng tàu chiến mạnh, số lượng nhiều, ngăn cản, đe doạ, đẩy các tàu
nhỏ của ta ra để chiếm đảo. Để đề phòng xung đột quân sự nhỏ trên khu vực
Trường Sa có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh lớn trên biển, Đại tướng Lê
Đức Anh chỉ đạo, Tư lệnh quân chủng Hải quân là đô đốc Giáp Văn Cương ra lệnh:
“hết sức kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết táo
bạo, với phương châm: có người, có đảo; còn người, còn đảo”.
Như
vậy, mệnh lệnh “không nổ súng trước” đã được ban hành để tránh khiêu khích đối
phương, làm bùng nổ các xung đột gây bất lợi lâu dài, chứ không phải là mệnh
lệnh bắt chiến sĩ của ta có súng mà phải đứng yên để cho địch bắn.
Thiếu
tướng Hoàng Kiền đã phân tích rõ hơn bối cảnh và lý do để Đại tướng Lê Đức Anh
chỉ đạo như vậy là: Việt Nam vẫn đang có xung đột ở biên giới phía Bắc và còn
lực lượng giúp bạn tại Campuchia. Về ngoại giao không thuận lợi khi ta đưa quân
vào giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng PolPot, các nước cho là
Việt Nam xâm lược Campuchia, có những hành động cô lập nước ta. Nền kinh tế đất
nước vô cùng khó khăn do đang bị bao vây cấm vận. Lực lương Hải quân tác chiến
trên biển xa và chi viện của không quân còn rất hạn chế. Có thể nói, đây là
giai đoạn mà Tổ quốc gặp khó khăn nhất. Nếu manh động “nổ súng trước” mà để xảy
ra một cuộc chiến lớn trên biển thì hậu quả sẽ khôn lường. Do đó, kiềm chế để
“không nổ súng trước”, không để cho đối phương tạo cớ gây xung đột lớn là một
chủ trương, quyết định đúng đắn. Ngày 14/3/1988 Trung Quốc đưa nhiều tàu
chiến xuống âm mưu chiếm các đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Lực lượng Hải
quân ta đã đấu tranh kiên quyết. Đối phương với số lượng tầu chiến lớn, số
lượng nhiều (9-12 chiếc) đã hung hãn đơn phương gây chiến. Tại Gạc Ma, Quân ta
đã cắm cờ, nắm tay nhau đứng vòng quanh quyết bảo vệ lá cờ thiêng liêng của Tổ
quốc. Không thể phá vỡ được “vòng tròn bất tử” của các chiến sỹ Hải Quân nhân
dân Việt Nam, chúng rút quân lên tàu xả súng, pháo bắn chìm tàu HQ 604, sát hại
64 chiến sĩ Hải quân rồi chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma. Tiếp theo họ bắn chìm
tàu HQ 605 ở Len Đao, bắn cháy tàu đổ bộ HQ 505 ở Cô Lin. Dưới sự chỉ đạo của
Đại tướng Lê Đức Anh, sự chỉ huy của Đô đốc Giáp Văn Cương, bằng các biện pháp
linh hoạt, khôn khéo và kiên quyết, ta vẫn đưa tàu kéo, tàu vận tải và lực lượng
ra chi viện để giữ Cô Lin và Len Đao.
Thiếu
tướng Hoàng Kiền khẳng định: “Không nổ súng trước” không có nghĩa là không được
nổ súng chống lại khi bị tấn công”. Không một người chỉ huy nào lại ra lệnh cho
bộ đội của mình như thế. Bởi nếu như thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.
Như
vậy, sự thật lịch sử cho thấy tất cả những người gán cho Đại tướng Lê Đức Anh
với cái lệnh “không được nổ súng” nên để 64 chiến sĩ hy sinh, để mất Gạc Ma là
một mưu đồ xấu xa nhằm hạ uy tín, danh dự của Đại tướng Lê Đức Anh, của Quân
đội, Nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam (Thiếu tướng Hoàng Kiền)./.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóaCần phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ xuyên tạc sự thật
Trả lờiXóa