Thiện Trí
Với bộ ba tác
phẩm: Làn sóng thứ ba (The third wave); Cú sốc
tương lai (Future shock); Thăng trầm quyền lực (Power shift), Alvin Toffler - nhà tương lai học người Mỹ đã được nhân
loại ca ngợi với những dự báo về tương lai của xã hội loài người với lập luận
sắc bén. Tuy nhiên, không bài báo, cái trang mạng xã hội tung hô quá đến mức
cho rằng tác phẩm “Làn sóng thứ ba” là tác phẩm lý luận có thể thay thế
chủ nghĩa Mác trong xem xét sự phát triển của xã hội. Những quan điểm đó vô tình và cả cố ý phủ
định học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội cho rằng cách tiếp cận hình
thái đã lạc hậu so với thời cuộc và họ muốn thay vào đó cách tiếp cận bằng các
nền văn minh. Họ cho rằng, dường như cách tiếp cận hình thái chỉ nhấn mạnh yếu
tố quan hệ sản xuất và vấn đề giai cấp, mà không thấy biểu hiện phổ biến hơn,
khái quát hơn, là nền văn minh.
Thực tế trong tác phẩm đó đã lý giải những biến đổi sâu rộng đang
diễn ra trên khắp thế giới, trong mọi lĩnh vực, từ đời sống kinh tế, xã hội đến
gia đình, tình yêu và hạnh phúc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, Alvin Toffler quy toàn bộ tính chỉnh thể xã hội với sự tác
động của tổng thể nhiều yếu tố vào một lĩnh vực, đó là lĩnh vực kinh tế. Có thể nói một cách khách quan rằng,
phương pháp tiếp cận bằng các nền văn minh (văn minh nông nghiệp, văn minh công
nghiệp và văn minh hậu công nghiệp) cũng có những giá trị nhất định, nhưng cách
tiếp cận này đã phạm sai lầm căn bản là
chỉ coi trình độ phát triển khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất là yếu tố
quyết định duy nhất, bỏ qua vai trò của quan hệ sản xuất, các mối quan hệ
giai cấp và đấu tranh giai cấp và do đó, không thấy được một cách đầy đủ, nhất
quán các mặt phức tạp của mỗi xã hội, từ các vấn đề của hạ tầng cơ sở đến
thượng tầng kiến trúc, từ vấn đề kinh tế đến vấn đề tinh thần, chính trị, tôn
giáo, v.v..
Vì vậy, xét theo góc độ khoa học, không thể đem phương pháp
tiếp cận theo các nền văn minh thay thế học thuyết Mác về hình thái kinh tế -
xã hội để phân tích lịch sử và nhận thức các vấn đề xã hội. Phương pháp tiếp cận nền văn minh không tránh khỏi sai lầm
về mặt khoa học và phản động về mặt chính trị. Bởi vì, bản chất của vấn đề
trong Làn sóng thứ ba là tác giả muốn đi đến thuyết hội tụ giữa chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa tư bản.
Vậy, C.Mác tiếp
cận xem xét xã hội bằng cách nào, bằng cách: với lập trường nhất nguyên duy
vật, C.Mác đi từ lĩnh vực kinh tế - vật
chất để giải thích các hiện tượng và quá trình của đời sống xã hội Điểm xuất
phát của C.Mác là con người hiện thực (bằng xương, bằng thịt,...). Theo C.Mác,
xã hội muốn tồn tại phải có con người đang sống, con người muốn sống phải có
ăn, mặc, ở, đi lại,…muốn có những thứ đó thì phải sản xuất. Do vậy, sản xuất là
hành vi lịch sử đầu tiên của con người. Thông qua quá trình sản xuất vật chất
mà nảy sinh các quan hệ giữa người với người, trong đó quan hệ sản xuất là quan
hệ khởi thuỷ quyết định các quan hệ về mặt tinh thần..
Với phương pháp tổng hợp,
xem xét toàn diện, C.Mác không tuyệt đối hoá một mặt, một yếu tố nào, mà khẳng
định các yếu tố của xã hội đều có vai trò đối với sự tồn tại, phát tiển xã hội.
Trong tất cả các lĩnh vực, các quan hệ, C.Mác đã làm nổi bật riêng lĩnh vực
kinh tế, quan hệ kinh tế (tức quan hệ sản xuất), coi đây là quan hệ cơ bản, ban đầu quyết định các quan hệ xã hội khác
của con người. Đồng thời, C.Mác đi sâu phân tích một xã hội cụ thể (xã
hội tư bản) và chỉ ra các yếu tố cơ bản của nó đó là: lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. C.Mác phân tích xã hội tư bản vì, theo
C.Mác, để tìm ra bản chất sự vật hiện tượng phải mổ sẻ sự vật hoàn chỉnh nhất. C.Mác: “Xã hội tư sản là một tổ chức sản xuất phát
triển nhất và đại diện nhất trong lịch sử. Vì vậy, các phạm trù biểu thị những
quan hệ của xã hội đó, kết cấu của xã hội đó, đồng thời cũng cho ta cái khả
năng hiểu thấu được kết cấu và các quan hệ sản xuất của tất cả các hình thái xã
hội đã diệt vong”[1].
Lần đầu tiên
trong lịch sử, C.Mác đã làm cho tất cả các yếu tố, các quan hệ của xã hội cùng
có vai trò trong hình thành nên xã hội. Tuy nhiên, vai trò không ngang bằng
nhau, C.Mác đã trừu tượng hoá ở trình độ cao để thấy rõ ba yếu tố cơ bản (lực
lượng sản xuất- quan hệ sản xuất -kiến trúc thượng tầng); hai lĩnh vực chủ yếu
là sản xuất (Kinh tế) và xã hội; tìm ra yếu tố xét đến cùng có vai trò quyết
định là lực lượng sản xuất và mặt quyết định là kinh tế, sản xuất. Hình thái
kinh tế - xã hội được C.Mác quan niệm như một cơ thể sống, một hệ thống, vận
động, phát triển theo quy luật vốn có của nó. V.I.Lênin viết: “C.Mác đã xây dựng tư tưởng cơ bản đó bằng
cách nào? Bằng cách là trong các lĩnh vực khác nhau cuả đời sống xã hội, ông đã
làm nổi bật riêng lĩnh vực kinh tế, bằng cách là trong tất cả mọi quan hệ xã
hội, ông đã làm nổi bật riêng những quan hệ sản xuất, coi đó là những quan hệ
cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ khác”[2].
Lần đầu tiên trong lịch sử, một quan niệm thật sự khoa học về xã hội ra đời,
thể hiện quan niệm duy vạt biện chứng trong lịch sử.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa