Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

BẢO ĐẢM AN NINH MẠNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ



Tiên Phong
          Facebook chỉ là một thống kê điển hình về sự bùng nổ của mạng Internet ở Việt Nam hiện nay. Trong một không gian rộng lớn, phát triển cực mạnh và độ tương tác, lan truyền như vũ bão, vấn đề an ninh mạng đang là thách thức với mọi quốc gia. Việt Nam hiện xếp ở vị trí thứ 7 thế giới với khoảng 58 triệu người dùng Facebook, tăng 5% trong quý 1 năm 2018. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong top 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất, với 14 triệu người dùng.
          Ngay từ khi dự thảo Luật An ninh mạng được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 (2017), nhiều diễn đàn báo chí, mạng xã hội đã “nổi sóng” với những luận điệu chỉ trích. Làn sóng này kéo dài và cao điểm tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua, khi Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua dự luật. Thậm chí, ngày 12-6-2018, khi Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua, trên nhiều diễn đàn báo chí, mạng xã hội còn vẽ trò “tường thuật trực tiếp”, đưa ra những tít gây hoang mang, phỏng vấn ông này, bà nọ dưới cái mác luật sư, nhà nghiên cứu, nhà “yêu nước”... Hiện nay, công tác bảo đảm an ninh mạng trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm. Với việc thừa nhận rộng rãi mức độ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới đời sống xã hội, quốc phòng, an ninh, xu hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng đã lan tỏa trên phạm vi toàn cầu, điển hình là Mỹ, Nga, Trung Quốc.
          Trong xu thế đó, chỉ trong vòng 6 năm trở lại đây, đã có 23 quốc gia trên thế giới ban hành trên 40 văn bản luật, dưới luật về an ninh mạng. Nhận thức về vấn đề này đã được cụ thể hóa thành các chiến lược an ninh mạng, các đạo luật hoặc tương tự trên 80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canađa, Hàn Quốc, NATO... nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng; thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng.
          Hiện nay, tình hình an ninh mạng nước ta ngày càng diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều nguy cơ thách thức không chỉ đối với nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh đối với các hoạt động sử dụng không gian mạng để kích động biểu tình, phát tán thông tin xấu độc, vu khống, sai sự thật; bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng; phòng chống lợi dụng mạng để tiến hành các hoạt động khủng bố, tuyên truyền chống phá chế độ. Việc bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và an toàn xã hội theo cấp độ và áp dụng các biện pháp bảo đảm là cấp bách.
Không gian mạng trở thành môi trường lý tưởng cho âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại tư tưởng, chuyển hóa chế độ chính trị nước ta, thông qua các hoạt động thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa; liên lạc, móc nối, chỉ đạo và thành lập tổ chức hoạt động chống phá; sử dụng không gian mạng để kích động biểu tình, gây rối an ninh, chuyển hóa chính trị ở nước ta. Việc xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo an ninh trên mạng Internet rõ ràng là yêu cầu khách quan, cần thiết.



1 nhận xét:

  1. Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa