Tác giả:
vĩnh Chân
Mục tiêu
cơ bản và lâu dài của các thế lực thù địch là xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, làm suy yếu và thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, xóa bỏ chế độ XHCN, đưa nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa. Các
thế lực thù địch đã và đang tấn công vào Việt Nam từ nhiều phía, trong đó chủ yếu
theo các hướng chính sau:
Một là, ra sức phủ nhận, xuyên tạc lý
luận CNXH khoa học, cho rằng, chủ nghĩa Mác – Lênin không còn phù hợp với con
đường phát triển của Việt Nam vì học thuyết này đã thất bại ở Đông Âu và Liên
Xô; giữ vai trò độc tôn chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ đưa tới sự trì trệ về trí tuệ;
họ cho rằng, Hồ Chí Minh là người dân tộc chủ nghĩa, việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng và việc truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam là một sự
sai lầm.
Hai là, tấn công trực diện, phê
phán, bác bỏ đường lối, chính sách của Đảng, tấn công vào vai trò lãnh đạo của
Đảng, hạ thấp uy tín của Đảng, chia rẽ Đảng với nhân dân. Họ phủ nhận những
thành tựu của cách mạng, thành tựu của công cuộc đổi mới, bôi đen hiện thực, rồi
quy kết đó là do đường lối sai lầm, do sự lãnh đạo và quản lý yếu kém của Đảng.
Họ cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng ta hiện nay là “Đảng trị”, sự lãnh đạo độc
quyền của Đảng là nguồn gốc của sự lạm quyền, tham nhũng. Họ bác bỏ nguyên tắc
tập trung dân chủ trong Đảng, cho rằng, nguyên tắc này chỉ có tác dụng trang
trí cho tập trung quyền lực. Họ bác bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh,
cho rằng, kinh tế quốc doanh là nguồn gốc của tham ô, lãng phí, làm triệt tiêu
hoặc làm suy yếu các thành phần kinh tế khác, nhất là kinh tế tư nhân. Hô hào
dân chủ tư sản, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi thực hiện đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập.
Ba là, phủ nhận con đường XHCN, cho
rằng đi lên CNXH là không tưởng; kinh tế thị trường không tương dung với CNXH;
muốn phát triển đất nước thì phải đi theo con đường tư bản chủ nghĩa,
Bốn là, vu cáo Việt Nam vi phạm dân
chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, kỳ thị, phân biệt, đối xử với các dân tộc thiểu
số, đưa vấn đề này ra diễn đàn quốc tế, trong các cuộc trao đổi đa phương, song
phương
Năm là, kích động, chia rẽ nội bộ, dựng
chuyện có phe này, phe kia trong các cơ quan đảng, nhà nước nhằm tạo ra nghi ngờ,
gây mất đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân. Bịa chuyện, xuyên tạc lịch sử, hạ
bệ thần tượng, vu cáo, bôi nhọ các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, v.v..
Để đạt
được mục tiêu và làm cho đại bộ phận nhân dân mất lòng tin vào con đường đi lên CNXH, bất bình với sự lãnh đạo của Đảng,
sự điều hành, quản lý của Nhà nước, các thế lực thù địch đã sử dụng các hình thức
chống phá rất đa dạng:
Một là, lợi dụng các phương tiện
thông tin đại chúng như: báo chí, phát thanh, truyền hình, đặc biệt là mạng mạng
internet để tuyên truyền những quan điểm sai trái, thù địch. Đây là những công
cụ đặc biệt lợi hại để làm cho tư tưởng dễ dàng thâm nhập, lan tỏa trong quần
chúng nhân dân.
Hai là,
lợi dụng xu thế hợp tác thông qua quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội… hoặc
lấy danh nghĩa vào Việt Nam dự hội thảo, du lịch… để truyền bá các quan điểm
sai trái, thù địch; reo rắc tư tưởng hoài nghi con đường CNXH vào một số cán bộ,
công nhân viên, trí thức, văn nghệ sĩ ra nước ngoài công tác, học tập, tham gia
hội thảo, tham quan, du lịch.
Ba là, sử dụng đội quân người bản
xứ làm công cụ thực hiện “diễn biến hòa bình”. Đội ngũ này gồm những người: những
phần tử cơ hội chính trị, chống đối ở Việt Nam; một số người trong hàng ngũ
lãnh đạo của Đảng, mặc dù đã thoái hóa, biến chất về chính trị nhưng vẫn giữ được
địa vị do che đậy được bản chất của mình; những “chiến sĩ dân chủ” đủ loại,
trong đó có một số người trước đây là những nhà hoạt động cách mạng có công
lao, nay “sám hối”, “trở cờ” (Mỹ và các nước phương Tây tìm cách “phong thánh”
cho các chiến sĩ dũng cảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền).
Bốn là, sử dụng các tổ chức phản động
người Việt lưu vong tại nước ngoài tiến hành các hoạt động bạo loạn hòng gây mất
ổn định tại Việt Nam.
Toàn bộ
những hoạt động nói trên của các thế lực thù địch đều hướng vào mục đích làm
cho đại đa số nhân dân Việt Nam nghi ngờ thành quả cách mạng trong quá khứ,
nhìn vào thực tại xã hội chỉ thấy tiêu cực, bất ổn, bế tắc, nhìn vào tương lai
thì thấy mù mịt; cho rằng mọi tồn tại, yếu kém, tiêu cực đều do Đảng và việc định
hướng XHCN là sai lầm; từ đó suy giảm, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước, reo rắc tâm lý hoài nghi, bất bình âm ỷ trong xã hội.
Mỗi người dân Việt Nam phải kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trả lờiXóaChúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa