Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Luật pháp nghiêm khắc nhưng rộng lượng

TƯ NGUYÊN
Ngày 15-8-2018 tại Nghệ An, Tòa án nhân dân Cấp cao đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Viết Dũng, vì có hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, và Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Viết Dũng sáu năm tù, 5 năm quản chế. Trước đó, tại phiên sơ thẩm tổ chức ngày 12-4-2018, Nguyễn Viết Dũng đã bị tuyên phạt bảy năm tù và 5 năm quản chế về tội danh trên. Như vậy so phiên sơ thẩm, tại phiên phúc thẩm, Nguyễn Viết Dũng đã được giảm một năm tù.
Có được sự khoan hồng này vì xét từ khi bị bắt, Nguyễn Viết Dũng đã thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối lỗi nên Hội đồng xét xử áp dụng hình thức giảm nhẹ. Về lịch sử chống phá, Nguyễn Viết Dũng là người khá ngông cuồng, từng lập cái gọi là “đảng cộng hòa”, “hội những người yêu quân lực Việt Nam cộng hòa”, tổ chức treo “cờ vàng” ở một số nơi rồi đưa trên internet, tham gia gây rối trật tự công cộng tại Hà Nội, đưa lên internet một số bài có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ… Vì thế anh ta từng bị Tòa án Nhân dân TP Hà Nội xử phạt 12 tháng tù về tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Và đó là lý do để mấy kẻ vẫn nhân danh “dân chủ, yêu nước” để chống phá chế độ đã tán dương Nguyễn Viết Dũng lên tận mây xanh, coi như “người hùng”. Có lẽ vì vậy mà sau khi ra tù Nguyễn Viết Dũng lại hung hăng hơn, ngông cuồng hơn, và rốt cuộc lần thứ hai anh ta bị đưa ra xét xử. Đến phiên phúc thẩm tổ chức ngày 15-8-2018, hẳn vì biết anh ta thành khẩn khai báo và nhận tội, nên tuyệt nhiên không thấy mấy “nhà dân chủ, người yêu nước” hò hét ủng hộ, cũng chẳng thấy họ kéo đến phản đối!
Cũng tại Nghệ An, ngày 16-8-2018 Tòa án Nhân dân đã tổ chức phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với Lê Đình Lượng vì đã có hành vi “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, và Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Lê Đình Lượng 20 năm tù và 5 năm quản chế. Như vậy, dù Viện kiểm sát Nhân dân đề nghị mức án 17 năm, nhưng Tòa đã nâng mức án thêm ba năm tù. Lê Đình Lượng phải nhận mức án này vì trong thời gian dài, hành vi chống Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia của anh ta đã được tiến hành có hệ thống, đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm, như: tích cực tham gia và lôi kéo một số người vào tổ chức khủng bố “Việt tân”; chia sẻ, viết bài đưa lên internet nhằm cổ súy, ca ngợi tổ chức khủng bố “Việt tân”; xuyên tạc tình hình Việt Nam; vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam; lợi dụng cái gọi “bảo vệ môi trường” nhằm kích động tuần hành, biểu tình làm mất an ninh, trật tự, gây ách tắc giao thông… Trước các hoạt động như vậy, Lê Đình Lượng không những đã không nhận lỗi mà còn rất ngoan cố, tỏ thái độ chống đối, nên Hội đồng xét xử đã phải nâng mức án.
Qua hai phiên tòa trên có thể khẳng định, luật pháp luôn khoan hồng với những người biết nhận lỗi và ăn năn, hối cải, nhưng luật pháp cũng rất nghiêm khắc với những người vi phạm luật pháp nghiêm trọng mà vẫn ngoan cố, không nhận lỗi. Và bản án đối với Lê Đình Lượng là sự nghiêm khắc không chỉ với các hành vi của người này, mà còn là cảnh cáo nghiêm khắc đối với mấy kẻ đã và đang tổ chức các hoạt động chống phá chế độ như Lê Đình Lượng.

1 nhận xét:

  1. Cần phải xử lý thật nghiêm bọn phản động chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước

    Trả lờiXóa