Kim Ngân
Ngày 29 - 5 - 2018, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố
Báo cáo tự do tôn giáo năm 2017. Mặc dù có một số tiến bộ trong đánh giá tình
hình tôn giáo ở Việt Nam, nhưng bản Báo cáo vẫn còn nhiều đánh giá sai lệch,
thiếu khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, khi cho rằng: Việt
Nam tiếp tục kiểm soát, thậm chí triệt hạ những tổ chức tôn giáo không được sự
chấp thuận của Nhà nước, với những điều luật mơ hồ cho Nhà nước rộng quyền hơn
trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc
gia, duy trì đoàn kết dân tộc. Nhiều tôn giáo lớn, như: Phật giáo, Thiên Chúa
giáo, Cao đài đến các nhóm Tin lành ở vùng sâu, vùng xa đang là đối tượng bị
nhà cầm quyền, sách nhiễu, cấm đoán. Những người truyền đạo là người dân tộc ở
Tây Bắc hoặc ở Tây Nguyên, miền Trung bị đe dọa buộc phải chối bỏ đức tin.
Ngay sau đó, trong trả lời câu hỏi của phóng viên, ngày 8 - 6 - 2018, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt
Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam
ghi nhận Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu một số tiến triển trong công tác bảo đảm
và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam trong Báo cáo tình hình
tự do tôn giáo quốc tế năm 2017, tuy nhiên đáng tiếc báo cáo vẫn tiếp tục đưa
ra một số đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt
Nam”.
Quan điểm về tôn giáo và công tác tôn
giáo được Đảng và Nhà nước đề cập đến trong Văn kiện Đảng các kỳ đại hội trước
đây, cụ thể là Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16 - 10 - 1990 của Bộ Chính trị khóa
VI, khẳng định: tôn giáo, tín ngưỡng là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Tinh thần trên vẫn
tiếp tục được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội X, XI, XII, Đảng và Nhà nước
Việt Nam khẳng định: phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền
lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo, các tôn
giáo và hoạt động của các tôn giáo, tổ chức tôn giáo đều phải tuân theo Hiến
pháp và pháp luật của Nhà nước, phải có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những chủ trương trên của Đảng đã được thể chế hóa thành các
quy định của Pháp luật. Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIV thông qua ngày
18 - 11 - 2016 đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và có hiệu lực từ ngày 01 -
01 - 2018. Trong đó, cụ thể tại Khoản 5, Điều 6 của Luật, lần đầu tiên trong lịch
sử pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam quy định: “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định
của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình
phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng
kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”. Như vậy, quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo được Đảng và Nhà nước bảo đảm thực hiện và bảo vệ ngay cả đối
với người phạm tội đang phải chấp hành hình phạt theo bản án có hiệu lực pháp
luật của tòa án, ngay cả khi con người bị tước quyền công. Những quy định này
cũng phù hợp với quy định, mục tiêu của các công ước nhân quyền mà Việt Nam đã
ký kết và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo số liệu thống kê tính đến năm 2017, ở Việt Nam có 14
tôn giáo khác nhau, với 40 tổ chức tôn giáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công nhận và cấp đăng ký hoạt động (trong đó có 39 tổ chức tôn giáo và 1 pháp
môn tu hành) với hơn 25 triệu tín đồ, 53 nghìn chức sắc, 133 nghìn chức việc, 27.749
cơ sở thờ tự, với 53 Trường đào tạo chức sắc các tôn giáo… Những con số biết
nói đó là minh chứng thuyết phục nhất về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo.
Như vậy, tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
người dân thực sự được tôn trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn. Đó là một
thực tế rõ như ban ngày, không ai có thể phủ nhận được. Điều này được cộng đồng
quốc tế chứng kiến và ghi nhân. Thế mà không hiểu lý do vì sao mà trong bản Báo
cáo tự do tôn giáo năm 2017 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại đánh giá một cách sai
lệch, thiếu khách quan về tự do, tín ngưỡng ở Việt Nam.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa